Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 2, 2020

Xuân về trên bến Bình Đông

Chợ hoa trên bến Bình Đông (Tp.Hồ Chí Minh) cứ mỗi dịp xuân về lại nhộn nhịp hẳn lên, khung cảnh “trên bến dưới thuyền” cùng không khí người mua kẻ bán tấp nập như mang lại một bức tranh sinh hoạt sống động cũng như nét văn hóa đặc thù của một vùng đất xưa. 

Khu vực bến Bình Đông thuộc quận 8 có vị trí thuận lợi giao thương bằng đường sông với các tỉnh miền Tây. Thế nên hoạt động buôn bán tại khu vực bến Bình Đông đã có từ rất lâu, đặc biệt là vào dịp Tết, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của nơi đây. Theo nhà văn Sơn Nam, bến Bình Đông xưa chạy dài từ cầu Chà Và tới gần đình Bình An. Ngày nay, bến Bình Đông kéo dài từ cầu Nguyễn Tri Phương tới nơi giao nhau giữa rạch Lò Gốm và kênh Tàu Hũ.

Theo quan sát, năm nay có hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau cập bến Bình Đông, kéo dài khoảng 1km từ cầu Chà Và đến cầu Kênh Ngang số 1. Các ghe thuyền chủ yếu của thương lái hoặc các nông dân trồng hoa từ các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre… mang về đây hàng chục các loại hoa, chủ yếu nhất là hoa cúc, vạn thọ, mồng gà, hoa mai, hoa giấy, tắc kiểng, dừa kiểng… Đặc biệt, chợ hoa bến Bình Đông năm nay có trưng bày thêm nhiều giống hoa lan, các loại tiểu cảnh được trang trí đẹp mắt. Nhiều loại mai quý có giá trị cao được tiểu thương bán hoặc cho thuê để người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn cho trang trí hoa cảnh trong ngày Tết phù hợp với túi tiền của mình.

Khung cảnh nhộn nhịp chợ hoa trên bến Bình Đông. Ảnh: Mạnh Linh

5 thg 2, 2020

Dinh thự cổ đặc biệt mới mở cửa ở Dinh Độc Lập

Tại tòa dinh thự trăm tuổi nằm trong khuôn viên Dinh Độc Lập, du khách sẽ được giới thiệu về Sài Gòn thời thuộc địa với những thay đổi quan trọng trong giao thông, kiến trúc, thương mại và đời sống xã hội..

Trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập ở TP HCM ngày nay có một ngôi biệt thự mang kiến trúc kiểu Pháp. Đây là dấu tích còn lại từ thời Dinh Norodom - biểu tượng sức mạnh, sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ.

3 thg 2, 2020

Căn cứ mật của biệt động giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Nằm dưới những tán cây um tùm của Thảo Cầm Viên, quán Hương Nhan mang một vỏ bọc “bình dân” hoàn hảo, như vô số quán ăn khác ở Sài Gòn bấy giờ...

Trong các di tích lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Sài Gòn, có một di tích nằm ở địa điểm khiến nhiều người bất ngờ. Đó là quán Nhan Hương trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Sở mật thám Nam Kỳ thời thuộc địa

Tại Sở Mật thám Nam Kỳ, nhiều người con ưu tú của đất nước Việt Nam, là các chiến sĩ cách mạng, những nhà hoạt động yêu nước... đã chịu tra tấn, nhục hình, đọa đày tù ngục.

Tọa lạc tại số 164 Đồng Khởi, trụ sở của Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh là một tòa nhà có lịch sử rất đặc biệt

2 thg 2, 2020

Bí mật chưa tiết lộ nơi xảy ra vụ phóng rocket chấn động SG 1968

Vào ngày 2/6/1968, tại Trường THCS Trần Bội Cơ hiện nay đã từng xảy ra sự cố Mỹ bắn nhầm đồng minh nghiêm trọng nhất thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Tọa lạc tại số 266 đường Hải Thượng Lãn Ông, Trường THCS Trần Bội Cơ là một ngôi trường có lịch sử đặc biệt của Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tả quân chi ấn của Lê văn Duyệt

Tả Quân Chi Ấn là 1 trong 5 ấn vua Gia Long cho đúc để ban tặng 5 vị chưởng quân đứng đầu ngũ quân thời bấy giờ là Tiền quân - Tả quân - Hữu quân - Trung quân - Hậu quân. Đây là chiếc duy nhất trong số này còn được lưu giữ.

Được lưu giữ tại Bảo tàng TP HCM, ấn đồng “ Tả Quân Chi Ấn” là một hiện vật gắn với Tả quân Lê Văn Duyệt, một nhân vật có vai trò quan trọng trong lịch sử của Sài Gòn và Nam Bộ. 

29 thg 1, 2020

Choáng ngợp kho báu khổng lồ vô giá dưới lòng đất Sài Gòn

Chuỗi hạt bằng mã não, nhẫn thủy tinh bọc vàng, vòng đeo tay bằng đá ngọc... là những "báu vật" tuổi đời hơn 2.000 năm trong kho báu khổng lồ được tìm thấy dưới lòng đất Cần Giờ, TP HCM...

Các loại chuỗi hạt làm bằng mã não và thủy tinh được khai quật tại di chỉ khảo cổ học Giồng Phật, huyện Cần Giờ, niên đại khoảng 2.100 năm trước. Hình ảnh " kho báu khổng lồ 2.000 năm tuổi" này được chụp tại Bảo tàng TP HCM

5 thg 12, 2019

Bảo tàng sâm Ngọc Linh ở Sài Gòn

Bảo tàng trưng bày hơn 400 mẫu sâm Ngọc Linh của Việt Nam, nhiều củ có giá trị hàng tỷ đồng. 

Ngày 1/12, Bảo tàng sâm Ngọc Linh (quận Tân Phú, TP HCM) hoạt động sau hai tháng xây dựng. Tại đây trưng bày hơn 400 hiện vật về giống sâm quý của Việt Nam. 

26 thg 11, 2019

Bảo tàng áo dài ở Sài Gòn

Không gian bảo tàng trưng bày những chiếc áo dài qua các thời kỳ, từng được các nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam mặc. 

Bảo tàng Áo dài (đường Long Thuận, quận 9) do nhà thiết kế thời trang Sỹ Hoàng xây dựng và khánh thành năm 2014. Công trình là một trong hai bảo tàng tư nhân của TP HCM. 
Nhà trưng bày các mẫu áo dài rộng khoảng 200 m2, được thiết kế theo kiểu nhà dài với hệ khung gỗ và mái ngói âm dương. Nơi đây trưng bày khoảng 150 mẫu áo dài. 
Bên phải (theo lối vào) giới thiệu lịch sử áo dài qua từng thời kỳ. Bên trái là các bộ áo dài gắn với những người phụ nữ Việt Nam có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực chính trị - xã hội ở thế kỷ 20. 

13 thg 11, 2019

Cháo sá sùng - đặc sản lạ miệng ở Sài Gòn

Cháo sá sùng được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa, khách ăn đến đâu thì người bán nấu riêng đến đó. 

Sá sùng là hải sản quý, có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ bắc vào nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu... Cháo sá sùng được xem là đặc sản ở các vùng biển nước ta.

Sá sùng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thường được chế biến món ăn để bồi bổ sức khỏe. Đây từng là nguyên liệu để tạo nên vị ngọt của phở. Một kilogram sá sùng tươi tại bãi có giá khoảng 500.000 đồng, nhưng sá sùng sấy khô lên tới 1,8 - 2,5 triệu đồng mỗi kilogram. 

5 món ăn vặt gốc Hoa được ưa chuộng

Phá lấu, bò bía là thức quà vặt quen thuộc đối với du khách và người địa phương, đều có nguồn gốc từ khu Hoa kiều. 


Phá lấu

Món ăn được người Hoa du nhập vào thành phố từ trăm năm nay, mang đặc trưng bởi nước dùng màu nâu sóng sánh cùng vị ngọt của thịt, vị béo ngậy của nước cốt dừa, cay nồng của quế và ngũ vị hương. Ở Sài Gòn, có nhiều phiên bản phá lấu như nội tạng bò, heo, dê; ăn cùng bánh mì, mì gói, phá lấu xiên, phá lấu nướng. Gia vị ăn kèm thông thường là mắm me pha ớt tạo vị chua cay. Từ 15.000 đồng, thực khách có thể dùng một phần phá lấu nóng cho bữa ăn nhẹ.

Địa chỉ gợi ý: Các quán phá lấu trong chợ 200 (quận 4), hẻm ăn vặt 76 Hai Bà Trưng (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3), hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1). Ảnh: Tâm Linh. 

10 thg 11, 2019

Đi chợ “lạ mà quen”

Tình cờ, tôi được một người bạn đưa đi “Chợ Campuchia” trong dịp ghé TP. Hồ Chí Minh. Thật ra, người quê An Giang như tôi đã quá quen thuộc với các món ẩm thực theo phong cách đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, vì cùng sinh sống với họ và An Giang có đường biên giới dài gần 100km giáp Campuchia. Nhưng ngôi chợ hôm ấy vẫn níu chân tôi tham quan cho bằng được. Chợ nằm gọn trong hẻm 374, 382 Lê Hồng Phong - Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10, TP. Hồ Chí Minh), vừa quen vừa lạ, trộn lẫn đủ phong vị cuộc sống.

Chè Campuchia béo ngậy 

1 thg 11, 2019

Bữa sáng trong hẻm ở trung tâm Sài Gòn

Buổi sớm trong những con hẻm nhỏ, nắng vàng như rót mật lên bức tường cũ, khách ngồi thưởng thức phở, cơm tấm hoặc bánh mì. 

Quán phục vụ bữa ăn tại các con hẻm thường có bếp nằm xa, nhân viên luân phiên bưng đồ ra cho khách. Bữa sáng trong hẻm mang phong cách bình dân nên được nhiều người Sài Gòn lựa chọn. 
Bánh mì là một trong những món ăn sáng phố biến nhất. Toạ lạc trên đường Cao Thắng là tiệm bánh mì bán từ năm 1960. Bên cạnh những ổ bánh mì giòn rụm có nhân đầy đặn với ưu điểm nhanh và gọn, thì bánh mì phục vụ trong chảo là "đặc sản" của địa chỉ này. 

21 thg 10, 2019

Sài Gòn có phở Tàu Bay, ăn tô xe lửa cả ngày... chán cơm

Chào ông chủ phở Tàu Bay, cho một tô xe lửa như cũ nhé. Như cũ của vị khách là tái vè. Ông chủ tên Khang nở nụ cười, chẳng cần nói vì đã quá quen mặt và cả gu của khách.

Tô tàu thủy của phở Tàu Bay đầy bánh và thịt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một tô tái vè được bưng ra. Trên bàn đã có sẵn chanh, ớt, tiêu, nước mắm cùng một dĩa rau thơm to đùng, hai chai tương, một đỏ, một đen. Không thấy bóng dáng của giá sống.

Từ bàn bên, tôi nhìn sang: Ông Khang đấy à! Một nụ cười nhoẻn lên trên khuôn mặt nhuốm màu thời gian, mái tóc bạc trắng, vui vẻ đáp lại bằng câu nửa tây nửa ta: Khang là me! Me tiếng Anh nghĩa là tôi!

10 thg 10, 2019

Quán cà phê trong căn nhà cổ

Nằm ở quận Bình Thạnh, The Home là một trong những quán cà phê có phong cách mộc mạc, mang lại cảm giác bình yên cho khách. 

Quán cà phê nằm trên đường Nguyễn An Ninh, quận Bình Thạnh, không ấn tượng bởi mặt tiền hay biển hiệu như thường thấy, nhưng dễ nhận ra bởi một cây hoa giấy và bụi tre tươi tốt phủ bên trên. Cổng vào quán có kích thước khiêm tốn với mái lá và gạch mộc. Lối vào là những viên đá xếp ngẫu hứng với hai hàng cây xanh. Khoảng sân nhỏ luôn mát nhờ cây hoa giấy và bụi tre che phía trên. 

3 thg 9, 2019

Bưu điện thành phố - điểm đến không thể bỏ qua khi tới TPHCM

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh là một công trình có kiến trúc đặc sắc nằm trong một không gian đô thị đẹp, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách 

Nhà Bưu điện TP Hồ Chí Minh hay còn gọi là Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một công trình kiến trúc cổ do người Pháp xây dựng từ năm 1886-1891, nằm ở Công trường Công xã Paris, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Suốt hơn một thế kỷ tồn tại và qua nhiều chế độ, công trình vẫn giữ nguyên công năng là nhà bưu điện. Nằm kế bên Nhà thờ Đức Bà, nhà Bưu điện là một kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan đô thị và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi tới TP Hồ Chí Minh. 

28 thg 8, 2019

Tổ đình Giác Lâm ở TPHCM

Tổ đình Giác Lâm có lịch sử hình thành vào năm 1744, là một trong những ngôi chùa hiện diện đầu tiên ở mảnh đất Sài Gòn.

Tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM, Tổ đình Giác Lâm là một trong những ngôi chùa hiện diện đầu tiên ở mảnh đất Sài Gòn. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.

22 thg 8, 2019

Ve ve - món ăn ngon... ve kêu

Ve xào cuốn bánh tráng chẳng thứ gì bằng. Chảo mỡ phi hành tỏi thơm phưng phức rồi đổ ve ve vô chao qua chao lại, dậm tí tiêu tí nước mắm. Ve ve chín săn mình xúc ra đĩa vàng ươm, cuốn bánh tráng, dưa chuột, rau sống rồi chấm nước mắm chanh ớt.

Ve ve cuốn bánh tráng

"Ve sầu khóc suốt mùa đông", con ve tỉ tê mùa đông thế nào chẳng biết chứ con nít làng Giồng Ông Tố (quận 2) xưa kia hễ thấy hoa phượng đỏ rực đầy cành, mưa lai rai ướt đất lập tức mừng quắn đít.

18 thg 8, 2019

Địa đạo thiết kế kiểu toa xe lửa giữa Sài Gòn

Dài 10 km, ở độ sâu 3-4 m, địa đạo Phú Thọ Hòa là một trong những căn cứ địa quan trọng trong kháng chiến chống Pháp. 

Địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP HCM) tiền thân là những căn hầm bí mật dùng để bảo vệ và che giấu cán bộ cách mạng. Đến năm 1947, địa đạo được nới rộng và phát triển sang các vùng phụ cận, bởi nơi đây có nhiều thuận lợi như vùng đất cao, cây cối rậm rạp, địa hình phức tạp và nhân dân có truyền thống yêu nước. 
"So với địa đạo Củ Chi, địa đạo Phú Thọ Hòa có quy mô nhỏ hơn,nhưng lại ra đời sớm hơn và là nơi ém quân, tổ chức các trận đánh ngay giữa nội thành Sài Gòn", anh Lương Hoài Nhơn, hướng dẫn viên khu di tích đứng bên nóc địa đạo, chia sẻ. 

Đạo quán lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Khánh Vân Nam Viện có diện tích hơn 2.000 m2 với kiến trúc mang đậm màu sắc của Đạo giáo. 

Tọa lạc trong con hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11), Khánh Vân Nam Viện là có nguồn gốc từ huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1936 và đến nay đã phát triển tới hơn 2.000 tín đồ. 
Đây là ngôi đạo quán hiếm hoi và lớn nhất miền Nam, mang yếu tố tổng hợp của "tam giáo đồng nguyên": Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo.