Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 8, 2019

Lăng Ông, kiến trúc Huế ở Sài Gòn

Trải qua gần 200 năm, Lăng Ông Bà Chiểu còn mang đậm kiến trúc cung đình Huế trên những bức phù điêu tinh xảo bằng sành sứ. 


Nằm trong khuôn viên rộng 18.500 m2, kế bên hông chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM), Lăng Ông còn có tên gọi dân gian là Lăng Ông Bà Chiểu, là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định xưa. Đây đồng thời là công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Nam Bộ.

Khu di tích được bao quanh bởi cây xanh, trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”.

6 thg 8, 2019

Nhà thờ hơn 100 tuổi phong cách 'lai' Á - Âu ở Sài Gòn

Nhà thờ Cha Tam độc đáo bởi sự kết hợp kiến trúc Gothic Châu Âu với yếu tố văn hóa của người Hoa. 

Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc, quận 5) có tên chính thức Saint Francisco Xavier, xây dựng năm 1900 và hoàn thành sau hai năm. Nhà thờ được xây dựng cho người Hoa theo Công giáo ở Chợ Lớn có nơi hành lễ. 
Người đứng ra xây dựng là linh mục Pierre d’ Assou, cũng là vị chau đầu tiên của nhà thờ. Ông có tên Hoa là Đàm Á Tố - phiên âm là Tam An Su. Vì vậy mọi người quen gọi là nhà thờ Cha Tam. 

26 thg 7, 2019

Ngôi đình cổ từng là nơi dạy học ở Sài Gòn

Đình Chí Hoà (quận 10) từng là nơi nhà giáo Võ Trường Toản mở lớp đào tạo những danh nhân văn hoá, trí sĩ yêu nước một thời. 

Tọa lạc trong con hẻm 475 đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), cổng đình Chí Hoà nổi bật những họa tiết rồng bay, phượng múa, câu đối sơn son thếp vàng.
Đây là ngôi đình thuộc hàng cổ nhất tại TP HCM, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1996. 

23 thg 7, 2019

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Nhiều hạng mục tại chùa Huê Nghiêm đã thay đổi diện mạo sau gần 300 năm xây dựng. 

Toạ lạc trên đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, TP HCM), chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) được xây dựng năm 1721. 

Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ xây cất trên vùng đất thấp, cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100 m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên (pháp danh Liễu Đạo) đã hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như vị trí hiện nay.

"Diện mạo ngày nay của chùa đã đổi thay nhưng dấu ấn lịch sử trên vùng đất xưa vẫn đậm nét", sư thầy Thích Lệ Phú, Trụ trì chùa, cho biết. 

18 thg 7, 2019

Hình ảnh chùa Bà Thiên Hậu hàng trăm năm trước

Cầu Ông Lãnh là địa danh rất nổi tiếng của Sài Gòn, nhưng chùa Bà Cầu Ông Lãnh thì không phải ai cũng biết. Phải chăng đây chính là chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng Sài Gòn? 

Hội quán Quảng Triệu (bên trái) trên đường Bến Chương Dương (nay là đường Võ văn Kiệt), Sài Gòn năm 1928. Hội quán này còn được gọi là chùa Bà Thiên Hậu.

10 thg 7, 2019

Ngôi chùa đá 'năm không' ở Sài Gòn

Chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp) nổi tiếng bởi lối kiến trúc độc đáo: không mái, không trần, không cửa, không tường và cột. 

Chùa Kỳ Quang 2 được xây dựng từ năm 1926, có tên gọi ban đầu Thanh Châu Tự, vốn là một ngôi chùa làng ở quận Gò Vấp, TP HCM. Đến năm 2000, chùa được xây mới hoàn toàn trên diện tích rộng gần 7.500 . Toàn bộ kiến trúc do Thượng toạ Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa thiết kế. 

24 thg 6, 2019

Chợ Lớn - Điểm đến lưu giữ ký ức người Sài Gòn


Với những du khách mới đến Sài Gòn, trung tâm thành phố thường là quận 1 với những cái tên quen thuộc như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ Nguyễn Huệ, dinh Độc Lập, tòa tháp Bitexco 68 tầng hay những con đường lấp lánh ánh đèn khi đêm về.

Trong ký ức của Lý Tường Nghị (quận 6, TP HCM) thì hình ảnh "trung tâm thành phố" trong tâm trí của anh, cũng như những thành viên trong gia đình gắn liền với Chợ Lớn. Ba thế hệ gia đình của anh đều sinh sống tại quận 6, TP HCM.

23 thg 6, 2019

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Những ống cống cỡ lớn được đặt trong không gian sân vườn, bên trong lắp đèn, quạt, sơn màu rực rỡ cho khách ngồi uống nước. 

Một quán cà phê trên đường số 6 (phường Tam Phú, quận Thủ Đức) thiết kế không gian với những ống cống làm chỗ ngồi cho du khách. 
"Khi công ty thiết kế đưa ý tưởng ống cống mình rất ưng ý vì thấy lạ mắt. Sau đó mình thuê thợ đúc ống loại kích thước lớn vì ngoài thị trường không bán sẵn", Phạm Minh Hoàng (31 tuổi, chủ quán) cho biết. 

6 thg 6, 2019

Lễ Cầu an tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn

Vào ngày 20/3 âm lịch hàng năm, Lễ Cầu an diễn ra linh đình tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn khu vực quận 9, TP.HCM. Đây không những là dịp để người dân trong địa phương gửi gắm khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt… mà còn bày tỏ sự biết ơn của nhân dân đối với các vị phúc thần đã luôn chở che cho con người. 

Tương truyền, các ngôi miếu Bà là những ngôi thờ tự đầu tiên ở thôn, làng từ lúc khai thiên lập địa, cho nên lịch sử hình thành của miếu cũng từ rất lâu đời. 5 vị phúc thần Ngũ Hành tại đây được tôn thờ trong dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng phù hộ độ trì cho chúng sinh đối với nhiều nghành nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây,gỗ…

Tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn, bài vị thờ cúng được người dân đúc bằng xi măng, mỗi vị phúc thần đều có màu sơn riêng biệt từ thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài…

21 thg 5, 2019

Khỉ làm rối du lịch sinh thái Cần Giờ

Lâu lắm chúng tôi mới trở lại Cần Giờ. Đường đi rộng hơn, thênh thang hơn, đẹp hơn. Hút hồn nhất là dòng sông nước mặn trải dài mênh mang nắng giữa hai bờ đước chắc khoẻ xanh rì. Hành trình trước tiên của chuyến đi thực tế, tất nhiên là ghé thăm bọn khỉ. 

Khỉ thân thiện với người 

Bao nhiêu năm rồi, bọn khỉ vẫn vậy. Vẫn an yên sống giữa ngàn đước êm đềm mênh mang nước mặn. Con cháu chúng bạt ngàn trên những ngàn cây nội cỏ. Chúng đu lúc lỉu trên ngọn cây cao vời vợi, mắt trong veo xanh lè. Hỏi bầy đàn trên đảo bao nhiêu con. Anh Hùng, nhân viên của đảo bảo, ước hơn ngàn con. Ừ, ngàn con.

20 thg 5, 2019

Độc đáo bánh cay Sài Gòn

Quà vặt ở Sài Gòn không thiếu nhưng bánh cay vẫn luôn là món ăn đậm đà được lòng thực khách. Không chỉ bởi vị cay và sự giòn tan, vàng rộm trong miệng khi thưởng thức, bánh cay còn được chọn làm món phụ khi gia đình mở tiệc chiêu đãi bạn bè vì cách chế biến dễ dàng và thành phẩm cực kỳ bắt mắt người nhìn.

Ở nhiều góc đường tại Sài Gòn như Trần Quốc Thảo, chợ Bà Chiểu… không khó để bắt gặp hình ảnh của các cô chú bán hàng một tay vừa nặn bánh, tay kia rảnh một chút là thoăn thoắt đảo bánh cay thơm lừng trong chảo dầu nóng bỏng.

Ăn bánh cay đến hai đĩa một cách ngon lành trong một lúc là chuyện rất bình thường của bất cứ cô cậu học trò nào sau mỗi buổi tan trường. Các bạn vừa ăn bánh, vừa rôm rả cười nói không ngớt bên cạnh những gánh hàng ăn vặt dậy mùi thơm không biết từ bao giờ đã trở thành kỷ niệm không thể quên trong ký ức thời học sinh Sài Thành.

16 thg 5, 2019

Thông Tây Hội, ngôi đình 300 tuổi trầm mặc ở Sài Gòn

Trải qua hơn 300 năm, ngôi đình Thông Tây Hội vẫn còn giữ nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TPHCM là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Trước đây, công trình chỉ được xây dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Trước năm 1944, đình có tên Hạnh Thông Tây, là tên 1 làng hình thành sớm trên đất Gia Định. Khi làng sáp nhập với làng An Hội thì đổi tên thành Thông Tây Hội và được giữ đến nay.

Đình tòa lạc trên khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Đình bao gồm các không gian chính như võ ca, chánh điện, nhà hội sở...


Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Hổ biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh và có khả năng trấn giữ cửa ải.

12 thg 5, 2019

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long... tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều. Một ngôi trường nữ sinh khác, nhỏ hơn và ít được biết hơn, là trường Lê văn Duyệt. Người ta nói tại chữ Lê văn Duyệt khó đưa vào nhạc, vào thơ hơn Gia Long hay Trưng Vương chớ cứ nữ sinh là nên thơ, là đáng yêu...

Trường Nữ sinh Gia Long. Ảnh: Hội Ái hữu Cựu Nữ sinh Gia Long Bắc California

Tui thì lại thắc mắc vì chuyện khác. Rằng trường nữ sinh mang tên Trưng Vương thì đúng rồi, nhưng tại sao lại mang tên ông vua (Gia Long) hay ông hoạn quan (Lê văn Duyệt)? Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi ngớ ngẩn, vì đâu nhất thiết trường nữ phải mang tên phụ nữ, miễn đó là một tên danh nhân là được rồi. Ừ, đúng là ngớ ngẩn thiệt, nhưng mà...

22 thg 4, 2019

Đền thờ vua Hùng gần trăm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên (quận 1) được xây dựng năm 1926, là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn. 

Đền thờ vua Hùng nằm cạnh quầy vé Thảo Cầm Viên (quận 1, TP HCM), do người Pháp xây dựng năm 1926. Công năng ban đầu của công trình là đền tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. 
Sau năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, công trình được đổi tên thành đền Quốc Tổ Hùng Vương. 

Đền tưởng niệm các vua Hùng lớn nhất Nam Bộ ở Sài Gòn

Công trình mang nét kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống dân tộc, tọa lạc trên khu đất rộng 400 ha.

Khu đền tưởng niệm các vua Hùng nằm trên một quả đồi cao hơn 20 m thuộc công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc rộng hơn 400 ha (phường Long Bình, quận 9), cách trung tâm TP HCM khoảng 30 km. 

9 thg 4, 2019

Quán cháo lòng bò viên 40 năm ở Sài Gòn

Bà Bình phục vụ một suất ăn gồm cháo trắng để riêng với đĩa sách bò, ăn kèm tương đen, gừng. 

Bên cạnh các loại cháo quen thuộc như cháo sườn, lòng heo, vịt, gà, mực, cá, trai, hến... thì cháo lòng bò, cháo bò viên là món ăn lạ miệng, ít nơi bán và thường chỉ có tại khu người Hoa ở Sài Gòn.

Ngoài quán 20 năm nổi tiếng ở quận 5 còn một hàng cháo khác tọa lạc ở góc ngã tư giữa phố sủi cảo Hà Tôn Quyền và Trần Quý (quận 11). Đây là một tiệm bình dân nằm khiêm tốn trên vỉa hè, do gia đình người Hoa đứng bán đã 40 năm.

Cháo lòng bò và cháo bò viên là hai món chính của quán. Bà Huỳnh Khiết Bình (62 tuổi) cho biết trước đây bà hay mua lòng bò nấu cháo, ăn thấy ngon nên mở bán thử, sau này còn bán thêm cháo bò viên.

Phần sách được làm sạch sẽ, bày riêng một đĩa. 

14 thg 3, 2019

Dấu ấn Việt Nam qua "Nét cũ dấu xưa"

Hơn 130 cổ vật mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa Việt Nam được giới thiệu đến công chúng trong triển lãm chuyên đề "Nét cũ dấu xưa" do Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là hoạt động đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh. 

Phần lớn những hiện vật trong “Nét cũ dấu xưa” thuộc sở hữu của các nhà sưu tập tư nhân, được chia thành nhiều chủ đề khác nhau, gồm: vũ khí, đồ dùng uống trà, ấn chương (con dấu), pháp lam (đồng tráng men), gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu.... Tại triển lãm, ngoài các hiện vật có xuất xứ chủ yếu từ Việt Nam, còn có sự đóng góp của các đồ vật do Trung Quốc và Nhật Bản chế tác.

Hiện vật trưng bày tại triển lãm có rất nhiều loại vũ khí cổ đa dạng về loại hình, kiểu dáng, chất liệu, trong đó đáng chú ý là chiếc qua (thông dụng trong chiến tranh thời cổ với các công dụng lợi hại: đâm, móc, bổ, chém, quét, lia) và kris (một loại đoản kiếm hộ thân, ngoài làm khí giới còn mang ý nghĩa tâm linh mang lại sự may mắn, sức mạnh và quyền lực). Ngoài ra, nhóm cổ vật kim khí còn có bộ sưu tập mũi giáo, qua đồng có niên đại từ 2000 năm đến 2500 năm, được xác định thuộc văn hóa Đồng Nai là những hiện vật quý hiếm chứa đựng thông tin khảo cổ rất giá trị.

Đông đảo du khách đến tham quan triển lãm trong chuyên đề “Nét cũ dấu xưa” tại bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

13 thg 3, 2019

Phở Clinton - cà phê Trudeau - thực đơn Bush ở Sài Gòn

Phở, cà phê cóc hay mít non trộn... là những món mà các nguyên thủ Quốc gia đã thưởng thức trong chuyến thăm Việt Nam tại TP HCM. 

Phở Clinton



Năm 2000, trong chuyến thăm Việt Nam cùng vợ và con gái, Tổng thống Bill Clinton đã phải lòng món phở ở Hà Nội. Vì thế, khi vào Sài Gòn, vợ chồng ông đã ghé quán phở bên hông chợ Bến Thành để thưởng thức. Về sau, quán đổi tên thành Phở 2000 để đánh dấu cột mốc đáng nhớ khiến nó trở nên nổi tiếng. Lâu dần, người ta quen gọi đây là 'quán phở Clinton' cho dễ nhận dạng.



12 thg 3, 2019

Khách xếp hàng chụp ảnh với nấc thang 'lên thiên đường' ở Sài Gòn

Bạn sẽ có bức hình giống như bước lên bầu trời khi chụp trên chiếc cầu thang ở công viên Đầm Sen. 

Từ Tết Nguyên đán, chiếc cầu thang được mệnh danh là "nấc thang lên thiên đường" được bố trí tại công viên Đầm Sen (quận Tân Phú, TP HCM). Mô hình này phỏng theo cầu thang vô cực từng "gây sốt" ở Đà Lạt hồi cuối năm ngoái. 

Bí ẩn loạt lăng mộ cổ giữa khu dân cư Sài Gòn

Lăng mộ đại gia Lý Tường Quan trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở số 520 Trần Hưng Đạo, lăng võ tướng Trương Tấn Bửu ở 41 Nguyễn Thị Huỳnh... là loạt lăng mộ cổ độc đáo nằm giữa các khu dân cư đông đúc ở TP HCM.

1. Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa