Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 12, 2018

Cúm núm – đặc sản “gây nghiện” ở miền Tây

Nếu có dịp về miền sông nước Tây Nam Bộ, đừng quên tìm một quán lá, gọi đôi ba món cúm núm và thưởng thức hương vị đồng quê mộc mạc có một không hai này.

Nghe cái tên cúm núm, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một loại cua sống sát bờ biển có lớp vỏ cứng, xuất hiện nhiều từ độ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch. Thực khách phương xa đến những vùng biển như Sa Huỳnh, Sa Kỳ,… ai ai cũng mê đắm món cúm núm rang me với hương vị đậm đà, đủ chua cay mặn ngọt.

Tuy có tên gọi giống nhau, nhưng cúm núm của miền Tây lại khác hoàn toàn so với đặc sản của vùng đất núi Ấn sông Trà. Có một loài chim hoang dã sinh sản rất nhiều ở các khu rừng tràm miền Tây Nam Bộ, nhất là vùng sát biên giới Tây Nam, thường được người dân gọi là cúm núm. Thêm vào đó, loài này có thịt ngon tương đương thịt gà nên còn được nhớ đến với cái tên gà nước. 

Cúm núm hay còn gọi là gà nước – một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cửu Long 

15 thg 11, 2018

Chợ Nại – chợ quê hút khách ngoại

Dù chỉ là ngôi chợ tạm quê mùa nhưng chợ Nại (thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Bởi chợ quê này tọa lạc tại ven đầm Nại nên thơ, đầy cá tôm giá rẻ. 

Chợ Nại, hay còn gọi là chợ Khánh Hải, nằm ven thị trấn Khánh Hải, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) khoảng 10km. Ngôi chợ này nằm bờ luồng nước nối Đầm Nại với biển, 1 bên là cây cầu Ninh Chữ, 1 bên là cầu Tri Thủy nối đôi bờ cửa biển và cạnh đó là bãi biển Ninh Chữ nổi tiếng. Chính nhờ vị trí độc đáo này mà chợ Nại rất thu hút khách du lịch đến tham quan dù đây chỉ là 1 chợ cá nhỏ, tạm bợ. 

Vị trí đắc địa của chợ Nại 

14 thg 8, 2018

Thánh Đường Hồi giáo gần 1 thế kỷ giữa Sài Gòn

Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman tồn tại gần 1 thế kỷ giữa trung tâm Sài Gòn, là nơi các tín đồ đạo Hồi đến hành lễ.

Thánh đường Jamia Al-Musulman được xây dựng từ năm 1935, tọa lạc ở số 66, đường Đông Du, quận 1, TPHCM. Khuôn viên thánh đường có diện tích khoảng 2.000 
m2, do cộng đồng người Ấn kiều quyên góp tiền xây dựng. Nơi đây trở thành địa điểm phục vụ nhu cầu tâm linh của những tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ tại Sài Gòn.

Thánh đường mang phong cách kiến trúc đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á với những chỏm cầu hình búp sen, vòm cuốn cửa nhọn đầu hình lá đề. Lối vào chính điện có gắn bảng ghi tên và năm xây dựng. Biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh của Hồi giáo hiện hữu trên nhiều họa tiết trang trí ở thánh đường. Trăng lưỡi liềm là biểu tượng cho Âm lịch Hồi giáo, ngôi sao là biểu tượng cho sự tuân theo ý Chúa.

13 thg 8, 2018

Thực hư ngôi chùa "oán" tình nhân ở Bình Dương

Không chỉ nổi tiếng vì linh thiêng, thanh tịnh, ngôi chùa Châu Thới Sơn còn được gọi là ngôi chùa "oán" tình nhân khiến khá nhiều tò mò. Nguyên nhân dẫn đến tên gọi trên vì khá nhiều cặp đôi yêu nhau sau khi lên chùa cầu nguyện thì sau đó chia tay.

Đi chùa về là... chia tay

Ngôi chùa Châu Thới Sơn toạ lạc trên đỉnh núi Châu Thới tại huyện Dĩ An (Bình Dương) với chiều cao 85m. Ngôi chùa được xây dựng năm 1662 trên nền một thảo am cũ. Do được xây dựng khá cao nên không gian ở đây rất tĩnh mịch. Ngôi chùa được vây quanh bởi rừng núi âm u, cây cối rậm rạp càng thêm phần kỳ bí và linh thiêng.

Chùa Châu Thới được xây dựng từ năm 1662 trên đỉnh núi Châu Thới cao 85 m.

30 thg 7, 2018

“Vũ nữ chân dài”: Đặc sản trứ danh ở miền Tây

Khô nhái hay còn được gọi là món “vũ nữ chân dài” là món ăn dân dã nổi tiếng của người miền Tây…

Khô nhái có vị ngọt dịu, cay cay, mặn mặn, béo giòn rất đặc trưng, khi thưởng thức, người ta thường ăn kèm món ăn này với tương ớt, rau sống. Nhờ hương vị thơm ngon khó lẫn, món ăn này trở thành đặc sản “nức tiếng”, được nhiều người ưa chuộng đặc biệt là đối với du khách có dịp ghé qua miền Tây. 

Khô nhái đạt chất lượng cao phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối và vài gia vị khác cho thấm đều trước khi phơi. 

6 thg 2, 2018

Ăn chùm ruột nhớ hương vị quê nhà

Đem trái chùm ruột đi hỏi người miền Bắc thì đa phần đều lắc đầu, nhưng đối với người con miền Tây, cứ mỗi lần bất chợt nhìn thấy sắc vàng nhạt của chùm ruột hay thấy những xâu mứt chùm ruột đỏ tươi, trong lòng họ lại quay quắt nỗi nhớ thương quê nhà.

Chùm ruột (còn gọi là tầm duột, chùm duột, tầm ruột) là loại cây thân gỗ cao, to khoảng 5-6m, thích hợp với khí hậu nóng và hầu như có mặt khắp nơi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lá cây là loại lá kép có màu xanh ở mặt trên, xám ở mặt dưới, dài khoảng 4-5cm. Cây ra hoa từ tháng 12 và có trái chín vào khoảng tháng 6-8. Lúc này, nhìn lên cây chùm ruột chỉ thấy một sắc vàng rực át cả màu xanh của những chiếc lá.

Trái chùm ruột gợi nhớ tuổi thơ.

30 thg 12, 2017

Mê mẩn với đặc sản “cá sát thủ” của đảo Nam Du

Một trong những “món ngon của lạ” mà ngư dân ở đảo Nam Du (Kiên Giang) hết sức tự hào là cá xương xanh. Loài cá này có thịt ngọt, dai nhưng lại sở hữu chiếc mỏ dài, nhọn hoắt tựa như lưỡi kiếm, có thể vô tình làm con người bị thương nặng hoặc mất mạng.

Từ vùng biển Thanh Hóa chạy dài đến Kiên Giang, nơi nào cũng có họ hàng cá xương xanh sinh sống. Nhưng cá tập trung nhiều nhất là ở quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, Kiên Giang). Cá xương xanh có quanh năm, mùa sinh đẻ chính của chúng là từ tháng 2 đến tháng 5. 

Cá “sát thủ” là tên gọi ngư dân dùng để chỉ cá xương xanh. (Ảnh: danviet) 

29 thg 12, 2017

“Khóc thét” với món đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai

Theo kinh nghiệm của người miền Tây, dơi càng hôi thì thịt càng ngọt và thơm. Thực khách sẽ tha hồ ngây ngất trong hương vị đậm đà của món dơi xào lăn hay bị kích thích vị giác với món cháo nóng hổi, thơm nồng và bổ dưỡng.

Tỉnh Đồng Nai từ lâu đã nổi tiếng là vựa trái cây của các tỉnh miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì quanh năm có nhiều hoa thơm quả ngọt nên mảnh đất này cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương… Tuy vậy, với người miền Tây, chỉ có dơi sen (màu lông chuột) và dơi quạ (dơi đen, to con hơn dơi sen) là có thể chế biến thành đặc sản.

Trong các loại dơi miệt vườn Nam Bộ, dơi quạ là to nhất, thịt nhiều nhưng khó bắt vì chúng bay rất cao. Dơi quạ thường xuất hiện vào những đêm trăng sáng, vào thời điểm cành gòn trổ bông để hút nhụy hoa. Để bắt được loại, này người ta phải dùng thun để bắn.

Các món ăn từ thịt dơi rất nổi tiếng ở Đồng Nai. 

Rùng mình đặc sản Tây Bắc được làm từ… phân non của động vật

Món ăn nổi tiếng của vùng cao Tây Bắc từng được bình chọn là món ăn kinh dị bậc nhất thế giới, tuy nhiên nếu được một lần nếm thử nậm pịa bạn sẽ không thể quên hương vị đặc trưng và nổi bật, khó lẫn với bất cứ một món ăn nào khác.

Vùng cao Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp như tranh vẽ mà ẩm thực ở đây cũng rất phong phú và đa dạng. Trong đó, ngoài những món ăn quen thuộc, được nhiều người biết đến như: thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, thắng cố… thì không thể không nhắc đến món nậm pịa nổi tiếng của người Thái ở Sơn La.

Món ăn nghe có vẻ lạ thế nhưng lại có hương vị độc đáo và tượng trưng cho ẩm thực đặc sắc vùng cao Tây Bắc. Trong gia đình người Thái, món ăn này khá phổ biến và được dùng trong các dịp lễ tết hoặc thiết đãi bạn bè. Cái tên nậm pịa cũng bắt nguồn từ chính ngôn ngữ của người dân tộc nơi đây, trong đó “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để làm được món ăn này đòi hỏi người đầu bếp phải cực kỳ khéo léo và chuẩn bị rất nhiều các loại gia vị. 

Nậm pịa được xem là món ăn nổi tiếng của người Thái ở vùng cao Tây Bắc. 

Về Đồng Nai nhớ ghé thăm Đảo Ó

Nếu một lần quay lại Đảo Ó (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng với sự đổi thay của một ốc đảo nằm giữa lòng hồ Trị An.

Đường đi không khó, cách TPHCM khoảng 80km, du khách đi từ đây mất khoảng 3 giờ đến Đảo Ó.

Nếu khởi hành từ chợ Bến Thành, có thể đón xe buýt số 12 ( tuyến Bến Thành – Giang Điền) đến ngã 3 Trị An. Du khách tiếp tục bắt xe buýt tuyến số 19 về thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu.

Tới đây đi bộ thêm khoảng 800m là tới bến đò Đồng Trường. Bến đò xuồng máy xưa giờ là một bến tàu khang trang, hiện đại được tăng cường thêm đội tàu cao tốc vỏ composite.

Lên Đảo Ó, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên, tạo dáng bên vườn lan, đạp xe qua cây cầu phao nối liền hai ốc đảo và chụp ảnh, ngắm nhìn những chú chim công đi lại trên cỏ kiếm ăn… 


Giờ qua Đảo Ó- Đồng Trường đã tiện lợi hơn rất nhiều 

25 thg 12, 2017

Thưởng thức đặc sản “rồng đất” ở Hải Dương

Có nhà văn đã từng viết: “Ở Bắc Việt, ăn rươi là một thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa”. Quả đúng là như vậy. Bất cứ ai đã từng thưởng thức các món ăn từ rươi cũng sẽ bị làm cho mê hoặc, cảm thấy nhớ nhung và quyến luyến mãi không nguôi.

Ở Hải Dương, con rươi xuất hiện rất nhiều ở các huyện Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà… Nhưng những thực khách sành ăn thì cho rằng, chỉ có rươi Tứ Kỳ là thơm ngon số 1 và xứng đáng được gọi là món lộc “trời cho”. Mùa rươi khá ngắn nên nếu bỏ lỡ, thực khách chỉ có thể thưởng thức mùa rươi chiêm hoặc đợi đến năm sau mới có cơ hội. 

Rươi có vẻ ngoài khiến nhiều người e dè. 

Cua đá – đặc sản khó cưỡng của đảo Cù Lao

Cù Lao Chàm luôn chào đón du khách bằng tiếng sóng rì rào, bãi cát dài trắng mịn và nước biển trong vắt. Thêm vào đó, chuyến đi hẳn sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn được thưởng thức các món ăn từ cua đá rất đỗi dân dã, thân thương với người Quảng Nam nhưng lại hiếm thấy ở những nơi khác.

Khi đi dạo trên bến cầu cảng của Bãi Làng Cù Lao Chàm, du khách có thể dễ dàng bắt gặp người dân đang bày bán những con cua có màu sắc kỳ lạ. Mai và các chi của chúng màu nâu tím, phần bụng dưới lại ngả vàng ươm. Đây là cua đá – đặc sản riêng có của Quảng Nam. 

Cua đá là món ngon dân dã của xứ đảo Cù Lao. 

Khám phá 4 đặc sản Việt khiến thực khách phải “đỏ mặt”

Mặc dù đều là những món ăn nổi tiếng vì sở hữu hương vị thơm ngon, nhưng ốc vú nàng, cá cu, sá sùng, tu hài,... hẳn sẽ khiến thực khách có chút bối rối khi nghe đến tên hoặc tận mắt nhìn thấy chúng.

Tu hài

Tuy không phổ biến và quen thuộc như tôm, mực, sò,… nhưng nếu đã từng một lần thưởng thức tu hài, chắc chắn du khách sẽ khó lòng quên được hương vị đặc trưng của loại hải sản này.

Môi trường sống của tu hài là vùng biển ấm, có cát trắng và những rạn san hô. Chúng ăn tảo và sinh vật phù du trong nước biển. Tu hài phát triển quanh năm, đặc biệt lớn nhanh vào mùa hè và mùa thu. 

Tu hài còn có tên gọi khác là ốc vòi voi hay con thụt thò. 

“Cơm âm phủ”, món ăn kỳ lạ nhưng “hút hồn” du khách ở Huế

Dù có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn với hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.

Cơm âm phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Trước đây, món ăn này vẫn được lưu truyền với câu: “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình/ Có quán Âm phủ ma rình phía sau”. Tuy có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn này có hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.

Tương truyền, món ăn độc đáo này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa khi Đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh.

Những món ngon “sang chảnh” ở Khánh Hòa

Ngoài cảnh đẹp yên bình, thơ mộng, vùng đất Khánh Hòa còn khiến nhiều người thương nhớ bởi những món đặc sản độc đáo chẳng lẫn với bất cứ nơi nào. Không phải ai cũng có điều kiện để thưởng thức yến sào, sò huyết, cháo nhum… hay mua ít thịt nai khô về làm quà.

Yến sào Hòn Nội 


Yến sào (tổ yến) là thứ được kể đến đầu tiên trong bát trân (8 loại thức ăn quý của người Việt). Ngày xưa, yến sào là loại thức ăn chỉ có bậc đế vương mới được thưởng thức.

Ở Khánh Hòa, yến sống tự nhiên trên hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ, nổi tiếng nhất là yến sào Hòn Nội, sau đó đến Hòn Ngoại, Hòn Sam.... Yến thường làm tổ trên vách núi cheo leo, hiểm trở nên người ta phải dựng những giàn giáo bằng tre theo các vách đá. 

Yến sào Khánh Hòa thơm ngon đặc biệt và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới. 

Vườn tam giác mạch ở Ninh Bình

Không cần phải lên miền núi cao, du khách đến Ninh Bình mùa đông năm nay tha hồ thỏa sức ngắm, chụp ảnh với hoa tam giác mạch. Vườn hoa “có 1 không 2” này đang hút hồn du khách khi đến với cố đô Hoa Lư.

Mùa đông năm nay, du khách về Ninh Bình không chỉ được chiêm ngắm những kiến tạo của thiên nhiên, vẻ đẹp sơn thủy hữu tình hay những di tích đền đài miếu mạo nghìn năm lịch sử như: cố đô Hoa Lư xưa, danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc – Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, Đầm ngập nước Vân Long hay vườn chim Thung Nham.

Một điểm du lịch mới hút nhiều du khách ở Ninh Bình thời gian gần đây chính là vườn hoa tam giác mạch tại Thung Nham (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư). Vườn tam giác mạch này nằm ngay giữa núi rừng Thung Nham, nổi tiếng với thung chim – nơi trú ngụ của hàng chục loài chim, với nhiều loài chim quý hiếm ghi trong sách đỏ. 

Vườn hoa tam giác mạch đang nở rộ tuyệt đẹp ở Thung Nham (Ninh Bình) trong mùa đông năm nay. 

Những món ăn độc đáo Tây Bắc

Ở vùng cao Tây Bắc có rất nhiều món đặc sản nổi tiếng được du khách tìm thưởng thức. Tuy nhiên, có những đặc sản Lào Cai tuy ít đâu có được nhưng lại khiến thực khách lần đầu nhìn thấy phải phát khiếp. Đó là món con tằm gai ăn lá sắn rang khô với lá chanh, món măng đắng chấm mẻ chua, món trứng kiến đen đồ xôi nếp...

Món tằm gai rang giòn 

Từ khá lâu rồi, vùng Lào Cai – Cam Đường đã xuất hiện món rang mặn cả con tằm ăn lá sắn, thay cho việc chờ giống tằm này biến thành nhộng như tằm ăn lá dâu mới chế biến thành món ăn ngon.

Tằm này là giống của Ấn Độ và du nhập vào vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta từ những năm 70 của thế kỷ trước. Do dễ nuôi và năng suất cao nên thời đó, ở vùng thấp tỉnh Lào Cai phát triển mạnh phong trào nuôi tằm ăn lá sắn để cải thiện bữa ăn cho các gia đình. 

Tằm ăn lá sắn. 

Ngây ngất với đặc sản Hà Giang mùa tam giác mạch

Lên Hà Giang mùa này, đừng chỉ mê mải với vẻ đẹp của hoa tam giác mạch mà bỏ quên những món đặc sản độc đáo và thơm ngon. Bánh tam giác mạch bùi bùi, cháo ấu tẩu ngọt thơm và món thắng cố đậm đà… chắc chắn sẽ làm chuyến đi của du khách thêm phần thú vị.

Bánh tam giác mạch 

Từ khoảng giữa tháng 10, trên cao nguyên đá Hà Giang đã tràn ngập sắc tím hồng của những bông tam giác mạch. Hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về, ai cũng muốn chiêm ngưỡng và lưu lại trọn vẹn những khoảnh khắc tuyệt diệu chỉ xuất hiện một lần trong năm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hạt tam giác mạch cũng được người dân bản địa tận dụng để chế biến nên món bánh đặc trưng. 

Bạn có thể thưởng thức bánh tại các phiên chợ hay mua về làm quà. 

Mới, lạ đặc sản ốc núi ở Ninh Bình

Không phải cao lương mỹ vị, thực khách cũng chẳng cần bỏ ra quá nhiều tiền để thưởng thức, nhưng đặc sản ốc núi dân dã lại được xếp vào danh sách những món ăn không thể bỏ lỡ khi tới Ninh Bình. Chính cái vị ngọt thanh quyện cùng chút hương lá rừng đã khiến người ta quyến luyến mãi không thôi.

Những năm gần đây, du khách đến Ninh Bình không chỉ được thỏa sức thưởng thức các món ăn nổi tiếng như thịt dê, cơm cháy, nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn… mà còn bị hấp dẫn bởi đặc sản ốc núi mới lạ.

Đây là loài ốc cực hiếm vì chúng chỉ sinh sống trong các hang đá, hốc đá, rất khó phát hiện. Ở Ninh Bình, ốc núi xuất hiện nhiều nhất ở các dãy núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. 

Ốc núi sinh sống trong các hang, hốc đá. 

Tò mò với đặc sản “thủy quái” biển Đông ở Quảng Bình

Cá nghéo có họ hàng với cá mập và là một trong những loài có kích thước khổng lồ khi trưởng thành. Bởi hiếm khi đánh bắt được loài cá này nên ngư dân chỉ đem ra thết đãi khách quý và coi đó như một đặc sản riêng có của đất Quảng Bình.

Cá nghéo là một loại cá rất hiếm gặp trên thị trường và cũng không được nhiều người biết đến. Trong ngôn ngữ của ngư dân ở một số vùng biển miền Trung, cá nghéo dùng để chỉ loài cá nhám voi, thịt nạc mà rất ít mỡ.

Thực chất, cá nghéo là một loại cá xương sụn, da nhám, có họ hàng với cá mập. Chúng không đẻ trứng như các loài cá khác mà đẻ con. Trên thế giới hiện nay, cá nghéo là một trong những loài có kích thước khổng lồ khi trưởng thành, nhưng chúng hoàn toàn không gây nguy hiểm cho con người vì chỉ ăn sinh vật phù du, cá, mực, tảo biển. 

Cá nghéo là đặc sản đặc trưng của tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Internet)