Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 12, 2017

Tò mò nếm thử… ong vò vẽ cực “độc” ở miền Tây

Nhắc đến ong vò vẽ, ngay lập tức người ta sẽ liên tưởng đến một loài côn trùng hung dữ, mang trong mình nọc độc nguy hiểm có thể gây chết người. Thế nhưng ít ai biết rằng, ở vùng sông nước Cửu Long, ong vò vẽ lại được ưa chuộng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, bổ dưỡng.

Ong vò vẽ còn được biết đến với nhiều cái tên khác như ong bắp cày, ong vàng, ong nghệ,… Chúng có vẻ ngoài khá đáng sợ, thân dài đen bóng xen lẫn màu vàng, ngực màu nâu nhạt và kích thước to hơn ong mật. Mùa sinh sản của loài này là từ khoảng tháng 4 đến tháng 8 âm lịch.

Chúng có thể sống được ở nhiều môi trường, làm tổ ở dưới đất hoặc trên lùm cây, mái nhà, cột điện,… Kích thước của tổ ong vò vẽ tùy thuộc vào thời gian ong làm tổ. Những tổ lớn có thể bằng cái thúng hoặc cái nia, được xây đến 12 tầng và chứa rất nhiều nhộng. 

Ong vò vẽ có vẻ ngoài khá đáng sợ. 

Cá trèo đồi: Đặc sản tiến vua quý hiếm đất Ninh Bình

Chính bởi khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn mà người ta còn gọi cá tràu bằng cái tên cá trèo đồi. Loài cá này xưa kia từng là món “lộc trời” quý hiếm, chỉ dành riêng cho bậc vua, chúa thưởng thức.

Nhắc đến cá trèo đồi, cá tràu hay cá cửng, phần đông thực khách sẽ cảm thấy rất xa lạ. Nhưng thực chất, chúng đều dùng để chỉ một loại cá quý hiếm của vùng đất Ninh Bình, xưa kia được dành riêng để dâng lên bậc vua chúa. 

Cá tràu có thân tròn và sinh sống trong hang đá. 

Rực vàng sắc Dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya (Chư Păh) đã ngưng hoạt động hàng triệu năm nay. Trên lòng chảo ngọn núi lửa này, từ lâu đã được bà con bản địa trồng các loạt hoa màu như khoai lang, dong riềng,…Ngoài ra, đây cũng là thiên đường của dã quỳ - loài hoa được định danh cho sự mãnh liệt, chung thủy trong tình yêu.

Núi lửa Chư Đăng Ya cách thành phố Pleiku (Gia Lai) chừng 30km về hướng bắc, thuộc làng Plơi Iagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Nhìn từ xa, từng ruộng khoai xanh rì được phân thành luống khiến nhiều du khách lầm tưởng là đồi chè. Nham thạch của vùng đất này đã tạo nên những lớp đất bazan phì nhiêu màu mỡ, mang lại cho Chư Đăng Ya nhiều sản vật khác nhau tùy mùa. Đây cũng là mùa hút khách thập phương, dân phượt, những cặp đôi muốn lưu giữ khoảnh khắc đẹp nhất của đời mình.

Tiết canh rừng – đặc sản có “một không hai” ở Điện Biên

Mặc dù không quá phong phú, nhưng ẩm thực ở Điện Biên lại ghi điểm bởi sự độc đáo, đặc biệt là các món đặc sản từ rau rừng. Đến với mảnh đất hào hùng này, từ tiết canh rừng, nộm hoa ban cho đến món nhót xanh cuốn bắp cải,… chắc chắn cũng sẽ khiến du khách phải hài lòng.

Tiết canh rừng

Tiết canh rừng là món đặc sản riêng có ở bản Mường Luân, Điện Biên. Chỉ với nguyên liệu là lá cây bơ mó cùng một số loại gia vị, người dân tộc Lào đã khéo léo làm nên món ăn gây tò mò, kích thích vị giác của du khách.

Cây bơ mó là một loại cây rừng khá dễ kiếm, thường mọc vào mùa nóng. Cây có thân dây leo, lá màu xanh nhạt, phát triển rộ từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Sau khi hái lá bơ mó đem về, người ta thường mang đi rửa sạch, giã nhuyễn, pha với nước và vắt bỏ bã để có một hỗn hợp đặc, sền sệt màu xanh. 

Tiết canh rừng gây tò mò cho nhiều người. 

Những món bánh có cái tên kỳ lạ, ít người biết ở Việt Nam

Nghe đến những món đặc sản như bánh uôi, bánh tai hay bánh 7 lửa,… chắc hẳn có không ít du khách ngạc nhiên và thích thú. Những món bánh này hấp dẫn từ màu sắc, hình dáng và quyến luyến thực khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.

Bánh uôi 


Bánh uôi là đặc sản và là niềm tự hào của người Mường ở Hòa Bình. Bánh có rất nhiều tên gọi khá hay, ý nghĩa khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết.... 

Bánh uôi là một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của miền sơn cước. 

13 thg 11, 2017

Da trâu gác bếp - món ăn lạ lùng của Hòa Bình

Nói tới các món ăn từ trâu, thường người ta chỉ nghĩ tới thịt trâu tươi hoặc thịt trâu gác bếp,… Nhưng chẳng mấy ai biết rằng, da trâu cũng được coi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Nếu có dịp được thưởng thức canh da trâu hay nộm da trâu, chắc hẳn thực khách nào cũng thốt lên lời khen ngợi.

Chính bởi đặc điểm dai, cứng và đanh, nên da trâu thường được biết đến là nguyên liệu làm mặt trống. Thế nhưng, qua bàn tay chế biến khéo léo của người Mường, da trâu lại có vị giòn, đậm đà rất ngon.

Sau khi làm thịt những chú trâu, bà con người Mường thường giữ lại phần da, làm sạch lông rồi xiên vào que và treo lên gác bếp. Miếng da trâu được hun khói trong vài tháng, bám màu khói của các loại củi gỗ nên đen sì, cứng và khô. Thoạt đầu, nhìn những miếng da trâu gác bếp ấy, chẳng ai nghĩ đó lại là đặc sản của vùng cao. 

Tuy được gác trong bếp nhiều tháng nhưng da trâu vẫn giữ được vị đặc trưng. 

31 thg 10, 2017

Đến làng Vạn Phúc xem quy trình sản xuất lụa công phu như thế nào

Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ bao đời nay. Theo các tiểu thương ở làng lụa, khách đến mua hàng ít hơn nhiều so với trong phố cổ.

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ đã bao đời nay, được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. 

30 thg 10, 2017

Cận cảnh dinh thự 150 tỷ rộng cả ngàn m2 của "vua Mèo"

Được ví như “báu vật” giữa lòng công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua bao tháng năm lịch sử, dinh thự nhà Vương vẫn kiêu hãnh khoe nét đẹp giữa núi rừng Tây Bắc. Cách đây 90 năm, chủ nhân căn nhà đã phải bỏ ra 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương để xây dựng, tương đương 150 tỷ đồng.

Cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc, Khu dinh thự Vương Chí Sình nằm ở thung lũng Sà Phìn là một công trình kiến trúc tinh xảo, độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Người dân Hà Giang vẫn quen gọi địa danh này với cái tên: Nhà Vương.

24 thg 9, 2017

Bí ẩn 9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn bên chân núi Đọi

9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn này nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ “Cửu”. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.

Nằm cách thành phố Phủ Lý hơn 10km, xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với làng nghề “trống Đọi Tam”, ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn với hơn 1000 năm lịch sử, và lễ hội “Tịch Điền” vua xuống đi cày hàng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch cầu mùa màng bội thu.

Ngoài ra, Đọi Tam còn nổi tiếng với 9 chiếc giếng bên chân núi Đọi chưa bao giờ cạn và được mệnh danh là “9 mắt rồng” có từ thủa xa xưa.

Về Đọi Tam hỏi thăm về 9 chiếc giếng được mệnh danh là “9 mắt rồng", bên chân núi Đọi, những người dân nơi đây sẽ kể vanh vách về truyền thuyết của 9 giếng nước chưa bao giờ cạn đã gắn bó với họ từ thuở “khai thiên lập địa”. 

Cả 9 chiếc giếng nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ Cửu. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng. 

15 thg 5, 2017

Ghé thăm tượng Phật ngồi ấn tượng nhất Bạc Liêu

Chùa SereyVongsa nằm sát bên dòng kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau gây ấn tượng khách thập phương với bức tượng Phật ngồi đẹp mắt.

Chùa SereyVongsa (còn gọi là chùa Hòa Bình mới) là một ngôi chùa Khmer tọa lạc cạnh quốc lộ 1A (mặt tiền) và kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau (mặt hậu) thuộc thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Chùa được xây dựng khoảng năm 1950, có những nét kiến trúc độc đáo với cột bảo tháp cao, chánh điện trang trí những họa tiết, hình ảnh đặc trưng tín ngưỡng của dân tộc, văn hóa Khmer. 

Cổng chính vào chùa SereyVongsa nhìn từ quốc lộ 1A. 

8 thg 5, 2017

Những khu chợ kỳ dị, độc đáo chỉ có ở Việt Nam

Chợ bán đá quý Lục Yên (Yên Bái), chợ côn trùng Tịnh An (An Giang) hay chợ bán gà chọi (Hà Nội)… được xem là những khu chợ độc đáo, kỳ dị chỉ có ở Việt Nam. 

Từ khá lâu, Tịnh Biên - An Giang đã trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới tây nam với nhiều mặt hàng đặc biệt. Những người ở xung quanh khu vực thường gọi chợ này là chợ Côn trùng vì ở đây chuyên bán “hàng độc” như mối chúa, rết, bò cạp, ve sữa, tắc kè, bửa củi… 

15 thg 9, 2016

Nghề thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền

Cái nghề một thời được coi là nghề thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền đang ngày càng mai một. Dù không còn nhiều khách và chỉ mang tính thời vụ nhưng ông Phạm Văn Quang (Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn gắn bó với nghề tạo khuôn bánh trung thu suốt mấy chục năm nay. 

Ông Phạm Văn Quang (59 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong số những người thợ cuối cùng ở Hà Nội còn gắn bó với nghề làm khuôn bánh trung thu truyền thống. 

15 thg 8, 2016

Đến thăm Hòn Phụ Tử… những ngày “không còn cha”

Những người lần đầu đặt chân đến tham quan Hòn Phụ Tử đều có chung một tâm trạng là tiếc nuối khi không thấy mặt cha – hòn Phụ. Tuy nhiên, quang cảnh non nước nơi đây làm đắm say lòng người nên sự nuối tiếc ấy cũng mau ùa vào con sóng xô ra biển…

Từ những năm 90, mỗi khi du khách đặt chân đến vùng đất Hà Tiên tham quan, du khách thường dừng lại ghé thăm “Hòn Phụ Tử” (xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Lí do du khách ghé thăm điểm du lịch này không chỉ bởi vẻ đẹp non nước hữu tình mà còn muốn con cháu hay chính bản thân mình có vài phút ngẫm nghĩ về tình cha con cao đẹp qua truyền thuyết Hòn Phụ Tử. 

Trước khi “vượt” ra biển thăm Hòn Phụ Tử, một điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua theo đúng nghĩa đen là Chùa Hang (vì Chùa Hang là con đường bộ duy nhất ra Hòn Phụ Tử). Ngôi chùa đặc biệt này phần lớn diện tích nằm trong hang núi, có lối vào nhỏ hẹp, phải chèn mình qua vách núi mới vào được. Khi đi sâu vào bên trong, du khách bị cuốn hút vào những khối thạch nhủ, hóc đá gân guốc, hình dáng độc đáo…

9 thg 5, 2016

Nhớ hoài gỏi cá Tân Mai

Từng miếng cá được phủ lớp thính màu vàng ươm, dậy mùi thơm của gia vị bên cạnh là màu xanh ngắt của dĩa rau ăn kèm gồm gần hai chục loại. Nhưng chỉ có vậy thì gỏi cá chưa thành gỏi cá Tân Mai. Nét riêng biệt là ở chỗ… nước chấm!

Gỏi cá Tân Mai là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn và chọn lọc giữa cách chế biến gỏi cá phóng khoáng của ngư dân miền Tây và sự cầu kì của ngư dân vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng Nai có hai làng cá bè nổi tiếng: làng cá bè Tân Mai và làng cá bè La Ngà. Làng cá bè La Ngà ở trên sông La Ngà, Định Quán còn làng cá bè Tân Mai ở ngay thành phố Biên Hòa.

Từ vòng xoay Tam Hiệp bạn đi vào khoảng 2 km là đến trụ sở phường Tân Mai. Chạy theo một con hẻm nhỏ chừng hơn 1 cây số, qua một chiếc cầu rồi chạy thêm chừng 200m nữa sẽ thấy rất nhiều quán gỏi cá mở san sát nhau; trên sông có khoảng 600 bè cá của hàng trăm hộ dân dọc theo sông Đồng Nai thuộc ba phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất.

27 thg 2, 2016

Đồng bào Cơ tu làm du lịch

Ngỡ đâu chuyện lạ, song đến các bản làng của đồng bào dân tộc Cơ tu ở khắp các huyện miền núi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận Quảng Nam, bạn mới thấy đồng bào không chỉ biết làm du lịch mà còn rất chuyên nghiệp, đúng kiểu du lịch cộng đồng, rất hấp dẫn du khách. 

Du lịch cộng đồng “3 không” ở làng đồng bào Cơ tu

Vượt qua những cung đường núi ngoạn mục mà đẹp kỳ vĩ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đến xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang.

Điều làm chúng tôi ấn tượng ngay khi bước chân đến cổng làng du lịch cộng đồng ở đây chính là nội quy ''3 không'' mà dân làng và du khách phải hứa với nhau: Không tự ý đi lại trong cộng đồng, không xâm phạm đến tài sản cá nhân, và không chụp ảnh khi chưa được phép; Không vứt rác bừa bãi và mang những cây con, vật lạ, chất cấm vào cộng đồng; Không cho tiền hoặc bất cứ vật gì cho người dân, đặc biệt là trẻ em. 

Du khách cùng đồng bào Cơ tu múa tung tung da dá ở làng Du lịch tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang. 

21 thg 2, 2016

Chúa Chổm - Giai thoại và những dị bản...

Có nhiều dị bản khác nhau về giai thoại Chúa Chổm, cũng có thông tin giai thoại đó có liên quan đến vua Lê Trang Tông. Tuy nhiên, vẫn chưa có tư liệu lịch sử nào khẳng định về sự liên quan này. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng có thể Chúa Chổm chỉ là do cách phát âm mà thôi.

Đi tìm nguồn gốc Vua Chổm

Đầu thế kỷ 16, nhà hậu Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau. Năm 1527, Mạc Đăng Dung chính thức giành ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc; nhiều trung thần của vua Lê không phục, lấy Thanh Hóa làm căn cứ để khởi sự, mưu việc “Phò Lê diệt Mạc”. Một võ tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim tìm được Lê Duy Ninh ở vùng thượng du Thanh Hóa, tôn lập làm vua Lê Trang Tông. Cũng trong thời kỳ này, dân gian bắt đầu lưu truyền giai thoại về vị vua tên Chổm. 

Ông Hà Nam Ninh, ở huyện Bá Thước, người chuyên nghiên cứu về văn hóa đồng bào thiểu số ở miền Tây xứ Thanh 

25 thg 6, 2015

Những món ngon khoái khẩu vùng biển Vũng Tàu

Cách Tp Hồ Chí Minh hơn 120 km, thành phố biển Vũng Tàu là điểm du lịch lý tưởng quanh năm. Ngoài tắm biển và tham quan những điểm du lịch nổi tiếng, thưởng thức món ngon cũng là cách khám phá đặc biệt. 

Lẩu cá đuối

Một trong những món ăn đặc trưng nổi tiếng Vũng Tàu thu hút bất cứ thực khách nào khi đến với cùng đất biển chính là lẩu cá đuối. Cá đuối là loại cá xuất hiện nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Cá không xương, chỉ có sụn mềm, không khó để chế biến thành nhiều món ngon. Biển Cửa Đại (Hội An) nổi tiếng với cá đuối nướng thì Vũng Tàu lại có cách chế biến thành món lẩu quyến rũ. 

21 thg 4, 2015

Về nơi cả làng làm nghề “cầu nối tâm linh”

Nếu có dịp đi qua tỉnh Hưng Yên, bạn hãy ghé thăm làng nghề làm hương hơn 200 năm tuổi, để hiểu hơn về loại sản phẩm mang đậm nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Nằm cách Hà Nội chừng 40 km, làng hương Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, tỉnh Hưng Yên là một trong những làng nghề làm hương lớn nhất cả nước. 

20 thg 4, 2015

Về Hậu Giang dạo chợ đêm bên kênh xáng Xà No

Khách thập phương khi đến trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang, một lần dạo chợ đêm nằm cạnh bên dòng kênh xáng Xà No cũng là một điều thú vị.

Chợ đêm Vị Thanh (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nằm trọn trên tuyến đường 1 tháng 5, cạnh bờ kênh xáng Xà No chảy qua trung tâm TP. Chợ đêm kéo dài 300 - 400m, bày bán đủ thứ hàng hóa để khách lựa chọn. 

Chợ đêm Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, hàng chục gian hàng được bố trí ở 2 bên tuyến đường, còn lại trục giữa tạo thuận lợi để khách có thể đi lại bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ để xem kẻ bán, người mua trong không khí nhộn nhịp về đêm.

19 thg 4, 2015

Bạc Liêu: Du lịch về “địa chỉ đỏ”

Bạc Liêu có khá nhiều khu di tích lịch sử cách mạng, những “địa chỉ đỏ” này cũng là các điểm du lịch tiêu biểu "hút" khách đến tìm hiểu, tham quan.

Trước tiên là Bia tưởng niệm nơi cắm lá cờ Đảng đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu. Lịch sử ghi lại cho biết, trước việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 2/1930) và có chủ trương đánh Tây, một số thanh niên ở Bạc Liêu đã bí mật làm 2 lá cờ đỏ hình búa liềm có dòng chữ “Cộng sản đánh Tây”. Sáng sớm ngày 1/5/1930, các thanh niên này đã treo một lá cờ Đảng ngay trước thành lính trong nội ô thành phố. 

Bia tưởng niệm nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên tại Bạc Liêu (phường 3, TP Bạc Liêu).