Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 8, 2017

Vẻ đẹp hùng vĩ thác Bản Giốc mùa nước đổ

"Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” - những câu hát mộc mạc, giản dị ghim sâu vào lòng người về vẻ đẹp hùng vĩ của nước non Cao Bằng.

Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 m với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi. Ảnh: Bách Hợp.

12 thg 7, 2017

Những kiêng kỵ trong tập quán dựng nhà của người Giáy

Đồng bào Giáy thường dựng làng ở nơi có nguồn nước, gần ruộng, ven núi tương đối bằng. Mỗi khi có người nơi khác đến ở, bà con làng sở tại thường rủ nhau đi đón, chuyển hộ nhà cửa, đồ dùng và giúp đỡ mọi thứ cho người mới đến mau chóng ổn định nơi ở, việc làm.

Nhóm Giáy vùng Hà Giang, Cao Bằng ở nhà sàn. Nhóm Giáy vùng Lào Cai, Lai Châu ở nhà đất. Nhưng qua tài liệu văn học dân gian thì người Giáy vốn ở nhà sàn. Hiện nay đồng bào ở nhà đất vẫn còn dựng một sàn trước cửa để sử dụng. Nhà sàn hay nhà đất, gian giữa đều là nơi trang nghiêm: đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách. Buồng các cặp vợ chồng trong gia đình quây ở các gian bên. Phụ nữ không nằm gian giữa. Bếp thường đặt ở gian bên; nay có nhiều nơi đã làm nhà để đun nấu riêng.

4 thg 6, 2017

Suối xanh lơ

Bản Pác Bó (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) là nơi khởi nguồn của một con suối mà từ xưa người dân nơi đây gọi là suối Giàng. Do bắt nguồn từ núi đá vôi nên dòng suối trong vắt, phản chiếu ánh sáng thành một màu lục lam tuyệt mỹ (đó là tôi nghe giải thích như vậy, nếu có sai về mặt khoa học xin mọi người đính chính lại dùm). Màu xanh biếc của dòng suối thấp thoáng giữa ngàn xanh lá rừng tạo nên bức tranh làm say đắm lòng người. Nhiều người so sánh nơi đây với mặt nước trong xanh ở danh thắng Cửu Trại Câu thuộc Tứ Xuyên, Trung quốc.


30 thg 5, 2017

Lên Cao Bằng ăn bánh cuốn canh

Cao Bằng có nhiều món ăn hấp dẫn người từ vùng khác đến. Đó là phở chua, phở vịt, phở thịt quay, bánh gai, kẹo lạc và phổ biến nhất, mà ai lên Cao Bằng cũng nhận được lời dặn: “Nhớ thử bánh cuốn Cao Bằng nhé”. 

Bánh cuốn canh theo kiểu trứng chần để trong bát nước dùng. Ảnh: P.V 

Tùy khẩu vị mỗi người. Nhưng thử để biết. Biết rồi sẽ nhớ.

14 thg 5, 2017

Độc đáo nghề chăn ong "du mục" vùng núi cao

Chăn ong “du mục” đang trở thành một nghề độc đáo, lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào vùng cao. Nhiều thợ nuôi ong chuyên nghiệp đã biết tận dụng nguồn mật tự nhiên để chăn ong.

Việc chăn ong “du mục” cũng đòi hỏi người nuôi ong phải có tay nghề và lòng kiên nhẫn, bởi thành quả nhận lại chính là sản phẩm thu được từ mật và phấn hoa.

Hiện nay, trên khắp các triền đồi của tỉnh Cao Bằng đâu đâu cũng có hoa rừng, các thùng ong của các thợ chăn ong lại được xếp theo từng hàng, rất thuận tiện cho đàn ong bay ra bay vào.

Khám phá nghề chăn ong "du mục"

Cứ vào mùa này, trên khắp các triền núi của tỉnh Cao Bằng, đâu đâu cũng có hoa rừng, báo hiệu cho một mùa mật ong lại về. Và đây cũng chính là thời điểm đàn ong phát triển nhất, chúng đua nhau bay đi tìm mật, tha phấn hoa về tổ.

Ở vùng cao, chăn ong “du mục” mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bí ẩn làng nghề "rèn dao bằng mắt" nơi miền sơn cước

Những ngôi nhà nằm sát dưới chân núi của xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đều là các lò rèn. Hàng trăm năm nay, các ngôi nhà này đang giữ một bí kíp độc đáo về nghề rèn, hiếm nơi nào có được. Bởi các nghệ nhân phải luyện đôi mắt đến độ tinh thông mới cho ra được những sản phẩm bền, đẹp. Để khám phá kỹ thuật rèn dao, búa… của đồng bào dân tộc nơi đây, chúng tôi đã tìm gặp các cụ cao niên ở trong làng. 

Khám phá làng rèn Phúc Sen

Trong chuyến đi công tác về các huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, chúng tôi tình cờ được người dân giới thiệu về kỹ thuật rèn dao, búa… gia truyền của đồng bào dân tộc Nùng An.

Vượt chặng đường chừng 30km, theo quốc lộ 3 hướng đi cửa khẩu Tà Lùng, cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến các làng rèn của xã Phúc Sen. Khi đến nơi, điều ngạc nhiên chính là những âm thanh dồn dập được phát ra từ các lò rèn. Để thỏa chí tò mò, chúng tôi đã tạt vào một lò rèn nằm ở ven đường tìm hiểu.

Khi hỏi chuyện chúng tôi mới biết lò rèn này là của gia đình ông Lương Văn Pờ (56 tuổi), vợ là bà Lương Thị Thìn (53 tuổi), đều là người Nùng An. Theo ông Pờ, làng Tình Đông có 21 hộ dân, chỉ có một hộ là không làm nghề rèn. Do người dân không có ruộng nên bà con chỉ dựa vào nghề rèn để mưu sinh.

Ông Lương Văn Pờ kể chuyện rèn dao, búa bằng mắt cùng phóng viên.

28 thg 4, 2017

Chùa Phố Cũ - Cao Bằng

Chùa Phố Cũ - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nằm ở tổ 1, phố Cũ, phường Hợp Giang (Thành phố), là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Cao Bằng. Ngoài giá trị kiến trúc, nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn có giá trị lịch sử cách mạng to lớn.

Theo sách xưa, chùa được xây dựng vào thời Lê, năm Vĩnh Trị thứ 3 (tức năm 1679), có tên gọi là Quan đế Miếu, thờ Quan Vân Trường, một võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1820), chùa được sửa chữa lại, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thờ Tam cấp để thờ Phật và được đổi tên thành chùa Phố Cũ. Hiện chùa còn lưu giữ 5 tấm bia đá khắc bằng chữ Hán của bốn đời nhà Nguyễn là các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, ghi nhận công đức, cống hiến tiền của cho chùa.

Trải qua thời gian, chùa bị xuống cấp, năm 1945, nhân dân Thị xã (nay là Thành phố) đã quyên góp trùng tu lại, xây thêm lầu hai ở chính cung, kiến trúc hoa văn kiểu hoa thị, đắp rồng chầu thời Nguyễn. Sau khi trùng tu chùa, nhân dân rước đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương) về thờ.

Chùa Phố Cũ là ngôi chùa thờ tiền Thánh hậu Phật, cho nên trong chùa được chia làm hai phần thờ chính là: thờ Phật và thờ Thánh.

Bức hoành phi khắc chữ nổi trên tường ở cửa chính có ba chữ Hán “Hiển Thánh Cung”.

14 thg 2, 2017

Trúc Lâm Tà Lùng - ngôi chùa ở biên cương Tổ quốc

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 6 ngôi chùa, trong đó có 4 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa các cấp. Đặc biệt, hai ngôi chùa được xây mới là Trúc Lâm Bản Giốc và Trúc Lâm Tà Lùng đã trở thành những địa chỉ tâm linh nơi phên dậu biên cương của Tổ quốc. 

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.


Phục Hòa vốn là một huyện lâu đời ở tỉnh Cao Bằng, vào ngày 10/10/Giáp Ngọ (1/12/2014), BTS GHPGVN tỉnh đã khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng trên quần thể diện tích hơn 5.300 m², kinh phí xây dựng được huy động bằng nguồn vốn xã hội hoá. 

9 thg 10, 2016

Pác Bó - tiểu Cửu Trại Câu ở Việt Nam

Dòng suối xanh lục lam như đổ mực, bao quanh là rừng cây hoang sơ ở Pác Bó khiến khách lần đầu tới phải ngỡ ngàng. 

Khu di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng từ trước đến nay chỉ được biết đến là một di tích lịch sử cách mạng, không thực sự hấp dẫn với phượt thủ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Pác Bó trở thành cái tên được chính dân du lịch lăng xê nhiệt tình bởi vẻ đẹp thiên nhiên trời phú mà ít ai ngờ đến. Ảnh: Trâm Trâm 

3 thg 10, 2016

Phải đến cho được Bản Giốc

Thác Bản Giốc có một sự mê hoặc không những với tôi và có lẽ của rất nhiều người. Ngọn thác nằm ở biên cương tổ quốc, thuộc địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Chúng tôi đã có một dịp lên đường tìm đến đây trong tâm trạng háo hức, mong chờ từ rất lâu.


Mờ sáng, chúng tôi rời khỏi Hà Nội trên chuyến xe 25 chỗ, đơn giản là muốn tới Bản Giốc phải vượt qua bảy ngọn đèo, xe phải nhỏ và tài xế phải giỏi mới vượt qua cung đường hiểm trở ở miền đông bắc xa xôi nhưng đầy quyến rũ này.

1 thg 9, 2016

Linh thiêng ngôi Chùa trấn ải vùng biên cương

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc trên một sườn núi thuộc xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Ngoài việc phục vụ nhu cầu tâm linh, với vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, chùa còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của đất nước và là địa điểm thăm quan kỳ thú cho du khách. 


Mục sở thị chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khánh thành vào cuối năm 2014, có diện tích là gần 3ha. Chùa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi trấn yểm đắc địa ở vùng biên ải. Đứng ở chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách có thể ngắm các ngọn núi trùng trùng điệp điệp, cảnh quan nơi đây vừa kỳ ảo, vừa thơ mộng, nhất là buổi sáng bình minh hoặc khi chạng vạng tối…

9 thg 8, 2016

Phiên chợ vùng cao ở Cao Bằng

Chợ Nguyên Bình (Cao Bằng) với những sản vật địa phương của bà con dân tộc đem đến sự hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá.

Chợ Nguyên Bình được tổ chức vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng. 5 ngày mới có một phiên nên bà con dân tộc tập trung đến chợ trao đổi hàng hóa rất đông. 

9 thg 6, 2016

Ngon lành hương vị rau bò khai

Ai đã tới Cao Bằng, Bắc Cạn, hẳn sẽ không thể nào quên được phong cảnh thiên nhiên hữu tình; ai đã thưởng thức những sản vật của núi rừng, hẳn sẽ nhớ mãi một hương vị đặc trưng của một món rau đặc biệt, rau bò khai. 

Rau bò khai, còn gọi là rau hiến, rau bồ khai, một loại rau rừng mọc tự nhiên tại khu vực gần chân núi đá, có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,... Rau bò khai thân leo, dây giòn, có nhiều tay móc, thường leo lên các cây thân gỗ cao, lá và ngọn khá giống với ngọn su su nhưng mảnh hơn, xanh non và nhiều tay móc hơn.

Rau bò khai, đặc sản của vùng đất địa đầu. Ảnh. Đỗ Thảo 

5 thg 5, 2016

Bánh trứng kiến - đặc sản đầu hè đất Cao Bằng

Chắc chắn nhiều người sẽ rất tò mò khi lần đầu tiên nghe tên chiếc bánh đặc sản của vùng Cao Bằng, Bắc Kạn. 

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng. 

Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến. Ảnh: Tinker 

21 thg 3, 2016

Ghé Cao Bằng đừng quên thử bánh cuốn canh

Nhắc tới ẩm thực Cao Bằng, nhiều người nghĩ ngay tới món bánh cuốn canh lạ miệng, ngon mà dân dã - món ăn được ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng ở đây. 

Bánh cuốn Cao Bằng có nước dùng, giò và các gia vị hấp dẫn thực khách - Ảnh: Huyền Trần 

Ai từng một lần thưởng thức món ăn này sẽ chẳng thể quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm, thơm lừng và béo ngậy.

3 thg 3, 2016

Lạ lẫm kiểu úp mặt, chúi đầu xuống nước bắn cá

Với chiếc kính kiểu thợ lặn cùng khẩu súng tự tạo thô sơ, độc đáo, những chàng trai Sán Chỉ ở xã Hưng Đạo (Bảo Lạc, Cao Bằng) vẫn thường xuyên lội dọc các con sông, suối bắt cá cải thiện bữa ăn cho gia đình. 

Đặng Văn Phong (22 tuổi) cho biết, kiểu bắt cá này không biết xuất hiện từ bao giờ, thực tế Phong cũng như những trai tráng Sán Chỉ được truyền lại cách này từ cha, ông mình.

Mùa đông, nước cạn cùng với tiết trời lạnh nên việc săn bắn cá khó khăn hơn nên chỉ những hôm trời nắng nhóm thanh thiếu niên mới rủ nhau đi bắn cá. 


Cảnh bắt cá lạ lùng này thường xuyên bắt gặp trên con suối chạy ven quốc lộ 34 nối liền tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, đoạn qua huyện Bảo Lạc.

30 thg 12, 2015

Thăng Hen quyến rũ

Không nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, khu Pác Bó… nhưng hồ Thăng Hen lại có nét quyến rũ rất riêng, hớp hồn những ai đã từng tới Cao Bằng - mảnh đất cuối trời đông bắc của Tổ quốc. 

Cả vùng hồ hiện ra giữa lòng chảo thung lũng - Ảnh: Thu Hường 

Từ TP Cao Bằng, theo quốc lộ 3 về phía đông bắc khoảng 20km rồi rẽ vào tỉnh lộ 205 hơn 10km nữa là chúng ta sẽ tới được hồ Thăng Hen.

8 thg 8, 2015

Rau dạ hiến - hương vị của vùng núi Cao Bằng

Những cọng rau rừng xanh mơn mởn vươn lên từ đá, chắt chiu inh túy của trời đất để tạo ra vị giòn, ngọt, hấp dẫn thực khách mỗi lần đến Cao Bằng.

Với nhiều tên gọi khác nhau như bò khai, khau hương hay dạ hiến, loài rau này lên xanh mơn mỏn, đã mắt mà không cần phải chăm sóc. Chúng không sống ở những vùng đất màu mỡ mà mọc trên núi đá, chia làm nhiều nhánh, bò, bám theo các thân cây gỗ vươn lên lấy ánh sáng mặt trời.

Đây là thứ rau dại, nhưng không phải ở vùng nào cũng có. Từ sau Tết đến tháng 7 âm lịch, rau mọc nhiều và ngon, là món quà bất cứ ai lên vùng đất Cao Bằng cũng muốn mua về cho người thân.

Chỉ cần lấy một nắm, rửa sạch là có thể chế biến thành nhiều món ngon như xào tỏi, tôm, mực, trứng hay thịt bò... Rau dạ hiến dùng cho các món lẩu, nấu canh cũng có sức hấp dẫn bởi vị thơm nồng, ngai ngái, ăn một lần thì nhớ mãi. 

Những gùi rau rừng theo chân người dân bản xuống chợ. Ảnh: hotel 

23 thg 7, 2015

Ngược Cao Bằng tìm ăn hạt dẻ Trùng Khánh

Nhắc đến xứ núi Cao Bằng, không ai không nhắc đến một đặc sản làm nức danh vùng đất hùng vĩ này. Đó là hạt dẻ Trùng Khánh. Đặc biệt, du khách có thể tự tay mình rang hạt dẻ tại chợ phiên.

Hạt dẻ Trùng Khánh thu hoạch vào dịp cuối thu đầu đông - Ảnh: N.T.Lượng 

Muốn tìm đến vị ngon của hạt dẻ, thực khách phải cất công lặn lội lên tận Trùng Khánh (Cao Bằng), nơi đây được coi là “lãnh địa” của thứ hạt nổi tiếng này. Và tại nơi này du khách mới có cơ hội được ăn loại hạt dẻ do chính bàn tay của cư dân bản địa trồng và hái về. 

18 thg 5, 2015

Chùa Đống Lân nơi non nước Cao Bằng

Chùa Đống Lân, nằm trên gò con lân ở thế đất đẹp, cao ráo... Theo truyền tụng cũng như ghi chép, thì chùa nằm trên các lớp lang văn hóa gắn chặt với vùng non nước Cao Bằng một dải này.

Từ thành phố Cao Bằng, trên đường đến di tích hang Pác-Bó (huyện Hà Quảng), ngay bên tay phải có ngôi chùa. Con đường khá vắng, ngôi chùa lặng yên... Cổng chùa khép hờ, trong là khoảng sân rộng đung đưa hoa nắng khi ánh sáng chiếu xuyên qua những tàng cây... Chúng tôi tìm thấy những phút giây bình yên lạ lùng của sớm đầu hè khi thăm ngôi chùa vùng biên viễn này. 

Phật giáo đến với vùng đất Cao Bằng có lẽ từ thời Lý- Trần, nhưng phát triển vào thời Lê- Mạc, từ khi vương triều Mạc đóng đô ở đây. Cũng như vậy, chùa Đống Lân có từ thời nhà Lý, sau vua Mạc Kính Cung cho xây dựng khang trang để Hoàng hậu, Công chúa có nơi tụng kinh niệm Phật. 

Tam quan chùa Đống Lân