Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảnh sát Toàn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảnh sát Toàn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 5, 2017

Độc đáo nghề chăn ong "du mục" vùng núi cao

Chăn ong “du mục” đang trở thành một nghề độc đáo, lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào vùng cao. Nhiều thợ nuôi ong chuyên nghiệp đã biết tận dụng nguồn mật tự nhiên để chăn ong.

Việc chăn ong “du mục” cũng đòi hỏi người nuôi ong phải có tay nghề và lòng kiên nhẫn, bởi thành quả nhận lại chính là sản phẩm thu được từ mật và phấn hoa.

Hiện nay, trên khắp các triền đồi của tỉnh Cao Bằng đâu đâu cũng có hoa rừng, các thùng ong của các thợ chăn ong lại được xếp theo từng hàng, rất thuận tiện cho đàn ong bay ra bay vào.

Khám phá nghề chăn ong "du mục"

Cứ vào mùa này, trên khắp các triền núi của tỉnh Cao Bằng, đâu đâu cũng có hoa rừng, báo hiệu cho một mùa mật ong lại về. Và đây cũng chính là thời điểm đàn ong phát triển nhất, chúng đua nhau bay đi tìm mật, tha phấn hoa về tổ.

Ở vùng cao, chăn ong “du mục” mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Độc đáo tục làm nhà cho người chết

Trong quan niệm của người Thái (huyện Mai Châu, Hòa Bình) thì người chết chỉ là chuyển từ thế giới bên này sang thế giới bên kia.

Vậy nên, người chết cũng phải được chia của cải, tiền bạc và dựng nhà để tiếp tục “sống”. Bao đời nay, nét văn hóa đặc biệt ấy của người Thái được duy trì như một thứ tài sản vô giá.

Cả làng ủng hộ vật chất và tinh thần cho gia đình người quá cố

Mỗi dân tộc, vùng miền lại có một quan niệm, nét văn hóa độc đáo riêng của mình. Đối với đồng bào dân tộc Thái, khi người ta chết đi tức là sẽ tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia.

Khi đưa tiễn người mất về với “Mường trời”, việc quan trọng bậc nhất phải làm nhà mồ giống hệt như nhà khi còn sống. Với họ, dù chết đi thì vẫn phải được đối xử công bằng. Có làm như vậy mới thể hiện sự thành kính, người sống sẽ được phù hộ, gia đình làm ăn phát đạt.

Bí ẩn hàng trăm ngôi mộ cổ ở núi A Mang

Hàng trăm ngôi mộ cổ nằm lẩn khuất trong những lùm cây dại ở phía Nam triền núi A Mang thuộc địa phận thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Ngoại trừ một vài lần lãnh đạo Bảo tàng Phú Yên cử chuyên viên tiếp cận thực địa cách đây hơn chục năm, cho đến nay chưa có một cuộc khảo sát quy mô để kiểm đếm, thống kê chi tiết và đưa ra những luận cứ khoa học lịch sử minh chứng nguồn gốc, nên nhiều bí ẩn về những ngôi mộ cổ đó cần được các nhà khảo cổ, nghiên cứu văn hóa - lịch sử giải mã.

1. Sau nửa giờ thưởng thức vị đắng cà phê trong quán bình dân ở góc phố thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An giữa buổi sáng tháng 5-2017, ông chủ quán đã chỉ dẫn tôi rời quốc lộ 1A đi về hướng Đông, non cây số là đến cầu Lò Gốm bắc qua cửa sông Hà Yến nối liền hữu ngạn hạ lưu sông Cái.

Phóng viên Chuyên đề CSTC dò tìm mộ cổ lẩn khuất bên trong những bụi cây dại trên triền núi A Mang.

Bí ẩn làng nghề "rèn dao bằng mắt" nơi miền sơn cước

Những ngôi nhà nằm sát dưới chân núi của xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đều là các lò rèn. Hàng trăm năm nay, các ngôi nhà này đang giữ một bí kíp độc đáo về nghề rèn, hiếm nơi nào có được. Bởi các nghệ nhân phải luyện đôi mắt đến độ tinh thông mới cho ra được những sản phẩm bền, đẹp. Để khám phá kỹ thuật rèn dao, búa… của đồng bào dân tộc nơi đây, chúng tôi đã tìm gặp các cụ cao niên ở trong làng. 

Khám phá làng rèn Phúc Sen

Trong chuyến đi công tác về các huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, chúng tôi tình cờ được người dân giới thiệu về kỹ thuật rèn dao, búa… gia truyền của đồng bào dân tộc Nùng An.

Vượt chặng đường chừng 30km, theo quốc lộ 3 hướng đi cửa khẩu Tà Lùng, cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến các làng rèn của xã Phúc Sen. Khi đến nơi, điều ngạc nhiên chính là những âm thanh dồn dập được phát ra từ các lò rèn. Để thỏa chí tò mò, chúng tôi đã tạt vào một lò rèn nằm ở ven đường tìm hiểu.

Khi hỏi chuyện chúng tôi mới biết lò rèn này là của gia đình ông Lương Văn Pờ (56 tuổi), vợ là bà Lương Thị Thìn (53 tuổi), đều là người Nùng An. Theo ông Pờ, làng Tình Đông có 21 hộ dân, chỉ có một hộ là không làm nghề rèn. Do người dân không có ruộng nên bà con chỉ dựa vào nghề rèn để mưu sinh.

Ông Lương Văn Pờ kể chuyện rèn dao, búa bằng mắt cùng phóng viên.