Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 3, 2015

Lên Cao Bằng trẩy hội Nàng Trăng

Trong mấy tháng mùa xuân, nếu đi ngao du trên những cung đường đầy hoa của tỉnh Cao Bằng, du khách thường được chứng kiến lễ hội kéo dài của người Tày.


Đó là lễ hội Nàng Hai (còn gọi là Nàng Trăng), là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Theo tín ngưỡng người Tày, Nàng Hai là mẹ Mặt Trăng chuyên ban phúc và giúp đỡ con người trong việc làm ruộng, dệt vải. Lễ hội này được tổ chức để mời Nàng Hai xuống hạ giới giao lưu cùng với bản làng.

18 thg 3, 2015

Mộc mạc chợ phiên Án Lại

Chợ Án Lại tọa lạc tại xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng không chỉ là nơi mua bán hàng tuần mà còn là điểm hẹn để gặp gỡ và trò chuyện của đồng bào dân tộc.

Chợ chủ yếu phục bụ bà con các xã Đức Xuân, Trương Lương (Hòa An), Phúc Sen, Quốc Dân (Quảng Uyên). Tuy nhiên, người dân đến từ huyện Hà Quảng, Bảo Lạc cũng về đây mua bán. 

29 thg 1, 2015

Về Pác Bó thăm nơi Bác Hồ đã từng sống

Du khách nào đến Cao Bằng cũng đều sẽ ghé qua hang Pác Bó, thăm nơi Bác Hồ đã từng ở. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, Pác Bó cũng là nơi có nhiều điểm tham quan rất đẹp.

Nhân chuyến lên Cao Bằng, chúng tôi đã về thăm khu di tích Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa để lãnh đạo cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài.

Nếu như ngày xưa, Bác phải đi ngựa để vào hang Pác Bó thì nay, xe chúng tôi bon bon trên đường nhựa uốn lượn dưới chân những dãy núi trùng điệp. Sau khi băng qua những cánh đồng lúa vàng mênh mông, những xóm làng bình yên, những thảm hoa rừng đủ sắc màu đẹp như tranh vẽ, trước mắt chúng tôi hiện ra dòng suối xanh màu ngọc có gắn tấm biển lớn: Suối Lê Nin. 

24 thg 1, 2015

Huyền ảo động Ngườm Ngao

Chỉ cách thác Bản Giốc khoảng 3km, động Ngườm Ngao hiện nay là điểm đến không thể bỏ qua tại Cao Bằng. Từ cuối năm 2014, khi có tuyến xe buýt đi thẳng từ Cao Bằng đến Bản Giốc, Ngườm Ngao càng đặc biệt thu hút hơn.

Động Ngườm Ngao là điểm đến không thể bỏ qua tại Cao Bằng 

Với đoạn đường gần 80 cây số từ Cao Bằng lên Bản Giốc, bạn chỉ mất 50.000 đồng cho một chuyến xe buýt sạch sẽ cùng nhân viên phục vụ nhiệt tình. Gần đến Thác, bạn xuống xe tại Ngườm Ngao và cuốc bộ tầm hơn 1km nữa là đến động. 

14 thg 11, 2014

Ngày lạnh nhớ vị bánh áp chao Cao Bằng

Đến với Cao Bằng ngày lạnh và thưởng thức món bánh áp chao nóng hổi, hương thơm quyến rũ cùng vị đậm đà, béo bùi của thịt vịt lẫn trong vị nếp dẻo quạnh là cả một sự khám phá thú vị.

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao. 

Món bánh tuy đơn giản nhưng không chỉ được nhiều người Cao Bằng yêu thích mà còn làm cho những vị khách đường xa cũng phải xuýt xoa khen ngợi. Ảnh: Anh Tú. 

31 thg 10, 2014

Buồn vui du lịch vùng biên ải

Cách đây 20 năm, sau cuộc hành trình dài dằng dặc gần trăm cây số bằng chiếc xe Minsk cũ kỹ, tôi đặt chân tới thác Bản Giốc (Cao Bằng). Thật khó diễn tả cảm xúc lạ lùng cứ dâng trào khi lần đầu đứng nơi địa đầu Tổ quốc, chiêm ngưỡng thác nước cực kỳ dữ dội và hùng tráng.


30 thg 7, 2014

Thăm thác Bản Giốc hùng vỹ nơi biên cương

Hành trình đến với một trong những dòng thác tự nhiên đẹp nhất Việt Nam thuộc tỉnh Cao Bằng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm đáng nhớ trong mùa hè năm nay.

Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km và Hà Nội gần 400 km. Đường dẫn tới thác Bản Giốc quanh co, uốn lượn quanh các sườn núi và có nhiều khúc cua hẹp, không khí trong lành, phong cảnh đồng quê vùng núi trù phú. 

Thác Bản Giốc kỳ vĩ vùng biên. 

31 thg 3, 2014

Kỳ diệu hồ nước nghìn khối trơ cạn trong một đêm

Người dân Hồ Thang Hen (xã Quốc Toản, huyện Trà lĩnh, Cao Bằng) từ bao đời truyền miệng những câu chuyện đầy kỳ bí về nghìn khối nước trơ cạn trong một đêm. 

Ly kỳ chuyện thủy quái hại dân

Theo các cụ già dân tộc Tày tại đây, từ bao đời nay bản Lũng Táo vốn nằm dưới chân hồ Thang Hen là vùng đất có địa thế đẹp, nơi định cư của đa phần dân tộc Tày cuộc sống vốn yên bình. Những, cuộc sống của họ bỗng chốc bị đảo lộn hoàn toàn, không biết dân làng ai đã đắc tội hay làm sai điều gì với thần linh mà một ngày nọ bỗng từ đâu xuất hiện một con quái thú.

Vào một ngày khi mặt trời còn nằm trên ngọn núi, khi mọi người đang hoạt động sản xuất thì đất trời bỗng mây đen lũ lượt kéo về, sặc mùi ám khí, đêm về buông xuống tiếng gầm rú của con quái thú làm rung chuyển núi rừng, ai cũng khiếp sợ hoảng loạn không dám bước ra khỏi cửa. 

Hồ Thang Hen có sức chứa hàng nghìn khối nước nhưng cứ theo chu kỳ một năm lại cạn một lần 

26 thg 3, 2014

Măng ngâm ớt Cao Bằng - vị cay đại ngàn

Người ta thường ví von “Cao Bằng gạo trắng nước trong”, nhưng không chỉ có gạo trắng mới làm nên nét đẹp của Cao Bằng mà những lát măng trắng nõn ngâm cùng những quả ớt đỏ tươi, không biết vô tình hay hữu ý cũng làm say lòng khách du lịch gần xa.

Măng ngâm ớt đặc sản Cao Bằng - Ảnh: Thảo Nga

Măng ngâm ớt là món gia vị xuất hiện thường xuyên trong gia đình, quán ăn của người Cao Bằng. Người ta dùng măng ớt để ăn với canh bánh cuốn, phở, nước chấm, các món canh…

Trong những ngày đông giá rét, bữa cơm, bát phở có thêm vài lát măng ớt sẽ làm cái lạnh tự dưng biến mất, trong người dâng lên một cảm giác bừng bừng, phấn chấn thật dễ chịu. Măng ớt mang đến một hương vị đậm đà nhưng tinh tế cho ẩm thực Cao Bằng với những vị cay, ngọt, chua, hăng của ớt, măng hòa trộn như thế.

6 thg 2, 2014

Lễ hội nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Lễ hội nàng Hai hay còn gọi là nàng Trăng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Lễ hội diễn ra vào dịp đầu xuân, gắn với tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, với ước mong về mùa màng tươi tốt, con người sinh sôi nảy nở. Hiện lễ hội này vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn tại xã Tiên Thành (huyện Phục Hòa) và xã Kim Đồng (huyện Thạch An).

Mới đây, trong khuôn khổ của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ hội Nàng Hai của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng đã được tái hiện sinh động, thu hút đông đảo người xem.

Theo tín ngưỡng dân gian người Tày, trên cung Trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên là con các Mẹ Trăng, hàng năm chăm lo, bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho dân chúng ở trần gian. Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian, giúp dân việc đồng áng, mùa màng bội thu, muôn nhà hạnh phúc.

Trai bản đưa lễ vật ra cúng tại miếu thổ công để mời Mẹ Trăng xuống trần cầu mùa, cầu phúc.

30 thg 12, 2013

Món phặc nhường của người miền núi

Bí đỏ thường được đem nấu canh xương heo, thái lát xào tỏi, hoặc nấu cháo bí đỏ, chè bí đỏ. Đây là những món ăn quen thuộc, ngon và bổ. Còn người Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn lại có món bí đỏ hấp thịt (tiếng địa phương là phặc nhường), ngon, lạ miệng lại dễ làm.

Bí đỏ hấp thịt bằm (phặc nhường). 

Bí đỏ ở đây được trồng nhiều. Tháng 3, tháng 4 âm lịch, khi gieo ngô, bà con lại trồng xen vài mươi hốc bí ở bờ rẫy, chân nương. Tháng 7, tháng 8, mùa bẻ ngô cũng là mùa trẩy bí. Nhà nào bí đỏ cũng chất đầy trên gác bếp, để dành ăn quanh năm. Bí đỏ hấp thịt bằm là món ăn truyền thống của đồng bào.


16 thg 12, 2013

Trang phục tinh tế của phụ nữ Dao Tiền

Với màu chàm và đen chủ đạo, trang phục của người Dao Tiền được thêu hoa văn ở tà áo, gấu áo rất nhã nhặn và tinh tế.

Không rực rỡ như các trang phục của các dân tộc Dao khác, người Dao Tiền thường chọn màu chàm và đen làm gam màu chủ đạo. Phụ nữ Dao Tiền rất coi trọng chuyện ăn mặc, vì vậy trang phục của họ rất nhã nhặn nhưng không kém phần tinh tế, ngay cả trẻ nhỏ đã được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo được thêu khéo léo và cầu kỳ.

Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua những công đoạn rất công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời mới xong. Thường vào những lúc nhàn rỗi, họ bật bông, se sợi để dệt vải, tự may quần áo cho mình và cho chồng con. 

Cô gái Dao xinh xắn. Ảnh: dantocviet. 


15 thg 10, 2013

Phở chua Cao Bằng níu kéo bước chân du khách

Hương vị thơm ngon của thịt ba chỉ rán và thịt vịt quay, vị chua ngọt của nước sốt và độ dai dẻo của bánh phở sẽ khiến thực khách nhớ mãi không thể quên.

Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần như thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng. 

Đến Cao Bằng thì không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món phở chua trứ danh. Ảnh: cinet.gov.vn 

17 thg 8, 2013

Thơm phức bò gác bếp Cao Bằng

Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp.

Bò gác bếp - Ảnh: Ba Hưng

Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.

Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất.

1 thg 4, 2013

Thăm vùng biên phía Bắc

Thác Bản Giốc. 

Nhóm chúng tôi gồm 11 người xuất phát từ TPHCM, ngoài hai vợ chồng tôi đã trên 60, còn lại là 9 bạn trẻ, quyết làm một chuyến ngao du miền núi phía Bắc. Khoảng gần 9 giờ sáng, chúng tôi lên đường, theo hướng đi Sơn Tây rồi vượt sông Đà qua cầu Trung Hà. 

Cầu Trung Hà nằm cách ngã ba - nơi sông Hồng và sông Đà gặp nhau - khoảng 1km. Xe cặp theo bờ đê sông Hồng bên phía hữu ngạn, qua cầu Phú Thọ, nhưng không ghé vào thành phố Phú Thọ mà lại đi cặp theo đê sông Hồng phía tả ngạn để lên Tuyên Quang. Chúng tôi dừng chân, ăn cơm trưa tại một quán cơm cách thành phố Tuyên Quang chừng 10km. Bữa cơm khá ngon miệng, giá cả cũng vừa phải. Ăn xong lại lên đường ngay vì đích đến còn xa.


23 thg 3, 2013

Thác Bản Giốc

Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á., lớn thứ tư thế giới trong số các thác nước đẹp nhất nằm trên biên giới giữa các quốc gia.

Việt Nam có nhiều thác nước hùng vĩ, đẹp, như Đambri (Bảo Lộc), Datanla, Pren (Đà Lạt), Trinh nữ, Đraynu, Đraysap (Đắc Lắc)...Tuy vậy, thác nước được coi là lớn nhất, đẹp nhất Việt Nam là thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng gần 90 km. 

Bản Giốc - thác nước lớn thứ tư thế giới, thác đẹp nhất nằm trên biên giới giữa các quốc gia 

Từ Hà Nội, chúng tôi đi ô tô lên Cao Bằng. Cảnh sắc tuyệt vời và khí hậu mát mẻ của miền Đông Bắc với đồi núi chập chùng, những cánh rừng xanh ngắt, những nương lúa rập rờn…khiến con đường gần 300 km như ngắn lại rất nhiều.


21 thg 2, 2013

Cao sằng dẻo ngon

Những người phụ nữ Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn… cứ tầm mùng 3 Tết trở đi là làm lấy mấy mẻ cao sằng. Vừa là để đổi món cho chồng con được ngon miệng, vừa là để trổ tài nội trợ của mình. 


Ngày Tết, có bao nhiêu là thịt thà, bánh trái, thế mà lại cứ vẩn vơ thèm bánh cao sằng.

Ấy là bởi mấy ngày Tết, sum họp cùng gia đình, vui vẻ với anh em, lại tiếp đãi khách khứa, bè bạn nên tiệc tùng, cỗ bàn hơi nhiều. Lại có phần hơi quá chén nên trong người thấy háo, ăn gì cũng không thấy ngon, nhìn gì cũng thấy ngấy. Những lúc như thế, chỉ có cao sằng là nhất vì món bánh này thanh nhẹ, dễ ăn.

10 thg 2, 2013

Động Ngườm Ngao

Từ thị xã Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), theo con đường dài hơn 60km, vượt qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu để đến thị trấn Trùng Khánh, đi thêm 26 cây số nữa đến Bản Giốc, cách Bản Giốc 3km là động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).

“Ngườm Ngao” theo tiếng Tày có nghĩa là động hổ (Ngườm: động, Ngao: hổ), vì tương truyền ngày xưa trong động này có nhiều hổ dữ sinh sống. Nhưng cũng có người cho rằng động hổ bắt nguồn từ tiếng suối chảy trong động tạo ra tiếng kêu, gầm như con hổ dữ. Động cũng có tên gọi là động Gió bởi trong động có dòng suối ngầm chảy mạnh tạo ra luồng gió và tiếng ầm ầm dội vào các vách núi. Năm 1921, một số viên quan người Pháp và Việt Nam khi đến thăm thác Bản Giốc đã phát hiện ra động này. 

Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C, mùa hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa đông ấm áp. Động có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (hang gió) và Ngườm Bản Thuôn. Hiện nay, lối ra vào chính đi qua cửa Ngườm Ngao gần bản Gun. Từ đây, khách tham quan có thể vào sâu bên trong động đến gần 1km.

Đường vào động Ngườm Ngao.

24 thg 1, 2013

Lên Cao Bằng ăn củ mài


Có dịp khám phá Cao Bằng tôi mới biết một số dân tộc vùng cao nơi đây coi củ mài như một thứ lương thực chính. Thậm chí, đối với họ củ mài mang một ân nghĩa vô cùng lớn lao.


Củ mài xưa vốn là nguồn lương thực chính của người nghèo - Ảnh: P.T.T

Củ mài rất dễ chế biến thành những món ăn thông thường, có thể đồ chín ăn thay cơm, nấu canh hay nấu chè… Chè củ mài còn được xem là món ăn đặc sản của người dân vùng núi, thường người dân Cao Bằng chỉ nấu chè vào những ngày lễ, dịp sum họp.
Về mặt đông y học, rễ củ mài có công dụng bổ, hạ nhiệt, chữa được các thứ bệnh hoa mắt, chóng mặt, hư lao, mồ hôi trộm… Củ mài được dùng trong đông y như một vị thuốc, là một trong 6 vị được các lương y kết thành gọi là lục vị.


Khẩu sli - đặc sản Cao Bằng

Đến Cao Bằng, bạn sẽ được thưởng thức thứ bánh đặc sản của vùng đất này. Đó là khẩu sli.

Cái tên bánh hẳn gợi nhiều tò mò cho bạn. Khẩu sli tiếng địa phương có nghĩa là bánh gạo nếp nổ, cũng có thể hiểu là bánh bỏng. Trước đây người Cao Bằng chỉ làm khẩu sli trong những dịp lễ tết, hội hè. Bây giờ, khẩu sli đã trở thành thứ bánh bày bán hằng ngày như nhiều thứ quà khác.

Những phong bánh khẩu sli được đóng gói thành phẩm