Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 2, 2024

Bảo tồn giá trị rừng thông Đak Đoa

Rừng thông Đak Đoa nằm dọc theo đường Phan Đình Phùng (thị trấn Đak Đoa) và một phần thuộc địa phận xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), cách TP. Pleiku khoảng 20 km.

Khoảng đầu tháng 11 hàng năm, nơi này thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan, thưởng ngoạn. Không chỉ có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ mà nơi đây còn hội tụ những giá trị thiên nhiên, văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử.

Bạt ngàn thông xanh

Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Thọ - Bí thư Huyện ủy Đak Đoa, người “bén duyên” với vùng đất này từ những năm 70 của thế kỷ trước: Khu vực rừng thông bây giờ là vùng “đất chết” của hơn 50 năm về trước. Lúc bấy giờ, Sư đoàn bộ binh số 4 của Mỹ đặt Bộ chỉ huy tại căn cứ Enari dưới chân núi Hàm Rồng. Để bảo vệ căn cứ này, quân đội Mỹ đã phun, rải chất diệt cỏ, khai quang, tàn diệt toàn bộ thảm thực vật bao quanh căn cứ, tạo vành đai trắng nhằm phát hiện, ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Hơn 500 ha đất của khu rừng thông này nằm trong vành đai trắng, không có một loài cây, cọng cỏ nào mọc lên được. Người dân địa phương gọi nơi này là vùng “đất chết”.

Rừng thông Đak Đoa nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý

Những mùa hoa mê mải

Đời viết của tôi cũng vài chục bài cả thơ và báo về dã quỳ, từng cho rằng dã quỳ Hàm Rồng và Biển Hồ là đẹp nhất, bởi nơi ấy là hai cái “nguyên” núi lửa khổng lồ, rằng nham thạch triệu năm vương lại hun đúc nên cái màu vàng mê hoặc của dã quỳ.

1. Tôi nhớ không chính xác là năm nào, khi tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival hoa Đà Lạt, khỏi phải nói, nó gây tiếng vang đến như thế nào, dù ai cũng biết, từ lâu, Đà Lạt đã được mệnh danh là “thành phố ngàn hoa”.

Gia Lai, từ sự tự phát của dân du lịch phượt, cứ mùa khô bắt đầu là nhộn nhịp kéo về để săn ảnh dã quỳ. Cũng không dễ, không hanh thông ngay từ đầu. Tôi nhớ, nhà thơ Đào Phong Lan hồi ấy muốn dẫn mấy ông bạn “Tây ba lô” về đây chơi và ngắm hoa, nhờ tôi liên hệ. Hỏi mấy công ty du lịch thì đều... từ chối, vì chưa có chính sách cho khách Tây, dù Đà Lạt, Buôn Ma Thuột và cả Kon Tum đã có. Họ bày cho tôi là cứ lẳng lặng mà lên; trót lọt thì không sao, nhưng nếu... lộ thì ráng chịu. Tôi báo lại cho Đào Phong Lan, nhưng Lan lắc đầu ngay và đành đưa khách đi nơi khác. Du lịch là vui chơi, là thoải mái, vừa đi vừa nơm nớp như thế thì đi... phí tiền. Câu nhắn lại cứ lơ lửng thế.

Đường hoa dã quỳ ở Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Ảnh: Phạm Quý

23 thg 2, 2024

Vẻ đẹp trên cánh đồng thuốc lá Krông Pa

Khí hậu, thổ nhưỡng trên vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) rất thích hợp cho cây thuốc lá phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây thuốc lá còn mang lại vẻ đẹp cho đất trời nơi đây.

Bình minh tỏa rạng trên cánh đồng thuốc lá xã Phú Cần. Một màu xanh bạt ngàn chạy dài tít tắp tận bờ sông Ba. Bây giờ là mùa xuân, màn sương bảng lảng rải đều trên những tấm thảm xanh mờ ảo. Hoa thuốc lá bừng nở khoe sắc hồng trong ánh ban mai rực rỡ.

Một màu xanh bạt ngàn chạy dài tít tắp tận bờ sông Ba.

24 thg 1, 2024

Mênh mang sông nước Pô Cô

Có một vùng bao la trời nước, phong phú thủy sản nuôi lồng, đánh bắt tự nhiên. Ở đó, làng có 34 hộ dân, chia làm 5 xóm nhỏ, “giao lưu” với nhau bằng những chiếc ghe chèo tay hoặc chiếc xuồng gắn máy xinh xinh.

Làng còn kinh doanh nhà hàng, du lịch sông nước… Đó là làng chài nơi đầu nguồn sông Pô Cô, trên lòng hồ thủy điện Sê San 4.

Từ TP. Pleiku, vượt quãng đường nhựa dọc những khu dân cư, cánh rừng cao su, cà phê, điều… chúng tôi đến với hồ thủy điện Sê San 4. Dừng chân nơi bến đò (thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum), đón chúng tôi là 2 chiếc xuồng composite đuôi gắn máy, có mái che, băng ghế đặt ngang khá tinh tươm chuyên làm du lịch sông nước. Ổn định chỗ ngồi, áo phao buộc dây, 2 chiếc xuồng song song rẽ sóng.

Nhà bè trên lòng hồ Sê San. Ảnh: Lê Hà

Dọc miền đỗ mai

Nếu hoa muồng vàng mê mải triền thu, dã quỳ rực rỡ báo đông cùng vạt cỏ hồng quyến rũ thì những cánh đỗ mai bay trong chiều gió báo tin rằng mùa xuân đã cận kề.

Mùa đỗ mai về như một lời chào mùa xuân, một món quà bất ngờ mà tạo hóa ban tặng cho con người. Nhớ những ghi chú trong sách rằng, đỗ mai có nguồn gốc từ châu Mỹ, tên khoa học là Gliricidia sepium, thuộc họ đậu (Fabaceae) lá kép với màu xanh pha trắng.

Đỗ mai có nhiều tên gọi như: điệp anh đào, đào đậu, cọc rào, hồng mai… Nhiều người vẫn lầm tưởng đó là hoa anh đào (một loài hoa có nguồn gốc từ Nhật Bản), có lẽ bởi hoa nở rộ khi xuân về và màu hoa cũng tựa như sắc hoa anh đào. Cũng có tài liệu cho rằng, vì quả của đỗ mai giống quả đậu và hoa thì giống như hoa mai nên tên gọi hoa đỗ mai cũng từ đó mà ra.

23 thg 1, 2024

Lên đỉnh Tơgu tìm nơi bok Núp bắn Pháp chảy máu

Năm 1987, chúng tôi về làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) “cùng ăn, cùng ở” với bà con để sờ tận tay, nhìn tận mắt, cảm nhận không gian… tại địa điểm có sự kiện diễn ra trong kháng chiến chống Pháp.

Đêm đêm nơi góc nhà sàn của làng, bên bếp lửa bập bùng, chúng tôi lắng nghe bok Jơt, bok Hep… kể chuyện. Cùng với những gì đã đọc trong tác phẩm “Đất nước đứng lên”, tôi hình dung rõ mồn một về ngôi làng đã ghi dấu kỳ tích “bắn Pháp chảy máu” của người Bahnar. Vậy là, tôi xin già làng Jơt bố trí cho một cuộc “lên núi”.

Chuyến đi ấy diễn ra vào một sáng mùa đông. Tôi và anh Trần Hữu Tài được bok Hep, anh A Nhoan dẫn đường. Đi cùng còn có 2 du kích thôn. Mỗi người đều đeo gùi, cầm rựa… để tranh thủ hái lượm thêm. Thường thì người Bahnar chỉ ra khỏi nhà khi mặt trời đã lên cao. Nhưng hôm ấy, bok Jơt giục chúng tôi đi từ khi mặt trời chưa mọc, vì bok nói, làng cũ xa lắm, phải qua nhiều núi, nhiều khe.

Làng kháng chiến Stơr thuộc thị trấn Kbang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Ảnh tư liệu

22 thg 1, 2024

Đỗ mai nở rộ tô điểm sắc xuân cao nguyên Gia Lai

Những ngày đầu năm mới, đỗ mai bắt đầu nở rộ trên khắp các nẻo đường, điểm tô cho sắc xuân cao nguyên Gia Lai.

Gia Lai có những loài hoa đặc trưng nở theo mùa, và mỗi loài hoa đều mang tính biểu tượng. Vào mùa Xuân, không chỉ ngào ngạt hương hoa cà phê, thắm sắc đỏ hoa pơ lang mà còn man mác sắc hồng phai của đỗ mai trên khắp các nẻo đường.

Đỗ mai nở sớm nhất và nhiều nhất trên cung đường vào đập Tân Sơn (thôn 2, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh). Nhiều người vào thắng cảnh này không khỏi bâng khuâng trước màu hồng phai của đỗ mai dọc đường đi.

Anh Đoàn Lanh-một người dân địa phương ở đây chia sẻ: “Trước đây người dân thường trồng đỗ mai ở bờ rào, hay phân chia ranh giới đất nương rẫy. Bây giờ hoa được trồng ở khắp nơi, dọc các cung đường để lấy bóng mát và làm cảnh.

Hoa thường khoe sắc vào dịp Tết cổ truyền nên mỗi khi thấy hoa nở tôi cảm nhận rất rõ không khí mùa Xuân đang ùa về. Hoa đỗ mai không rực rỡ như các loài hoa khác, hoa đẹp theo cách riêng, giản dị nhưng khiến cho bức tranh du lịch của Gia Lai thêm sức sống. Rất nhiều bạn trẻ như tôi muốn tìm những khoảnh khắc bình yên với thiên nhiên, với hoa cỏ như vậy”.

Đỗ mai nở rộ trên cung đường vào đập Tân Sơn (thôn 2, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh). Ảnh Bi Ly

6 thg 10, 2023

Ngắm vẻ đẹp hoang sơ của ruộng bậc thang tại làng Kol

Đến làng Kol (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vào những ngày đầu tháng 10, du khách sẽ ngạc nhiên khi được ngắm những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, lúa đang bắt đầu chín ngả vàng. Khung cảnh ấy dễ khiến mọi người liên tưởng như đang đứng giữa vùng núi đồi Tây Bắc.

Những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau xanh mướt.

Ít ai biết rằng, trên mảnh đất Tây Nguyên cũng có những ruộng bậc thang đẹp không kém ở vùng núi cao Tây Bắc, chỉ khác là chúng nhỏ hơn và thường len lỏi giữa những vạt rừng hay nương rẫy trùng điệp, ven những sông suối...

22 thg 5, 2023

Một lần đến sóc Bom Bo

Sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, người dân Bom Bo không kể già trẻ, trai gái, ngày hay đêm tập trung giã gạo nuôi quân đánh đuổi quân thù.

Những ngày đầu tháng 5, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Phước, tôi có dịp ghé thăm sóc Bom Bo, nơi đã dệt nên huyền thoại đẹp của người Stiêng về tinh thần anh dũng, kiên cường và thắm đượm tình quân dân. Lòng tôi lại ngân lên những giai điệu đẹp trong ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: “Đuốc gần tàn nhịp chày thêm rắn rỏi/Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây/Người chưa ngơi đã sẵn có người thay/Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy...”.

Du khách tham quan sóc Bom Bo. Ảnh: T.T

Đêm bình yên ngắm đom đóm bay

Lần cuối cùng bạn nhìn thấy đom đóm bay là khi nào? Câu hỏi này cứ trăn trở mãi cho tới khi mới đây, trong một đêm thanh trong, chúng tôi đến khu vườn xanh mát bóng cây của Paksong Farmstay Gia Lai (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Chúng tôi không giấu được sự ngạc nhiên và thích thú khi trước mắt mình là những vệt sáng xanh lơ lập lòe của đom đóm ẩn hiện trong đêm mùa hè ẩm ướt hơi sương.

Du khách trải nghiệm ngắm sao trời trong không gian bình yên tại Paksong Farmstay Gia Lai (ảnh đơn vị cung cấp).

8 thg 2, 2023

Món ngon từ cá sông Gia Lai

Ẩm thực Gia Lai khá đa dạng và phong phú. Bên cạnh các món ngon đã trở thành thương hiệu như: phở khô (phở 2 tô), gà nướng-cơm lam, bò một nắng, heo sọc dưa, tép Biển Hồ, lá mì-cà đắng… những món ăn được chế biến từ nhiều loại cá đặc trưng vùng sông suối được du khách ưa thích khi có dịp đặt chân đến vùng đất này.

Nếu được một lần thưởng thức món cá nướng trên bếp than hồng chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị đậm đà da diết của món ăn bình dị này. Vì sinh sống ở sông suối, ruộng đồng nên cá có vị thơm tự nhiên, ngọt thịt không như cá được nuôi thả trong ao hồ. Cá nướng ngon bởi chúng được bắt trực tiếp lên, sau khi sơ chế sẽ được nẹp vào những thanh tre vót nhọn nướng trên than hồng đỏ lửa. Cũng có đôi khi cá được bọc vào lá chuối nướng hoặc vùi vào tro cho thịt chín từ từ. Chính vì vậy mà thịt cá rất ngọt, cho hương vị thơm lừng, da cá chín vàng đẹp mắt hấp dẫn người dùng. Vì không cần tẩm ướp trước khi nướng nên lúc thưởng thức cá sẽ chấm kèm với muối ớt hay muối lá é, muối kiến vàng, là những thức chấm đặc trưng vùng cao nguyên với vị mặn mà rất thơm ngon, hấp dẫn.

Bánh tráng cá cơm, một đặc sản ở làng chài trên lòng hồ thủy điện Sê San 4 (huyện Ia Grai). Ảnh: Phương Duyên

19 thg 9, 2022

Dấu tích biệt thự cổ dưới chân núi Hàm Rồng

Cách chân núi Hàm Rồng (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) chừng 1 km là một ngôi nhà đổ nát cùng mấy đài chứa nước. Đó là vết tích của một dãy biệt thự mang dấu ấn kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm 1930. Ít người biết rằng, sau giải phóng năm 1975, đây là nơi lưu trú của những con người “đếm gió, đo mây” để chọn loại cây trồng phù hợp canh tác ở Gia Lai hay gánh thông phủ xanh Phố núi.

Chứng tích lịch sử

Chiều hắt nắng qua rừng thông xanh, buông xuống ngôi biệt thự nhuốm bụi thời gian ở cạnh làng Ngol Tả. Tôi cố hình dung một dãy biệt thự xây theo kiến trúc Pháp cổ từng hiện hữu mà một số người đã sinh sống, làm việc tại đây kể lại. Một thoáng chạnh lòng khi tận mắt nhìn ngôi nhà đổ nát đứng cô lẻ giữa khoảng đất trống cạnh rừng thông xanh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trạm Nghiên cứu chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên năm 1980 (ảnh do ông Trương Văn Luận cung cấp).

Vẻ đẹp hoang sơ của thác nước làng Á

Nằm cách trung tâm huyện Chư Sê về phía Tây khoảng 9 km, thác nước làng Á (xã Ia Hlốp) là một cảnh quan thiên nhiên còn mang trong mình nét hoang sơ chưa được khai thác, hứa hẹn sẽ là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp quảng bá văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai.

Được bắt nguồn từ con suối, dòng thác chảy ở độ cao hơn 18 m rì rầm suốt ngày đêm giữa một thung lũng núi non hùng vĩ. Ảnh: H.H

17 thg 9, 2022

Làng Đal: Một thời hoa lửa

Làng Đal (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có lẽ là một trong những ngôi làng Jrai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bom đạn chiến tranh. Vượt qua những mất mát đau thương, dân làng đã kiên cường vươn lên để xây dựng cuộc sống mới.

Ngôi làng trăm tuổi

Đó là ngôi làng nhỏ trên ngọn đồi cách Sân bay Pleiku một quãng về hướng Đông. Theo ông Nher (SN 1958): Làng đã có tuổi đời hàng trăm năm. Cha ông chúng tôi đã bám theo những mạch nước ngầm từ trong lòng đất có tên Ia Pok, Ia Kreh… để lập làng. “Những năm trước, khi người dân trong vùng đào hố trồng cà phê vẫn còn gặp nhiều ngôi mộ cổ không tên chôn theo di vật của người Jrai như: chén, đĩa, chiêng, tẩu thuốc… Mà người Jrai thường chọn nơi chôn cất người thân của mình ở gần làng để dễ dàng chăm nom, quét dọn, trò chuyện với người đã khuất. Dân làng đã ở vùng này từ rất lâu rồi nhưng do gặp những biến động nên về sau người ta thường gọi nơi đây là làng Đal mới” - ông Nher thổ lộ.

Trầm tích đất cổ An Phú

Từ miền xuôi lên cao nguyên theo quốc lộ 19, qua khỏi thị trấn Đak Đoa, chúng ta bắt gặp một vùng đất khá bằng phẳng với cánh đồng bát ngát, phì nhiêu nằm hai bên đường khiến cho ai nấy cũng cảm thấy dễ chịu và quen thuộc như miền đồng bằng thân thương, đó là xã An Phú (TP. Pleiku).

Cũng như xã Tiên Sơn, An Phú tuy hiện tại là vùng ven đô nhưng nó có lịch sử lâu đời, qua nhiều tên gọi khác nhau và những lưu dân người Kinh từ Bình Định, Quảng Ngãi đã đặt dấu chân đầu tiên nơi miền sơn cước này, chỉ sau những người đi “mở cõi” ở Tây Sơn Nhất, Tây Sơn Nhì (An Khê ngày nay).

Tôi có một ngày trải nghiệm ở làng Phú Thọ và An Mỹ (xã An Phú) với nhiều câu chuyện thú vị từ các bậc bô lão định cư lâu đời tại miền đất nông nghiệp trù phú này. Ông Võ Đình Viên, năm nay 73 tuổi, một thời là giáo viên tiểu học, là người sinh ra trên chính làng Phú Thọ. Gia đình ông hiện sinh sống gần Nhà thờ Phú Thọ từ thời ông nội để lại. Ông Viên là đời thứ 3 lập nghiệp tại vùng đất mới. Ông nội Võ Đình Mai là 1 trong 8 lưu dân đầu tiên từ Bình Định có mặt lập nên làng Thanh Nghiệp năm 1901 (có người gọi là Quảng Nghiệp, thuộc thôn 9, 10, 11 của xã An Phú ngày nay). Sau đó, một số gia đình người Kinh theo đến đây lập nên làng Nguyên Lợi (ở phía Nam Nhà thờ Phú Thọ). Làng An Mỹ trước đây còn có tên Quảng Định do người Quảng Ngãi và Bình Định ngụ cư.

16 thg 9, 2022

Chuyện ít biết về tiệm kính nhỏ nhất phố núi Pleiku

Khiêm tốn trong không gian chưa đầy 20 m², bề ngang rộng 1,3 m, điều gì đã khiến tiệm kính mắt nhỏ nhất tồn tại gần nửa thế kỷ ở phố núi Pleiku?

Anh Lê Vinh Quang-chủ tiệm mắt kính Quang (36 Nguyễn Thiện Thuật, TP. Pleiku) từng có ý định đặt tên cho cửa hiệu là “Tiệm kính nhỏ nhất Gia Lai”. Nhưng cái tên này quá dài, vì vậy anh quyết định là “Mắt kính Quang”. Chữ Quang vừa là tên anh, vừa có ý nghĩa là ánh sáng. “Không gì quý giá bằng ánh sáng đôi mắt. Tôi mong muốn mọi khách hàng khi tới đây đều tìm thấy niềm vui của đôi mắt sáng”-anh nói.

Suối nguồn Ia Hung

Gần 20 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày xây dựng công trình thủy lợi Ia Hung vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm người dân làng D (xã Gào, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Công trình thủy lợi đầu tiên này đã mang dòng nước về tưới mát những cánh đồng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng căn cứ cách mạng.

Công trình thủy lợi Ia Hung nằm trên địa bàn làng D, cách trụ sở UBND xã Gào chừng 5 km về phía Tây. Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng nông-lâm nghiệp Gia Lai thiết kế và xây dựng vào năm 2004.

Độc đáo ẩm thực truyền thống ở Pleiku

Gà nướng cơm lam, lá mì cà đắng, thịt bê nướng bóp mật đắng… không còn xa lạ với du khách khi đến Pleiku (tỉnh Gia Lai). Hơn chục năm qua, các món ăn của người địa phương đã được chính những đầu bếp Jrai, Bahnar chế biến, tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo cho phố núi Pleiku.

Những món ăn từ làng

Không ai còn nhớ những món ăn bản địa của người Jrai, Bahnar có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, trải qua thời gian, những món ăn ấy được chính người dân địa phương gìn giữ và tạo thành nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Không chỉ phục vụ người dân trong tỉnh, những quán ăn đặc sản mang đậm hương vị truyền thống này còn là điểm đến hấp dẫn du khách. Quán Ẩm thực Bazan (làng Chuét 1, phường Thắng Lợi) là một trong số đó.

Kỹ thuật nướng “sa lửa” giúp da gà giòn mà thịt bên trong không bị khô. Ảnh: Vũ Thảo

15 thg 9, 2022

Ký ức chợ Pleiku xưa

Không đơn thuần là nơi giao thương, mua bán, chợ Pleiku xưa (nay là Trung tâm Thương mại Pleiku) đối với nhiều người con Phố núi còn là nơi neo giữ một phần ký ức. Để rồi, mỗi lần nhắc chuyện xưa, trong lòng họ lại bồi hồi xúc cảm về một thời đáng nhớ...

1. Một ngày tháng 8, mưa thôi rả rích. Những tia nắng vén màn mây chiếu rọi xuống phố phường. Nơi ki ốt góc ngã ba đường Ngô Gia Tự-Duy Tân, bà Phạm Thị Hồng Hà (66 tuổi) cặm cụi gỡ mấy tấm ni lông che mưa bên hiên quầy, để lộ sạp hàng với những chiếc chăn, ga, gối, đệm đầy màu sắc. “Mùa mưa ở Pleiku đến rồi, buôn bán cũng bắt đầu cực và thưa khách hơn” - bà Hà cảm thán.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi nghỉ việc nhà nước vì mất sức lao động, bà Hà quyết định ra chợ Pleiku buôn bán quần áo may sẵn và đồ bảo hộ lao động để mưu sinh. Trong ký ức của bà, khi ấy, khu chợ còn có tên gọi là chợ Lớn, chợ Mới, không khí bán mua rất nhộn nhịp, sôi động. Trên khuôn đất rộng hình chữ nhật chỉ có một mái che hình vòm lợp bằng tôn kẽm với những trụ bê tông làm cột đỡ, 4 phía để trống không thưng bít. Tiểu thương ngồi trong lồng chợ theo từng ô phân sẵn (mỗi ô khoảng 9 m²), tự đóng sạp gỗ hình khối vuông hay chữ nhật để trưng hàng bán. Riêng những mặt hàng tươi sống như thịt, cá... thường được bày trên những chiếc bàn gỗ thấp hình chữ nhật mà mọi người quen gọi là phản. Bên ngoài nhà lồng có một nơi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hay những người “chạy chợ” bán mua các sản vật tự nuôi trồng được theo mùa.

Huyền sử xã Gào

Xã Gào cách trung tâm TP. Pleiku 18 km về phía Tây Nam. Xuất xứ tên gọi và quá trình hình thành của vùng đất này chứa đầy chất lãng mạn và pha chút huyền thoại của sử thi Tây Nguyên.

Nghe nói vùng xã Gào từ xa xưa đã mọc lên một loài cây hòa thảo, hạt nhỏ như hạt cỏ, màu đen, tiếng địa phương gọi là cây “Gao” (hình như là một giống kê). Hạt Gao nấu lên, ủ men sẽ cho ra một thứ rượu thơm ngon đặc biệt. Rượu Gao là đặc sản một thời, bay bổng như huyền thoại Tây Nguyên, từ xa xưa nó là linh hồn của mảnh đất anh hùng này. Có lẽ vì vậy, các làng người Jrai trong vùng đều có chữ “Gào” trong âm tiết đầu như: Gào Choang, Gào Nang, Gào Del, Gào Klah, Gào Mơnú... Và xã cũng mang tên là xã Gào.