21 thg 9, 2016

Độc đáo chiếc 'tra khi' của người Mông

Ngoài chiếc gùi dùng để lên nương rẫy bế ngô, lúa… người Mông Nghệ An còn có một dụng cụ đặc biệt nữa gọi là “tra khi” (bế phẳng). Đây là vật dụng có từ lâu đời trong cộng đồng người Mông dùng để bế các vật nặng và dài.

Trên các bản làng người Mông Nghệ An, gia đình nào cũng có vài ba chiếc "tra khi" dùng để gùi bế các vật nặng và dài. 


Ông Hờ Vả Khư (77 tuổi) ở bản Tiền Tiêu (xã Nậm Cắn - Kỳ Sơn) cho hay, mới lớn lên ông đã biết làm "tra khi" phục vụ bản làng. Mỗi chiếc như vậy phải làm 2-3 tháng trời mới xong. 

Vật liệu chính để làm nên "tra khi" là nan mây. Nan mây càng được phơi khô, hong bếp nhiều càng tăng độ bền cho "tra khi". 

Dụng cụ làm cũng đơn giản, chỉ cần 1 thanh tre cứng dùng để luồn và đan nhưng yêu cầu quan trọng nhất là độ khéo léo và kiên trì. 

Khung của bế phẳng được buộc những cây gỗ cứng có độ bền tốt. Phía trên được gài 1 thanh gỗ chữ "V" để buộc cỏ, củi... 

Mỗi chiếc "tra khi" như vậy có độ bền lên đến hàng chục năm. 

Sau khi hoàn thành người Mông gác "tra khi" lên bếp để tăng độ bền. 

"Tra khi" dùng để bế các vật nặng và dài từ rừng núi, rẫy về nhà. 

Mang lá cọ về nhà bằng "tra khi". 

Những người Mông khỏe mạnh có thể gùi hàng tạ củi sau lưng nhờ vật dụng này. 

Đào Thọ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét