22 thg 8, 2018

Xác định Diễn Châu là quê quán của tác giả ca khúc “Ai lên xứ hoa đào“

Ngày 12/8, Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Diễn Châu (Nghệ An) tổ chức buổi Tọa đàm về nhạc sỹ Hoàng Nguyên (Cao Cự Phúc). 

Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Hồ Mậu Thanh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; đại diện Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh; lãnh đạo huyện Diễn Châu và xã Diễn Bình; các nhạc sỹ và các nhà nghiên cứu VHNT cùng đông đảo người thân, gia đình, họ hàng của nhạc sỹ Hoàng Nguyên. 

Quang cảnh buổi tọa đàm về nhạc sỹ Hoàng Nguyên. Ảnh: Công Kiên 

Ổi xá lỵ

Quê ngoại tui ở Cái Bè, Tiền Giang (hồi đó hổng có tên Tiền Giang đâu nghen, mà là Định Tường). Có điều tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, chả khi nào có dịp về quê ngoại. Thấy Long Khánh có nhiều trái cây (chôm chôm, sầu riêng, mít...), tui hỏi Cái Bè có gì? Các dì tui hãnh diện nói Cái Bè có ổi xá lỵ, ngon nổi tiếng luôn. Long Khánh là xứ trái cây nên dĩ nhiên cũng có ổi, nhưng mà không có ổi xá lỵ, các dì càng tự hào ca ngợi trái ổi đặc sản quê hương mình, không nơi nào có được.

Ổi xá lỵ. Ảnh sưu tầm

Lâu lâu tui cũng có dịp ăn ổi xá lỵ - không biết có phải Cái Bè không - nhưng đúng là ngon, trái to, ngọt, thơm. Tui vẫn chẳng có dịp nào về Cái Bè để thấy những vườn ổi xá lỵ, đặc sản quê ngoại mình.

Ký ức Hội An

Chính thức được ra mắt từ tháng 5/2018, tại Hội An, cho đến nay, vở diễn sân khấu thực cảnh mang tên "Ký ức Hội An" đã là sản phẩm nghệ thuật biểu diễn độc đáo và đẹp mắt của người Việt. 

Nằm trong chuỗi các hoạt động tại hệ thống công viên văn hóa chủ đề - Hội An Impression Theme Park, chương trình "Ký ức Hội An" hướng tới mục đích lan tỏa những nét đẹp của Hội An xưa và nay. Với 5 màn diễn trong thời gian khoảng hơn 60 phút, chương trình đã phần nào tái tạo một cách ngắn gọn quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Hội An trong đó nhấn mạnh đến sự hội nhập, giao thoa từ rất sớm của những nền văn hóa đa dạng tại đây.

Chùa Cầu biểu tượng của Hội An được đưa vào trong khung cảnh của buổi diễn "Ký ức Hội An".

Gìn giữ làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân

Mỗi năm hai lần, cói vào mùa thu hoạch và người dân làng chiếu cói Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An (Phú Yên) lại bận rộn với việc nhuộm cói, phơi cói để dành dệt chiếu cho cả năm. Nghề dệt chiếu đã có mặt tại đây hằng trăm năm và vẫn tiếp tục phát triển giúp người dân tăng thêm thu nhập. 

Nghề cha truyền con nối 


Ông Tiếu Xuân Nghiệm, người đã có 30 năm dệt chiếu cói cũng không biết cái nghề làm chiếu ở làng có từ bao giờ. Đến đời ông, đã thấy cha mẹ mình làm và cứ thế được truyền lại cho tới nay. Ông Nghiệm cho hay: Ban đầu cói mọc hoang, nhưng để chủ động nguồn nguyên liệu, người ta bứng gốc về cấy dọc theo bãi bồi ven sông, rạch. Hiện nay, diện tích trồng cói ở đây đã lên tới 25 ha. Sau cấy khoảng 3 tháng, thu hoạch bằng cách dùng phảng phát ngang trên gốc; gốc cói còn lại sẽ nảy mầm, lên cọng cho những vụ thu hoạch sau. Sau vài ba vụ, cói xấu dần, cọng ngắn; người trồng phải bứng gốc, cấy lại gốc mới. Cói được phân loại ngắn, dài; sau đó, dùng dao nhỏ, nhọn chẻ lác, phơi 2 - 3 nắng cho khô; lác đang phơi mà gặp mưa thì sau này chiếu sẽ bị thâm. 

Công đoạn may viền cho chiếu cói Phú Tân thêm chắc chắn. Ảnh: Nguyễn Lê 

Trải nghiệm tuyến du lịch viếng nhà bác học Yersin

Di tích lịch sử lưu niệm nhà bác học Alexandre Yersin bao gồm 3 địa điểm: Bảo tàng Yersin, chùa Linh Sơn và mộ Yersin tại thành phố Nha Trang.

Bảo tàng Yersin nằm trong khuôn viên của viện Pasteur Nha Trang

Cuộc sống của người dân nơi tận cùng Tổ quốc

Cuộc sống dù đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn đó những nét hoang sơ thú vị của người dân Cà Mau sống dưới tán rừng tràm.

Ngày xưa, khi nói đến đất rừng U Minh hạ là nói đến vùng đất còn nhiều khó khăn