12 thg 9, 2016

Nghề đắp phù điêu ở Thạch Xá

Là vùng đất nổi tiếng với những nghề thủ công truyền thống, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) còn được biết đến là nơi có những người thợ đắp phù điêu tài hoa. Những người thợ Thạch Xá được nhiều người biết đến qua công việc phục chế, tân tạo nhiều công trình văn hóa tâm linh ở Việt Nam. 

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn, một trong số người giữ gìn và phát triển nghề đắp phù điêu của Thạch Xá thì nghề đắp phù điêu có lịch sử cách đây khoảng 200 năm. Là người theo bố học nghề từ năm 13 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn với tài năng và kinh nghiệm hơn 40 năm đã trực tiếp thiết kế, phục chế, tôn tạo hàng trăm tác phẩm tại các công trình di tích lịch sử, văn hóa tâm linh được Nhà nước xếp hạng. Trong đó, tiêu biểu là phục chế đầu đao (chùa Tây Phương, Thạch Thất), đắp nổi Rồng chầu mặt nguyệt (chùa Thầy, Quốc Oai), phục dựng con giống cổ chùa Sóc Sơn, xây cột trụ và đắp hoa văn con giống tại chùa Hòe Nhai, một trong những di tích kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội... 

Xơ giấy dó (còn gọi là giấy bản), một trong những nguyên liệu chính sử dụng đắp phù điêu.

Kỳ bí Động Trung Trang

Cách thị trấn Cát Bà (huyện đảo Cát Hải, Tp. Hải Phòng) 15 km, Động Trung Trang có vẻ đẹp bí ẩn do sự kiến tạo của thiên nhiên cộng với huyền tích lịch sử đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm.

Được các nhà khảo cổ học Việt - Pháp phát hiện năm 1938, động Trung Trang với chiều dài 300m xuyên qua núi, bao quanh bởi những thảm thực vật phong phú và đa dạng tạo nên không khí trong lành cho du khách tham quan. Ngay từ cửa động, du khách đã thấy hình khối của một nàng tiên cá mặc bộ áo xiêm cúi chào quý khách đến với hành trình khám phá đầy thú vị.

Do bị nước mưa ngấm và chảy qua những khe đá xuống lòng động nên Động Trung Trang xuất hiện khá nhiều những măng đá đẹp. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, những lớp nhũ đá, măng đá nơi đây có độ tuổi khoảng 6 triệu năm. Đặc biệt trong động còn có những trụ đá được tạo nên khi nhũ đá và măng đá gặp nhau mà khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh vang lên giống như những bản nhạc.

Động Trung Trang có lối vào và lối ra khác nhau với chiều dài 300m xuyên qua núi.

9 thg 9, 2016

Khám phá “vịnh Hạ Long” 
trên cao nguyên

Giữa mênh mông biển nước, những quả đồi sừng sững như những hòn đảo nhỏ được kiến tạo từ đất đỏ bazan, nhìn xa xa giống như những chiến thuyền khiến du khách cứ ngỡ lạc giữa vịnh Hạ Long trên cao nguyên.

Một góc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Người Mạ, những cư dân địa phương gọi nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, thuộc địa phận xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Về làng nem Thủ Đức


Nói tới những món ăn nổi danh nhất của đất Sài Gòn, không thể không nói tới nem Thủ Đức. Trong văn học truyền miệng, mỗi lần nem Thủ Đức xuất hiện, nó đều mang một dáng vẻ tự hào: Đi đâu mà chẳng biết ta, ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem… hay như câu: Biên Hòa có bưởi Thanh Trà, Thủ Đức nem nướng, điện bà Tây Ninh.
Đất Thủ Đức là để chỉ các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 bây giờ. Xưa là một vùng rộng lớn, cảnh vật nửa quê nửa chợ, phù hợp với các trò ăn chơi tiêu khiển của khách du đãng thập phương: “Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ“, cái câu ấy nửa giỡn nhưng cũng nửa thiệt. Thủ Đức có suối Xuân Trường, suối Lồ Ồ, có nhiều vườn lài vườn ngâu, là những chốn vui thú ngoạn cảnh được ưu tiên thời ấy, còn ven chợ Thủ Đức lại có nhiều quán xá để la cà, với đủ loại món ăn chơi, trong đó dĩ nhiên nemThủ Đức là đại diện tiêu biểu.

Lễ tảo mộ ở Đại An Khê, Hải Lăng


Nói tới tục tảo mộ, hay chạp mả, người ta thường liên tưởng đến câu 

“Thanh minh trong tiết tháng Ba,
lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

trong truyện Thúy Kiều (Nguyễn Du). Nhưng đó là chuyện kể theo phong tục và bối cảnh Trung Hoa ngày xưa.

Người Việt, từ xưa đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, và thời tiết có những khác biệt theo vùng miền nên ngày tảo mộ, chạp mả được tiến hành vào những thời điểm khác nhau, nhất là vì cuộc sống thay đổi nhưng tựu trung vẫn nhằm hai mục đích chính là thăm viếng, sửa sang nơi an nghỉ của tiền nhân (người đã khuất) để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ gia tiên; thứ hai, đó cũng là dịp để người trong gia tộc có dịp quần tụ trong điều kiện sống tản mác khắp nơi, quanh năm lo chuyện mưu sinh.

Dấu chân chúa Nguyễn bên bờ sông Thạch Hãn

Nguyễn Hoàng (1525 - 1613), tức là Chúa Tiên, là người tiên phong mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của chín đời Chúa Nguyễn, lập nên vương triều nhà Nguyễn.

Nguyễn Hoàng (sinh tại Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa) là con trai thứ hai của Nguyễn Kim (1468 - 1545) và bà Nguyễn Thị Mai (quê ở Hải Dương). Theo phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc.

Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê, Nguyễn Kim phải tránh sang Lào, xây dựng lực lượng, tìm cách khôi phục nhà Lê. Lúc ấy Nguyễn Hoàng mới lên 2 tuổi, Nguyễn Kim để Nguyễn Hoàng lại cho em ruột là Nguyễn Ư Dĩ nuôi dưỡng.

Lúc Nguyễn Hoàng 20 tuổi, Nguyễn Ư Dĩ thường khuyên Nguyễn Hoàng lập công danh sự nghiệp. Nguyễn Hoàng làm quan dưới triều Lê, lập nhiều công lớn, được vua Lê Trung Tông phong tước Thái úy Đoan Quốc Công.

Lộng lẫy chùa Vàm Ray, Trà Vinh

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cái cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hóa theo quan niệm của người Khmer. 

Chúng tôi tìm đến chùa Vàm Ray (tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) rất dễ dàng vì đến tỉnh này hỏi đến ngôi chùa Khmer đẹp nhất, lớn nhất và lộng lẫy nhất miền Tây thì ai ai cũng biết.

Điều khá thuận tiện là du khách có thể đến đây bằng nhiều con đường khác nhau như đi từ Trà Vinh sang; từ Tp.Cần Thơ xuống, từ Bến Tre hoặc Sóc Trăng qua các chuyến phà lớn là đến được ngôi chùa này.

Ông Kim Thay, ngụ Ấp Chợ, xã Hàm Tân cho biết: "Chúng tôi vui mừng và tự hào vì quê hương mình có được một ngôi chùa đẹp, bề thế nhất cả nước, vì vậy luôn ra sức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan như tài sản của chính mình…”

Mất một điều gì ở Đà Lạt

Với tôi, mỗi lần đến Đà Lạt là như một lần trở về. Nhưng những lần trở về sau một khoảng thời gian cũ xa lắc bây giờ tôi có cảm giác như mình đang đi lạc. Cảm giác đi lạc đó chỉ có những người yêu Đà Lạt, mê Đà Lạt mới hiểu được.


Đà Lạt bây giờ thức khuya. Người Đà Lạt vốn quen then cài cửa khóa khi đêm chùng xuống nhưng giờ đã thức cùng đêm, vì khách du lịch đến đây không ngủ.

Đêm Đà Lạt bây giờ chộn rộn xe cộ, chộn rộn tiếng chân người và chộn rộn cảnh bán mua. Những con đường bây giờ ngập ánh đèn đêm và lời mời chào mua bán.

8 thg 9, 2016

Phố lồng đèn Sài Gòn rực rỡ đón Trung thu

Hàng nghìn chiếc lồng đèn đã được thắp sáng để đón khách từ những ngày cuối tháng bảy Âm lịch.

Hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng bảy Âm lịch, phố lồng đèn quận 5 (TP HCM) lại bắt đầu sáng đèn để đón khách tham quan và mua sắm. 

7 món vỉa hè đắt khách ở thành phố Vinh

Bánh mướt xáo trứng, súp lươn, mía hấp gừng… ở các quán vỉa hè khiến một ngày khám phá thành phố Vinh của du khách thêm phần đáng nhớ.


Bánh mướt xáo trứng 

Bánh mướt có cách chế biến giống bánh cuốn ở miền bắc, tuy nhiên loại bánh này không được làm từ gạo thơm hảo hạng như những loại bánh cuốn nổi tiếng mà chỉ dùng bột xay từ các loại gạo bình thường. Sự mộc mạc của nguyên liệu khiến thực khách bất ngờ khi bánh có độ bóng, dẻo dai đặc biệt.

Bánh mướt là món ăn sáng phổ biến ở Vinh, thường dùng kèm với xáo trứng, xáo lòng, xáo vịt. Địa chỉ ăn bánh mướt xáo trứng khá lâu đời là 15 Trần Phú, giá từ 20.000 – 30.000 đồng. Ảnh: foody