8 thg 9, 2016

5 món ngon Hà Tĩnh

Ram cuốn ăn kèm bánh mướt, bánh bèo hay bún thịt nướng, bánh canh… là những món ăn Hà Tĩnh được lòng du khách.

Ram bánh mướt

Món ram cuốn là đặc sản của nhiều tỉnh dọc miền Trung, có nhiều loại nhân khác nhau, hầu hết gồm thịt, miến, mộc nhĩ, cà rốt… Người Hà Tĩnh lại ăn ram cùng bánh mướt, một loại hơi giống bánh cuốn ở ngoài Bắc. Bên ngoài mát, dẻo vị gạo, bên trong giòn tan béo ngậy với ram chiên, ăn cùng rau sống chấm với nước mắm tỏi ớt. Ram bánh mướt là món ăn dân dã, được bán từ trong ngõ đến các đường lớn, cổng trường học ở Hà Tĩnh.

Ram bánh mướt giá 10.000 - 15.000 đồng một phần. Ảnh: Giao Thủy. 

Duyên dáng bánh bèo chén xứ Huế

Bánh không chỉ ngon mà còn rất duyên dáng bởi mỗi chiếc bánh được đựng trong những chiếc chén nhỏ nhắn, xinh xắn. 

Bánh bèo chén, một trong những món nổi tiếng của ẩm thực xứ Huế 

Bánh bèo là món ăn khá phổ biến của nhiều tỉnh thành, nhưng mỗi nơi lại có những nét riêng từ hình thức đến hương vị. Bánh bèo Hải Phòng làm từ bột gạo, nhân thịt nạc, mộc nhĩ, hành khô; nước chấm được chế biến từ nước hầm xương, cho thêm hành hoa, ớt tươi và rắc hạt tiêu, có khi có thêm miếng chả quế hay thịt băm. 

Tìm hiểu ý nghĩa hoa văn trên thổ cẩm người Thái

Qua bàn tay khéo léo của mình, người phụ nữ Thái ở Quỳ Châu (Nghệ An) trong khi dệt thổ cẩm không chỉ muốn tái hiện những sắc màu cuộc sống, mà còn gửi gắm qua đó không ít những câu chuyện mang nhiều ý nghĩa, thông điệp khác nhau...

Với quan niệm “Gái phải biết làm vải, trai phải biết đan chài”, chính vì vậy phụ nữ Thái tiếp cận nghề dệt thổ cẩm rất sớm. Từ 6, 7 tuổi đã được làm quen với bông, sợi, đến 14, 15 công việc này đã trở nên thành thạo. Người truyền trao không ai khác đó là các bà, các mẹ... 

Sự tích cảm động về chiếc khèn Mông

Chiếc khèn tồn tại lâu đời và mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mông Nghệ An. Xung quanh chiếc khèn ấy còn chứa đựng câu chuyện cảm động về tình ruột thịt, anh em.

Đang ngồi lau chùi lại chiếc khèn lớn treo trên vách nhà, già làng Lầu Xái Phia (bản Nậm Khiên – Nậm Càn – Kỳ Sơn) bảo rằng: “Đời sống của người Mông không thể tách rời khỏi tiếng khèn. Tiếng khèn là tiếng nói của người Mông ta đó”.

Cây khèn luôn gắn bó với cuộc sống người Mông ở miền Tây xứ Nghệ. 

Bến Ba Nghè và sự tích một vùng đất học

Bến Ba Nghè là địa danh gợi niềm tự hào về truyền thống hiếu học của một làng quê thuộc xã Thanh Giang (Thanh Chương). Dòng chảy thời gian đã đi qua hàng mấy thế kỷ, cảnh vật đã mấy lần đổi thay nhưng truyền thống ấy luôn được người dân nơi đây lưu giữ.

Bên ấm chè xanh nóng hổi, tỏa hương thơm phức, ông Phạm Sỹ Bớ - tộc trưởng họ Phạm, là hậu duệ của Phạm Kinh Vỹ, người từng đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa thi năm Giáp Thìn (1724) giải thích cặn kẽ cho khách về gốc tích của xóm Ba Nghè: “Tên gọi xóm Ba Nghè bắt nguồn từ bến Ba Nghè ở phía trước làng, ngày xưa có 3 vị tiến sỹ của đất Thổ Hào này ghé thuyền về vinh quy bái tổ”.

Bến Ba Nghè - tương truyền là nơi ghé thuyền của 3 vị tiến sỹ quê xã Thổ Hào (Thanh Giang- Thanh Chương ngày nay). 

7 thg 9, 2016

Ăn rau quả nướng ở Sa Pa

Chỉ là những xâu rau, củ, quả..., những sản vật tươi rói của vùng đất mù sương nướng trên than hồng. Thoạt trông lạ lẫm nhưng thưởng thức chắc hẳn bạn sẽ thấy Sa Pa còn hấp dẫn rất nhiều. 

Hấp dẫn món nấm hương nướng - Ảnh: N.T.LƯỢNG 

Từ lâu, ở phố núi Sa Pa (Lào Cai) nổi tiếng với những món ăn được chế biến từ nông sản miền sơn cước. Đặc biệt, khí hậu mát mẻ mùa hè và mùa đông lạnh giá nơi đây dễ tạo ra một không gian ẩm thực gắn liền với đồ nướng, rượu nồng.

Thơm nồng hương xôi tím Tây Bắc

Ai từng lên Tây Bắc và có dịp thưởng thức các món ăn của đồng bào Thái nơi đây chắc chắn không thể quên được sắc màu tuyệt đẹp lẫn hương vị của món xôi tím thơm lừng. 

Xôi tím - Ảnh: V.N.A. 

Quốc lộ 279, ngược dòng sông Đà. Chiếc xe trồi sụt trên con đường đầy đất đá, ngồi trên xe mà đầu cứ va vào nóc đau điếng. Thỉnh thoảng bánh xe lại lọt thỏm trong vết hằn do bùn lầy làm ai cũng hú tim.

Ngây ngất mùa hoa súng miền Tây

Cuối tháng 8, cánh nhiếp ảnh đã hú gọi nhau. Dù biết mấy năm mùa lũ không về nhưng ai cũng hi vọng một mùa nước tràn đồng. Nước chưa về, nhưng bông súng thì vẫn nở. 

Với súng hoang (được nhổ từ đồng sâu sát vùng biên giới). Phải tẻ ra như thế mới giũ sạch được. Loại súng này để nguyên, không bó tròn mà chất luôn lên xe ba gác đẩy đến điểm thu mua - Ảnh: HUỲNH TRÂN 

Bạn bè tôi nhiều người quê vùng đồng bằng, đâu đó trong mắt có hàng mưa giăng miệt Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu. Mùa mưa là bông súng dại đua nhau nở đầy trên ven sông, kênh rạch, đồng trũng, ao, đìa...

Thẳm Phầy - “Sơn Đoòng” ở Ba Bể

Sau khi có tin người dân xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) mới phát hiện một hệ thống hang động tuyệt đẹp ở thôn Nà Slải, nhóm phóng viên Tuổi Trẻ đã lên đường để tận mắt chứng kiến. 

Những vân đá tuyệt đẹp uốn lượn tại trần hang - Ảnh: Nguyễn Khánh 

Sau hơn 4 tiếng mò mẫm khám phá lòng hang động, chúng tôi cùng gần 10 thanh niên địa phương thực sự bất ngờ bởi vẻ đẹp của hang Thẳm Phầy, có thể xem đây là một “Sơn Đoòng miền Bắc”.

Mạo hiểm chinh phục suối Cửa Tử, Thái Nguyên

Cách Hà Nội 110km, suối Cửa Tử thuộc xã Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên là một địa điểm dành cho các bạn ưa phiêu lưu mạo hiểm, thích khám phá, chinh phục. 

Cửa Tử, cái tên mới nghe đã có chút rùng mình thực chất là một địa điểm không mới nhưng đang thu hút nhiều du khách đến khám phá. Nằm ở sườn Đông của dãy Tam Đảo - Cửa Tử là các cửa nằm dọc con suối Cửa Tử thuộc xã Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên. 

Con đường vào suối Cửa Tử. 

Cái tên này xuất phát từ xa xưa, gắn liền với chuyện tình của một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cấm vì lễ giáo phong kiến. Cuối cùng cả hai nghe theo tiếng gọi của con tim, rủ nhau đi ngược dòng suối Cái, trèo qua những tảng đá to nhiều hình dạng khác nhau để thề nguyền sống chết có nhau, cùng xây dựng hạnh phúc ở nơi núi rừng hoang vu trước sự cảnh cáo của người đời “Chúng bay vào đó chỉ có đường tử …”. Từ đó, con suối này được mọi người gọi là Cửa Tử.