4 thg 11, 2014

Thái Nguyên và những điều chưa nhiều người biết

Ngoài danh thắng hồ Núi Cốc với câu chuyện tình huyền thoại về chàng cốc và nàng công, Thái Nguyên còn là mảnh đất thiêng liêng với nhiều điểm lịch sử văn hóa nổi tiếng.

Khu di tích ATK Định Hóa, bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam và địa điểm công bố ngày Thương binh liệt sỹ toàn quốc là 3 trong số rất nhiều điểm tham quan lịch sử văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.

Khu di tích An toàn Khu Định Hóa

An toàn Khu (ATK) Định Hóa là một phần quan trọng của thủ đô trong thời kỳ Việt Nam chống thực dân Pháp. Nơi này hợp cùng các huyện Đại Từ, Phú Lương (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và chợ Đồn (Bắc Cạn). Từ đây, du khách có thể tham quan rất nhiều địa điểm lịch sử nổi tiếng như đồi Khau Tý, di tích Nà Mòn, di tích Tỉnh Keo, lán Khuôn Tát... 

Du khách nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lán Tỉnh Keo. Ảnh: Hương Chi 

3 thg 11, 2014

Kính thưa đồng chí Thành hoàng làng

Tại số 13B phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là một cụm di tích đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1986.

Đây là di tích kiến trúc 3 trong 1: Đình, đền và chùa.
  • Đình Vũ Thạch là nơi thờ Khỏa Ba Sơn, tướng của Hai Bà Trưng. Theo các thần phả còn ghi lại, Khỏa Ba Sơn được Hai Bà cử tới ấp Hoa Động (nay thuộc xã Cự Khối, Gia Lâm) lập một đồn giả để lừa quân Hán, nhờ đó mà đánh bại được Tô Định. Sau khi lên ngôi, Hai Bà Trưng cho ông trở về đóng đồn tại ấp Hoa Động, song ông đã hoá ngay giữa tiệc khao thưởng dân làng (nơi thờ chính của ông hiện là làng Xuân Đỗ, xã Cự Khối, Gia Lâm). 
  • Đền Vũ Thạch thờ Mẫu Liễu Hạnh và các mẫu khác trong tín ngưỡng dân gian. Sự tích về các bà Mẫu đã được nhiều sách ghi chép. 
  • Chùa Vũ Thạch tương truyền được khởi dựng từ đời nhà Lý Theo văn bia trùng tu chùa vào năm Tự Đức thứ 10, chùa còn có tên Quang Minh Tự. Chùa chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ Mẫu, thờ các sư tổ của chùa qua nhiều năm trụ trì đã viên tịch.
Đình Vũ Thạch (bên trái) và cổng chùa Vũ Thạch (bên phải)

“Cưới vợ trả của” - tập tục lâu đời của đồng bào Stiêng, Bình Phước

Người Stiêng lưu truyền những giá trị văn hóa, quan hệ ứng xử trong đời sống thường ngày mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có tục “cưới vợ trả của”.

Người STiêng có quan niệm, việc cưới không phải là việc riêng của gia chủ, mà cũng là niềm vui và trách nhiệm của cộng đồng, buôn, sóc. Ảnh minh họa

Trong số các dân tộc anh em cùng sinh sống tại tỉnh Bình Phước, người STiêng chiếm số đông và có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Người STiêng có ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết riêng; họ cũng lưu truyền những giá trị văn hóa, quan hệ ứng xử trong đời sống thường ngày mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có tục “cưới vợ trả của”.

Mộ Bà Vua trong rừng cấm

Nhiều tư liệu khẳng định người nằm dưới mộ Bà Vua ở Gò Thỏ (thôn Vĩnh Long, xã Cát Hanh, H.Phù Cát, Bình Định) là bà Nguyễn Thị Bích, vợ Hoàng đế Quang Trung.

Ông Thiển bên mộ Bà Vua - Ảnh: Hoàng Trọng 

Mộ bà Nguyễn Thị Bích ở Gò Thỏ nằm trong khu đất trồng mì xen lẫn bạch đàn của dòng họ Nguyễn ở thôn Vĩnh Long. Ngôi mộ này trông rất bình thường, thậm chí còn ít bề thế hơn những ngôi mộ xung quanh, trên bia mộ khắc hàng chữ “Phần mộ/Đời thứ 9/Nguyễn Thị Bích/giá vụ/Quang Trung /Nguyễn Huệ/Từ trần ngày 10.09/Các cháu đồng lập mộ 1997”. Gần mộ Bà Vua là mộ tiến sĩ Nguyễn Văn Hiển, tác giả Đồ Bàn thành ký được nhiều người biết đến.

Truyền thuyết Thiên Thai tự

Nhiều người tin rằng chùa Thiên Tôn (ở khối Hòa Lạc, thị trấn Phú Phong, H.Tây Sơn, Bình Định) ngày xưa có tên là Thiên Thai tự, do vị hoàng thân triều Lý có tên Lý Quốc Hoài dựng nên.

Chùa Thiên Tôn - Ảnh: Hoàng Trọng 

Bí ẩn núi Tam Tòa

Núi Tam Tòa (P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) có nhiều di tích nhưng ít người biết đến như đền thờ Uy Minh vương, tường lũy cổ bằng đá và nhiều câu chuyện hoang đường về sự linh thiêng.

Tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi Tam Tòa - Ảnh: Hoàng Trọng 

Tường lũy phòng thủ bờ biển

Tường lũy trên đỉnh núi Tam Tòa được xây dựng bằng những viên đá xếp chồng lên nhau, điểm bắt đầu từ tượng đài Trần Hưng Đạo (ở khu vực Hải Minh, P.Hải Cảng), dài khoảng 10 km. Qua thời gian, lũy đá này bị hư hỏng nhiều đoạn, nằm lẩn khuất trong bụi rậm, những đoạn lộ thiên còn nguyên vẹn có chiều cao từ 0,6 - 1,2 m, bề mặt rộng gần 1 m.

Kỳ thú Thung Nham



Nằm giữa những ngọn núi bên rìa cố đô Hoa Lư, Thung Nham mang vẻ đẹp hoang sơ, nhưng hội tụ hầu hết khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất Ninh Bình.

Cảnh sắc thơ mộng, trong lành tại khu nghỉ dưỡng cho du khách - Ảnh: H.Dương 

Đến Thung Nham (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) vào những ngày thu, du khách sẽ nhận ra rằng Ninh Bình đâu chỉ có Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, Bái Đính... như lâu nay từng biết đến.

Xuôi ngược ghe lu

“Ai về chợ Thủ bán hũ, bán ve/Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”. Câu ca dao ấy lưu truyền trong dân gian để nói về nghề gốm nổi tiếng của đất Bình Dương. 

Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc lu được chở về bán tại các tỉnh miền Tây 

Nó khởi nguồn từ những người đi tìm vùng đất mới để khai khẩn, lập nên các xóm làng.

Hiện ở Bình Dương, lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách sản xuất thủ công truyền thống với sản phẩm nghề đặc trưng. Lò nằm ở khu phố 1, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương). Không ai nhớ rõ thời gian hình thành lò gốm này, các cụ cao niên trong làng cho rằng nó đã có trên 150 năm.

2 thg 11, 2014

Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu

Nhà mồ - một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Hình tượng con trâu luôn xuất hiện ở những công trình kiến trúc như: gươl, quan tài, nhất là nhà mồ, rất rõ nét, sinh động. Trong ảnh là phác thảo hình đầu trâu để tạc tượng ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ

Sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào), đồng bào dân tộc Cơ Tu, Huyện Tây Giang đã chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình cho mục tiêu phát triển.

Một trong những việc thực hiện là khôi phục nhà mồ - ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu - tại làng truyền thống của huyện là một việc làm hết sức có ý nghĩa.

Mèn mén, món ăn độc đáo của người Mông

Không phải món cao lương mỹ vị nhưng mèn mén lại khiến nhiều người khó quên khi nếm thử một lần.

Món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương là thực phẩm hàng ngày của người Mông. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén. Tuy nhiên để có được bát thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn và thời gian. 

Nguyên liệu duy nhất làm nên món mèn mén là bột ngô tẻ. Ảnh: Diệu Huyền.