7 thg 11, 2014

Nồng nàn hoa sữa thơm trên đường phố Hà Nội

Mỗi độ thu về, Hà Nội lại nồng nàn mùi hương hoa sữa. Những ngõ phố ngập tràn màu hoa trắng tinh khôi gợi trong lòng mỗi người cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. 

Nhắc đến hoa sữa, người ta lại nghĩ ngay đến một Hà Nội nồng nàn mỗi độ thu sang. 

Đi hái bông súng mùa nước nổi

Mùa nước nổi về, bà con ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp có thêm nghề mưu sinh mới, đó là sang các cánh đồng giáp biên nước bạn Campuchia để hái bông súng đồng. 

Đưa bông súng lên xe đem đi tiêu thụ 

Theo ngư dân sống bằng nghề hái bông súng, hàng năm, vào mùa nước lũ kéo dài từ 4-5 tháng, bông súng đồng mới mọc và trổ bông trắng rất đẹp. Cả cánh đồng rộng bao la trắng màu hoa súng với mùi hương rất thơm.

Dạo vườn su su Tam Đảo

Trước khi lên Tam Đảo (Vĩnh Phúc), món đầu tiên tôi được giới thiệu là đặc sản vùng này: đọt su su.

Món đọt su su xào tỏi 

Quả thật, khi đặt chân đến Tam Đảo, mới hiểu vì sao su su lại là món ăn đặc sản. Dạo quanh Tam Đảo, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những vườn su su rộng bạt ngàn, tươi mơn mởn, thậm chí su su còn bò lên lòng đường, hiện diện khắp mọi nơi.

6 thg 11, 2014

Con phố ngắn nhất Hà Nội

À, xin nói thêm một chút: ở Hà Nội thì phố tức là đường ở miền Nam, nhỏ hơn phố là ngõ (trong Nam gọi là hẽm), nhỏ hơn ngõ là ngách (trong Nam hình như không có danh từ tương đương!). Như vậy được mang tên phố ắt phải là con đường khá rộng lớn.

Người ta nói rằng con phố ngắn nhất Hà Nội chỉ dài 45 met, thế nhưng khi đến đấy tôi có cảm giác nó chỉ dài 30 met là cùng, nếu tính từ vạch qua đường đầu này đến vạch qua đường đầu kia.

Con phố ngắn nhất ấy mang cái tên không hề khiêm tốn như độ dài của nó: phố Hồ Hoàn Kiếm!

Phố Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu từ phố Cầu Gỗ và đâm thẳng ra Bờ Hồ (phố Đinh Tiên Hoàng) như trên bản đồ Google này:(chú ý rằng vì con phố quá ngắn nên khi xem phải phóng to bản đồ ra mới thấy)

Làng Cựu, nơi lưu giữ nét đẹp nông thôn Việt

Không có những ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống hiện đại, làng Cựu chính là nơi dừng chân của bánh xe thời gian.

Nằm cách đường quốc lộ 1 chỉ khoảng hơn 2 km, làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là nơi còn lưu giữ được nhiều nét xưa cũ với cây đa, bến nước, mái đình... 

Hội An trầm mặc trên những bức tường

Những bức tường màu vàng nghệ hay phủ rong rêu màu thời gian đã đồng hành cùng nhịp sống người dân và du khách ở phố cổ.

Dạo quanh trong những con đường phố cổ Hội An (Quảng Nam), bạn dễ dàng nhận ra những bức tường đã nhuốm màu thời gian nằm len lỏi trong những kiến trúc cổ kính. Những bức tường vàng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đi xa. Anh Thái Thanh, sinh ra ở phố cổ, đang làm việc và sinh sống ở TP HCM nhưng những kí ức về tuổi thơ sống trong phố cổ, chơi đùa bên những bức tường vàng tươi luôn là ký ức đẹp anh kể cho hai con nhỏ. 

5 trải nghiệm thú vị ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Với dịch vụ ngồi xe ô tô mui trần, du khách được chứng kiến những đàn nai nhởn nhơ gặm cỏ, các chú lợn rừng, đàn bò tót loay hoay kiếm thức ăn hay chồn hương chuyền cành tìm quả chín.

Đến Cát Tiên, bạn sẽ mất khoảng 4 giờ đồng hồ nếu đi bằng xe máy theo lối từ quốc lộ 20 hướng về Đà Lạt. Đến cây số 125, bạn rẽ trái theo đường Tà Lài, sau đó đi thêm 24 km nữa là tới. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa phận ba tỉnh gồm Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách TP HCM 165 km và Đà Lạt 170 km.

Nơi này còn là khu du lịch sinh thái lý tưởng ở miền Ðông Nam Bộ, vùng đất còn giữ nguyên vẹn tính tự nhiên. Ngoài ra, vườn cũng có nhiều loài sinh vật rất quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, và còn lưu lại những dấu tích văn hoá cổ xưa. Dưới đây là những trải nghiệm thú vị du khách không nên bỏ lỡ khi đến đây. 

Bàu Sấu thường là nơi hấp dẫn du khách nhiều nhất. Ảnh: Xuân Lộc 

4 thg 11, 2014

Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của Tổng Giám mục, tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse

Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng năm 1884 - 1888 trên nền cũ của một ngôi chùa lớn có tên là chùa Báo Thiên. Ngôi nhà thờ tọa lạc tại 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Gần kề nhà thờ Lớn là tòa Tổng Giám mục, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Dòng Mến Thánh giá Hà Nội. Khu vực này có nhiều cơ sở công giáo như vậy nên chẳng lạ khi có một con đường mang tên Nhà Chung và một con đường mang tên Nhà Thờ.

Nhà thờ chính tòa Hà Nội xây dựng sau Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn 8 năm, nhưng trông cũ kỹ hơn nhiều. Dường như phần bên ngoài của nhà thờ không được tu bổ.

Độc đáo nghi lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ, Đắk Nông

Lễ mừng lúa sinh trưởng là một trong những nghi lễ quan trọng trong nông nghiệp của đồng bào Mạ ở huyện Dak Glong (Đắk Nông), được tổ chức với mục đích chấm dứt những điều kiêng kị cho người giữ rừng, xua đuổi sâu bọ và thú dữ để mùa màng luôn tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ

Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch hàng năm. Theo quan niệm của người Mạ, muốn cho cây trồng trên rẫy sinh trưởng và phát triển tốt, người trong làng phải bầu ra một người giữ rừng là một chàng trai khỏe mạnh, chuyên đến thăm nương rẫy của bà con trong bon và cùng với già làng tổ chức các lễ hội nông nghiệp trong năm. Để làm được điều đó, người giữ rừng không ăn thịt mỡ, da các con vật, đầu cá... nếu vi phạm, nương rẫy sẽ bị cạn khô và cây lúa sẽ không có hạt.

Thu phục cọp trắng, khai sơn dựng chùa

Chùa Thắng Quang (ở thôn Hy Tường, xã Hoài Sơn, H.Hoài Nhơn, Bình Định) được người dân trong vùng truyền tụng, thêu dệt nhiều câu chuyện về sự linh thiêng.

Chùa Thắng Quang - Ảnh: Hoàng Trọng 

Tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi Cây Xay, tách biệt với khu dân cư, dù đường lên là dốc núi cao nhưng vẫn có rất nhiều người tìm đến chùa vãn cảnh, lễ Phật. Người dân trong vùng kể rằng, từ đời xa xưa, có nhà phong thủy đến Hy Tường, trông thấy núi Cây Xay thì nói rằng đấy là núi Đầu Rồng và chùa Thắng Quang tọa lạc trên lưỡi rồng, cạnh một hồ nước có tên là Long Thiệt (hồ Lưỡi Rồng). Nhưng dân trong vùng vẫn quen gọi tên núi Cây Xay, vì ở đó mọc toàn cây xay và chùa Thắng Quang cũng được gọi là chùa Cây Xay.