Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 8, 2019

Những địa danh, di tích "ngựa" ở Tiền Giang

Ngày xưa, đường bộ ở vùng đất Nam kỳ chưa phát triển, việc đi lại, vận chuyển chủ yếu bằng ghe xuồng. Năm 1792, chúa Nguyễn đắp đường Thiên Lý từ Gia Định về Cái Thia, lập các trạm mục, cấp ngựa cho trạm phu để thực hiện các công việc hỏa tốc vào mùa khô, nhưng mùa mưa họ vẫn sử dụng ghe thuyền để chuyển công văn giấy tờ. 

Đến khi người Pháp chiếm đất Nam kỳ, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, mở mang giao thông đường bộ cùng với các phương tiện cơ giới khác như tàu chạy bằng máy hơi nước, xe lửa… thì việc dùng ngựa dần dần phổ biến, nhưng chỉ trong giới thượng lưu và quan chức; còn người bình dân vẫn thích dùng xe trâu, xe bò. 


Chợ Vòng Nhỏ. 

15 thg 7, 2019

Dấu tích người xưa (tìm về Ao Dinh và Đám lá tối trời)

Cuộc đời chiến đấu của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định gắn liền với đất Gò Công. Vì vậy, người dân nơi đây kính yêu và tôn thờ ông hơn nơi nào hết. Đặc biệt, tại huyện Gò Công Đông có một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia là chuỗi địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, bao gồm: Đám lá tối trời (bản doanh của nghĩa quân), Di tích Ao Dinh (nơi ông hy sinh), Đền thờ Trương Định (nơi người dân thờ ông).

Đám lá tối trời nguyên là rừng dừa nước mênh mông rậm rạp thuộc làng Gia Thuận, Gò Công (nay là xã Gia Thuận, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), bước vào rừng dừa này sẽ không thấy ánh mặt trời vì lá dừa nước che khuất. Nghĩa quân Trương Định đã chọn vị trí hiểm yếu này làm căn cứ địa của mình. Cuộc kháng chiến thất bại, nhưng nơi này được ghi nhận là Di tích Lịch sử, ghi dấu trang sử chiến đấu hào hùng của dân tộc. Tiếc thay, mặc dù là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nhưng theo nhu cầu phát triển kinh tế, rừng dừa nước đã bị san phẳng, nơi này biến thành Khu công nghiệp Gia Thuận. Đành thôi, biết làm sao được!


Ao Dinh và Đền thờ Trương Định thì vẫn còn. 

'Con đường siro' Gò Công đỏ mọng đến không chịu nổi

Tầm tháng 6, tháng 7, về vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ngoài cây sơri đỏ trĩu cành, khách lãng du càng không thể quên những hàng cây siro đỏ mọng hai bên đường, mê hoặc lòng người.

Con đường siro xanh mướt, điểm xuyết những chùm trái chín mộng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo trong ấp Giồng Lãnh 1, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang những ngày này rất tấp nập.

Ngoài dân địa phương, ở đây còn thu hút rất nhiều người đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một con đường được phủ một màu xanh rờn của hàng cây siro, điểm xuyết giữa nền lá xanh là những chùm quả chín mọng, rất bắt mắt.

11 thg 7, 2019

Có một ngôi đình và có những cái cây

Ngôi đình tọa lạc tại ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tên đình gọi theo tên xã là đình Tân Đông, nhưng người dân cũng gọi theo tên ấp là đình Gò Táo. Nằm ở nơi thôn xóm khá vắng vẻ, lại không phải là ngôi đình có giá trị kiến trúc hay giá trị lịch sử lớn nên dù ngôi đình tồn tại đã lâu mà ngoài dân địa phương hầu như không ai biết đến.

Sau năm 1975, ngôi đình đã hoang vắng lại càng trở nên hoang phế, kết cấu hư hỏng dần. Thế rồi cách đây khoảng 30 - 40 năm, xuất hiện ba cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc. Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người gỡ về làm cảnh, người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói khỏi mục nát và xuống cấp theo thời gian.


6 thg 7, 2019

Bò né me Cai Lậy

Cai Lậy (Tiền Giang) hẻo tiếng trong bản đồ du lịch, ẩm thực, dù gần đây cũng có món như bánh canh vịt mới lên đời… Bữa tháng năm rồi ghé dự đám giỗ ba vợ người bạn, tôi may mắn chạm ngõ với món mới khá hay, lạ: bò né me. 

Vị me, tùy theo khẩu vị, với tôi thì thấy nó thanh và thơm hơn mẻ. Không nồng như giấm bỗng. Chua nhẹ dịu hơn giấm, chanh. Nên lúc nghe giới thiệu sẽ có món bò né me, hay còn gọi là bò nhúng me, tôi rất hóng. Lúc mâm dĩa bày lên thì thấy hơi rắc rối với cái tên. Khác bò nhúng giấm phải có cái nồi để nhúng, ở đây nước me chỉ láng xâm xấp trên dĩa kim loại.

Lại không có né, tránh như món bò né bình thường do có dầu, mỡ nên khi bỏ thịt vào sẽ bắn tung tóe, ở đây chỉ là lớp sốt me, chẳng có gì để văng lên. Không nhúng, không né, vậy gọi gì giờ? Bèn tuân theo luật số đông gọi là món bó né me vậy. Nhưng đó là chỉ mới giới thiệu sơ về cách ăn, đi vào chi tiết thì chẹp, chẹp… xin mời! 


Lúc mới đem lên, món bò né me chưa hấp dẫn lắm về hình thức, nhứt là khi chưa có những dĩa rau, nhưng đừng để hình thức đánh lừa nội dung! 

31 thg 3, 2019

Cù lao Tân Phong phát triển du lịch sinh thái

Tân Phong là một xã cù lao nằm giữa sông Tiền thuộc địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, được phù sa bồi đắp, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vườn, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Với diện tích trên một ngàn hecta, khí hậu trong lành, mát mẻ, Tân Phong là "điểm đến" của các tour du lịch sinh thái. 

Qua phà Cái Bè, Tân Phong du khách sẽ có một trải nghiệm du lịch miệt vườn thú vị mà người dân nơi đây thường gọi là “tắm cồn”. Đây là một hòn đảo xinh đẹp được tạo bởi những vườn cây ăn trái quanh năm trĩu quả, người dân đôn hậu, hiền lành và mến khách.

Không gian cù lao là một thế giới khác so với nếp sống thành thị náo nhiệt ồn ào. Từ phà đi bộ chừng 10 phút, chúng tôi đến khu du lịch Mekong Ecolodge, một khu du lịch được xây dựng từ nguyên liệu tự nhiên dân dã với mái lá, nội thất tre, gỗ.... Mỗi bungalow được thiết kế theo phong cách nhà dân của địa phương, không gian mở, gần gũi với thiên nhiên, mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Không gian cù lao là một thế giới khác so với nếp sống thành thị náo nhiệt ồn ào.

3 thg 10, 2018

Đền thờ và lăng mộ

1.
Ai đến Rạch Giá hay Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đều thấy ngay đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được người dân tôn kính, ngưỡng vọng. Không phải một mà nhiều nơi có đền thờ ông. Không phải nhà nước nào bỏ tiền ra để xây đền thờ hay lăng mộ của ông, cũng chẳng có chỉ thị hay nghị quyết nào yêu cầu như thế cả, mà là người dân tôn kính ông tự lập nên. Chính quyền Pháp lúc ấy coi ông là giặc, là kẻ thù và sẵn sàng đàn áp, bắt bớ những người tôn thờ ông; triều đình Huế thì yếu hèn, nhu nhược cũng không dám hó hé điều gì.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

7 thg 9, 2018

9 món đặc sản Tiền Giang nghe tên là nhớ quê

Hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng chợ Gạo, mắm tôm Gò Công, vú sữa Lò Rèn... là những món ăn khiến người đi xa nhung nhớ.

Hủ tiếu Mỹ Tho


Có lẽ món ăn được nhắc đến đầu tiên khi nhớ về miền đất Tiền Giang chính là hủ tiếu Mỹ Tho - một trong ba thương hiệu hủ tiếu nức tiếng nhất, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Bí quyết làm nên sợi hủ tiếu ngon ở Mỹ Tho là gạo Gò Cát thơm dẻo, làm ra sợi hủ tiếu nhỏ, khô và dai. Ở Tiền Giang, món hủ tiếu thường gồm có tôm, mực, gan heo, lòng, tim, gan, hoành thánh, sườn... Các loại rau cũng phong phú không kém như xà lách, hẹ, cần tây, cải cúc... Nước dùng ngon phải là loại đậm vị nước hầm xương, tôm khô và mực nướng, pha một chút vị của củ cải thanh thanh.

3 thg 9, 2018

Nghệ nhân Ngô Tấn Đức: Người "giữ hồn" cho Làng nghề Tủ thờ Gò Công

Ông Ngô Tấn Đức, nhiều người gọi thân mật bằng ông Ba Đức, gần 80 tuổi, tóc đã bạc trắng nhưng còn rất minh mẫn. Ông được xem là một trong những nghệ nhân lão luyện, người góp phần “giữ hồn” cho Làng nghề Tủ thờ Gò Công trải dài cả trăm năm.

Nặng nợ với nghề


Chúng tôi hẹn gặp ông vào ngày cận Tết Giáp Ngọ 2014, ngay sau khi ông nhận Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng nhằm ghi nhận những đóng góp của ông trong hàng chục năm qua. Đó là phần thưởng vô giá cho một lão nông cả đời gắn bó với những chiếc tủ thờ Gò Công vang danh khắp cả nước.

Tiếp chúng tôi không phải ở những cửa hàng kinh doanh bàn ghế, tủ thờ mang tên Ba Đức ở dọc ấp Ông Non, xã Tân Trung (TX. Gò Công) hoành tráng, sang trọng mà ông dẫn chúng tôi về ngôi nhà có nét cổ kính, cũ kỹ. Ông lý giải, ngôi nhà này đã gắn bó với vợ chồng ông đã gần 50 năm, kể từ khi ông lập gia đình, ra riêng và gầy dựng sự nghiệp. Và có lẽ nơi đây đã chứa đựng nhiều ký ức của cả đời lập thân, lập nghiệp.


22 thg 8, 2018

Đong đưa lạp xưởng tươi miền sông nước

Dòng lạp xưởng tươi ở hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông lao xao sóng vỗ, hương vị khác hẳn so với sản phẩm cùng loại của nhóm người Hoa Chợ Lớn hoặc những cây xúc xích Đức “chà bá” (lớn quá khổ), tràn ngập khắp các siêu thị, cửa hàng tiện lợi... tại các thành phố lớn, thị tứ hiện nay.

Thú vị hơn, đất Nam bộ có khá nhiều bà giáo nổi danh với nghề tay trái. Châu Đốc có bà Giáo Khỏe, chuyên làm/bán các loại mắm cá nước ngọt. Bình Dương có bà giáo Toàn, nổi tiếng với quán bún bò. Gần phà Mỹ Lợi cũ, phía Gò Công Đông (Tiền Giang) còn có bà giáo Cúc, mát tay làm lạp xưởng tươi.

Xúc xích của “dân xứ mình”


“Mặt mũi” chúng đỏ hồng, da căng bóng chứ không nhăn nheo, “hốc hác” như đám “đàn anh” lạp xưởng khô. Và “vóc dáng” cũng mảnh mai hơn mấy “bác” xúc xích Đức, trung bình: dài cỡ nửa gang tay, to hơn ngón chân cái người lớn một chút.

Hay nói cách khác, đó là những nấc thang sáng tạo đáng nể của người miền hạ!

Đưa cơm hay đưa cay đều bén mồi!

15 thg 8, 2018

Anh hùng dân tộc Thủ khoa Huân

Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân. Sinh năm 1830 tại làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.

Đền thờ Thủ Khoa Huân - Khu mộ Thủ Khoa Huân

Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân. Sinh năm 1830 tại làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Con ông Nguyễn Hữu Cẩm một nông dân khá giả trong vùng. Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, khẳng khái, học rất giỏi và rất chăm chỉ học tập. Năm 1852 (dưới triều vua Tự Đức), ông dự thi hương tại Gia Định, đậu thủ khoa (đứng đầu cử nhân). Sau đó ông được làm giáo thọ tức đốc học ở huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường.

Anh hùng dân tộc Trương Định

Di tích lăng mộ và đền thờ AHDT Trương Định.

Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan Thuỷ Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1844 Trương Định theo cha vào Nam và cưới vợ là bà Lê Thị Thưởng con một nhà hào phú ở làng Tân Phước, huyện Tân Hoà, khi cha mất Trương Định ở luôn quê vợ Tân Hoà.

Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền. Trong thời gian khẩn hoang Trương Định đã gặp và cưới bà Trần Thị Sanh là anh em con cô con cậu với bà Từ Dũ Thái Hậu (mẹ vua Tự Đức).

Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công

Nằm tại ấp Ông Non, xã Tân Trung (thị xã Gò Công - tỉnh Tiền Giang), cách thành phố Mỹ Tho 40km về hướng Đông và cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 60km về hướng Đông Nam, làng đóng tủ thờ Gò Công là một làng nghề truyền thống hình thành từ hàng trăm năm khi dòng người từ phương Bắc lần bước vào phương Nam theo con đường trường chinh mở cõi. Sản phẩm tủ thờ Gò Công hiện diện trong đời sống tâm linh của cư dân Nam bộ như một hình ảnh gần gũi thân quen, trở thành nét văn hóa của một vùng đất mới đầy sinh động…

MANH NHA MỘT LÀNG NGHỀ


Mỗi khi nhắc đến vùng đất Gò Công, có lẽ hình ảnh gợi nhớ nhất trong tâm tưởng nhiều người là những chiếc tủ thờ, sản phẩm mang đậm nét văn hóa, thể hiện sự hiếu nghĩa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt. Theo truyền tụng, vào khoảng giữa thế kỷ XIX, tại vùng đất Gò Công đã xuất hiện nhóm bốn anh em ông Vương Văn Non từ miền Bắc về đây lập nghiệp. Trong hành trang mang theo của các ông, đáng chú ý nhất là chiếc tủ thờ gia tiên kiểu hai trụ và vốn lận lưng là nghề thợ mộc. Cả bốn anh em ông Non đã phát triển nghề đóng tủ thờ và truyền nghề cho bà con quanh vùng.

Làng nghề Tủ thờ Gò Công – Ảnh: nguồn tuthogocong.net

6 thg 7, 2018

Bấp bênh phận chèo đò, đánh xe ngựa ở miền Tây

Từ giữa thập niên 1990 trở lại đây, ngành du lịch sinh thái tại Tiền Giang phát triển rất mạnh. Năm 2017, có gần 2 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch sông nước, chủ yếu là cồn Thới Sơn (xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho) giữa sông Tiền.

Xe ngựa chở khách du lịch trên cồn Thới Sơn. Ảnh: Hoàng Phương 

2 thg 6, 2018

Vườn hoa hút khách chụp ảnh giữa nắng hè ở Tiền Giang

Những thửa hoa đủ chủng loại ở Mỹ Tho, Tiền Giang đang thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh ngoài trời dù thời tiết nắng nóng.

Vườn hoa Mãn Đình Hồng nằm ở ấp Phước Thuận, xã Phước Thạnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đi vào hoạt động năm 2013. Chị Nguyễn Phương Dung, chủ vườn cho hay, nơi này được tạo nên dựa trên nguồn cảm hứng từ các vườn hoa nước ngoài mà một lần tình cờ chị xem qua. Ảnh: Huong Le. 

18 thg 3, 2018

Tượng xưa ở chùa 'mục đồng'

Thiên Trường cổ tự truyền thuyết là một ngôi chùa do trẻ mục đồng (chăn trâu) lập. Tài liệu lưu giữ tại chùa cho biết chùa được khai sơn cách đây 250 năm.

Nhà chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ. Hoàng Phương 

Ở đây, ngoài những pho tượng cổ xưa còn có nhiều huyền thoại ly kỳ hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian.

10 thg 2, 2018

Mùa xuân đi thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp

Khi đặt chân đến đây, chúng tôi đã phải lòng ngôi làng cổ Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang) nằm bên sông Cái Bè này ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Đường làng xanh tươi cây trái - Ảnh: THU HUỆ

Đường làng xanh mát

Từ TP.HCM, có thể đi theo quốc lộ 1A đến Mỹ Tho, từ Mỹ Tho bạn tiếp tục đến Cái Bè. Ngoài ra cũng có thể theo quốc lộ 50 qua cầu Mỹ Lợi, đến Gò Công, Mỹ Tho và theo tỉnh lộ 864 qua Cai Lậy rồi đến Cái Bè .

11 thg 1, 2018

Nhà thờ Cái Bè - người mới thăm chốn xưa

Khi kể tên những ngôi nhà thờ đẹp nhất miền Tây Nam bộ, hầu hết các trang web đều kể đến nhà thờ Cái Bè. Có trang còn gọi là ngôi nhà thờ cổ nữa, nhưng má tui sinh ra ở Cái Bè năm 1940, khi bà lớn lên thì ngôi nhà thờ này hãy còn... mới tinh, vì nhà thờ Cái Bè được xây dựng khoảng những năm 1930. Vậy đâu phải nhà thờ cổ?


Nhà ngoại ở trong chợ Cái Bè, bên dòng sông. Bên này sông là chợ, bên kia sông là nhà thờ Cái Bè. Ngôi nhà thờ luôn ở trong tầm mắt. Ngoại rời Cái Bè năm 1956, má và các cậu, các dì cũng đi theo. Giờ đây hơn 60 năm đã trôi qua, ông bà ngoại và má đã qua đời, các dì, các cậu đã già. Ký ức về quê nhà thuở nào là dòng sông, là chợ Cái Bè, và ngôi nhà thờ vươn cao bên kia sông...

7 thg 1, 2018

Thăm di tích lịch sử văn hóa quốc gia Gò Thành

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách chợ Ông Văn, xã Đăng Hưng Phước chừng 200 m.

Cho đến nay, di tích Gò Thành được xác định là một địa điểm khảo cổ học quy mô lớn với các loại hình di tích mộ táng, kiến trúc và cư trú. Được biết, vào năm 1941, L.Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra di chỉ Gò Thành và sau đó ông đã thu thập được một số hiện vật.

Năm 1987, Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh đã đến tham gia Hội nghị 'Thông báo khảo cổ học' tại Tiền Giang và khẳng định Gò Thành là di tích thuộc nền văn hóa Óc-Eo.

Trong các năm 1988-1990, Bảo tàng Tiền Giang kết hợp với Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện Khoa học xã hội Quốc gia) tiến hành liên tục 3 lần khai quật, khảo sát di tích này.

Bên trong khu di tích Gò Thành 

Về Tiền Giang thăm ngôi nhà Bác Tôn từng ở và hoạt động cách mạng

Tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang có một di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận vào năm 2000, là ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng ở và hoạt động cách mạng tại đây.

Ngôi nhà này của ông Trần Đình Túy (1861-1923, là ông ngoại của Bác Tôn gái), nhà nho rất mực hiền từ, làm nghề bốc thuốc bắc chuyên trị bệnh sản phụ mà người dân trong vùng thường gọi là ông Bái Liễu. Ngôi nhà đã ghi dấu những sự kiện liên quan đến Bác Tôn như sau:

Nơi Bác Tôn gái (là cô giáo Đoàn Thị Giàu, tự Kim Oanh, SN 1898 tại làng Kim Sơn, tổng Thuận Bình, huyện Kiến Hưng, tỉnh Mỹ Tho - nay là xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trú ngụ một thời gian sau khi mẹ qua đời (năm 1917); nơi tổ chức đám cưới của hai Bác Tôn; nơi Bác Tôn thường lui tới gây dựng phong trào cách mạng tỉnh Mỹ Tho từ những năm sau khi cưới Bác gái cho đến khi bị bắt, bị tù đày (1921-1928); nơi Bác Tôn gặp lại Bác gái và hai người con sau hơn mười mấy năm xa cách vì bị tù đày nơi Côn Đảo (năm 1945); nơi Bác Tôn về thăm lại gia đình bên vợ trước lúc vĩnh viễn đi xa (năm 1979). Đặc biệt, ngôi nhà này còn có một sự kiện quan trọng là nơi mà cụ Nguyễn Sinh Sắc có thời gian về đây cùng ông Trần Đình Túy bàn quốc sự, được gia đình ông Túy che chở an toàn…

Ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã từng ở và hoạt động cách mạng đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.