Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 1, 2018

Nghệ thuật chạm, khắc gỗ trong đình, chùa ở Tiền Giang

Đình, chùa ở Tiền Giang ngoài yếu tố tín ngưỡng tâm linh còn chứa đựng các giá trị nghệ thuật dân gian độc đáo; trong đó có nghệ thuật chạm khắc gỗ. Tại các đình, chùa, loại hình nghệ thuật này được thể hiện qua các cột, bao lam, hoành phi, câu đối,...

Tại chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho) có 2 đôi long trụ được làm từ gỗ quý, chạm khắc hình rồng uốn lượn rất sinh động, tinh xảo; riêng đôi phía ngoài chạm tứ linh do bà Lê Thị Ngởi ở Ba Tri (Bến Tre) hiến cúng vào năm 1909. Nét đặc biệt là đôi long trụ này có lối sắp xếp bố cục độc đáo, có một không hai: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng. Bảy bộ bao lam chính cùng nhiều bao lam phụ.

Nhưng đặc sắc nhất là bộ bao lam Bát tiên cưỡi thú được chạm trổ tinh xảo, mỗi vị có một tư thế và cỡi trên một con thú và cầm bửu bối khác nhau, bên trái có bốn vị: tiểu đồng đứng trên lưng rùa với tay quảy chiếc giỏ tre; một tiên sinh cưỡi ngựa với tay cầm ống bút, một thư sinh cưỡi hổ thổi sáo, một ông lão cưỡi đề thính vuốt râu, bên phải có bốn vị: một vị trung niên cưỡi trâu tay cầm bình hồ lô, tiên nữ cưỡi hạc cầm hoa sen, một tiên sinh cưỡi lộc với tay vuốt râu và một ông lão kỳ lân với phất trần trên tay, trên bao lam bát tiên còn có thần mặt trời cưỡi rồng và thần mặt trăng cưỡi phụng được chạm trổ rất công phu, do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908.

Một số tác phẩm nghệ thuật chạm gỗ ở bên trong chánh điện chùa Vĩnh Tràng 

Độc đáo nghệ thuật chưng kết ở Tiền Giang

Nghệ thuật chưng kết, nói tắt của chưng hoa kết trái, là sản phẩm nghệ thuật đặc thù của miệt vườn, xứ sở của cây trái và là sự phát triển của nghệ thuật chưng mâm ngũ quả vốn là một truyền thống lâu đời của người dân Nam bộ và Tiền Giang.

Ngày xưa các phương tiện trang trí nhà cửa chưa phong phú như bây giờ nên mỗi khi có đám tiệc hay lễ tết người ta thường bày ra nghệ thuật chưng kết để làm đẹp cho ngôi nhà và tiệc lễ. Tác phẩm chưng kết này thường được đặt trang trọng trên bàn nghi ở trước bàn thờ, ngay giữa nhà trên, nên loại hình nghệ thuật này còn được gọi là chưng nghi.


Một kiểu chưng nghi theo rồng - phụng. 

3 thg 1, 2018

Theo tàu ra biển bắt ốc cà na

Giữa mùa gió chướng khắc nghiệt trên biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang, lão ngư dân nhỏ bé cố trụ chân vững trước mỗi con sóng lớn, trong khi tay thoăn thoắt kéo từng lọp ốc nặng trĩu lên tàu,...

Ngư dân khoe “chiến tích” đầy ốc 

1. Năm giờ sáng, ông Năm Đực (Phạm Văn Đực) thức dậy trên con tàu nhỏ, cũ kỹ của người em trai đang neo tại một cái vịnh có hàng bần che chắn. Đây cũng là chỗ cho hàng chục chiếc ghe, tàu khác tạm trú khi đang vào giữa mùa gió chướng.

22 thg 11, 2017

Tứ Kiệt chống Tây

"Tịnh vi dân, động vi binh", những người nông dân chân chất trở thành anh hùng trong lửa đạn chiến tranh. Hình ảnh 4 vị anh hùng mà người dân Cai Lậy, Tiền Giang quen gọi là Tứ Kiệt cũng vì thế mà sống mãi. Ngày nay, về Cai Lậy hỏi lăng Bốn Ông thì hầu như ai cũng biết và truyền nhau những câu chuyện chống Pháp oanh liệt của các ông vào cuối thế kỷ XIX.

Những anh hùng chân đất


Lăng Tứ Kiệt tọa lạc tại đường 30 Tháng 4, thị trấn Cai Lậy, sừng sững, uy nghi. Hằng ngày bà con trong vùng vẫn khói hương nghi ngút. Trên cổng chính là dòng chữ “Lăng Tứ Kiệt” trang trọng, hai bên là câu đối ca ngợi chiến tích, công lao của bốn ông, cũng là lòng thành kính, tưởng niệm của thế hệ sau:

“Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm;

Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn”


Một góc Lăng Tứ Kiệt.

4 thg 9, 2017

Bí ẩn giai thoại 'ngôi mộ chôn đứng' của Tổng đốc khét tiếng Nam bộ

Đi dọc theo bờ sông một đoạn, chúng tôi rẽ trái hướng về nghĩa trang nằm trong phạm vi đất thánh của nhà thờ thị trấn Cái Bè (Tiền Giang). Lọt thỏm trong khu dân cư nhưng nghĩa trang buồn và hiu quạnh. Bên trong, những ngôi mộ xếp thành hàng dài đầy rêu phong và hương tàn khói lạnh...

Ngôi mộ chôn đứng 


Ở giữa những hàng mộ thẳng tắp đó, còn một bãi đất trống có 4 ngôi mộ được chôn liền kề. Hai mộ nằm sát nhau trên nền đất cao có rào sắt xung quanh. Tiếp đến, một ngôi mộ được xây dựng kiên cố có tấm bia bằng đá cẩm thạch. Duy chỉ có ngôi mộ còn lại chôn một cách khác thường, chôn đứng.

Những người dân ở thị trấn Cái Bè kể, theo lời ông bà truyền lại, ở miền Tây sông nước có 2 ngôi mộ chôn đứng. Ngôi mộ thứ nhất của một người con bất hiếu bị "trời trồng" giữa cánh đồng thuộc xã Khánh Hậu, tỉnh Long An. 

Mộ đứng của Trần Bá Lộc

5 thg 7, 2017

Nhà thờ Cái Bè - Tiền Giang

Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là nhà thờ đẹp nhất của vùng Tây Nam Bộ. 

Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè - nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè (thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.

6 thg 6, 2017

Con cá gô nhảy gột gột

Tui khoái ăn cá rô đồng, kể cả cá gô lẫn cá dzô. À, nghĩa là món cá rô miền Tây Nam bộ hay miền Bắc ấy mà. Ngặt cái là cá rô có nhiều xương, nên tui thường ăn những món mà cái vụ xương ấy đã được xử lý rồi. Thí dụ như ăn cá gô thì chọn món cá gô chiên giòn (nhai xương luôn), còn ăn cá dzô thì chọn bún (hay bánh đa) cá dzô đồng (người ta gỡ xương rồi).

Bạn tui ở nước ngoài về thăm quê cũ ở miền Tây Nam bộ. Vậy là phải cho bạn thưởng thức món cá gô nhảy gột gột.

Cá rô có một loại nhỏ chút éo, người ta kêu là cá rô bí, chỉ lớn cỡ 2 đốt ngón tay thôi (hoặc nhỏ hơn). Thú thiệt là tui chỉ biết... ăn, chớ hổng biết đó là con cá rô còn nhỏ hay là giống cá rô này nhỏ. Sau này hỏi mới biết người ta còn kêu là cá rô non, tức là con cá rô còn nhỏ. 

Con cá  bí ở trong gổ

5 thg 6, 2017

Giếng nước Mỹ Tho, có "miệng giếng" rộng 7 ha!

Hôm bữa tui có kể về cái giếng nước lớn nhứt Việt Nam (hổng chừng là cả thế giới luôn nữa), đó là giếng nước Mỹ Tho, kèm theo một số thắc mắc. Bữa nay, sau khi... lặn xuống giếng tìm hiểu một hồi tui viết thêm bài này để giới thiệu thêm một số thông tin mới biết được.

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước. Mở rộng ra hơn nữa, ta có giếng dầu do các giàn khoan đào ngoài biển khơi. Dù là giếng nước hay giếng dầu đi nữa thì hình ảnh chung của cái giếng là độ sâu lớn hơn nhiều so với miệng giếng.


Thôi, không kể giếng dầu là thứ đặc biệt (và thường là rất lớn), ở đây ta chỉ xét giếng nước thôi. Có ai không biết cái giếng là gì hông? Ờ, thì giếng nước là vầy nè:


2 thg 6, 2017

Độc đáo cá rô non chiên giòn miền Tây

Vào những ngày này, nếu có dịp vào các chợ cá ở miền Tây, chúng ta sẽ bắt gặp những người bán cá rô non. Nhìn những con cá bé xíu cỡ ngón tay út, vảy màu xanh thẫm nhảy xoi xói trong thau, khiến tôi chợt nhớ về những kỷ niệm ngày xưa nơi quê nhà yêu dấu, khi những cơn mưa đầu mùa đến, bọn chúng tôi liền í ới rủ nhau vác thời đi bắt loại cá rô non này.

Cá rô là loài cá nước ngọt sống nơi ao hồ, đồng ruộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu (khoảng tháng 4- 5 âm lịch), và các cánh đồng ngập xăm xắp nước thì lũ cá rô bố mẹ “vượt vũ môn” lên đồng để tìm kiếm thức ăn và duy trì nòi giống. Khoảng 2 tháng sau, khi cánh đồng ngập đầy nước, người dân lại điều chỉnh mực nước trong ruộng ra. Thế là, từng đàn cá rô non (còn gọi là rô bí, rô dăm), thân nhỏ xíu (dài cỡ 2 cm, ngang 1 cm) lại tìm đường “di cư” ra sông lớn.

Cá rô non (ảnh: BCT)

18 thg 5, 2017

Lập lòe đom đóm bay đêm

1.
Nếu thuở nhỏ bạn đã từng sống ở thôn quê thì ắt hẳn là bạn đã từng có những đêm ngồi ngắm từng đàn đom đóm lập lòe bay, mơ những giấc mơ đom đóm. Chắc là bạn cũng từng bắt đom đóm bỏ vô chai để nhìn nó nhấp nháy, nhớ đến câu chuyện kể ngày xưa: học trò nghèo nhà không có tiền mua dầu thắp đèn, nên bắt đom đóm bỏ vô chai để lấy ánh sáng học suốt đêm khuya.



15 thg 5, 2017

Bửu Lâm cổ tự ở Tiền Giang

Khách du lịch đến Mỹ Tho thường được tham quan chùa Vĩnh Tràng, với lời giới thiệu đây là ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang. Thật vậy, Vĩnh Tràng là ngôi chùa xây đã lâu năm và có kiến trúc độc đáo, khung cảnh xung quanh đẹp, rất đáng để tham quan. Nhưng nếu gọi là ngôi chùa cổ nhất thì không phải.

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng năm 1849, kiến trúc như hiện tại được thực hiện xong năm 1911. Trong khi đó ngôi chùa Bửu Lâm được xây dựng và kiến trúc cơ bản như hiện nay có từ năm 1803. Bửu Lâm cổ tự được xem là ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.

Cổng chùa

7 thg 5, 2017

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) là ngôi thiền viện theo hệ phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên của miền Tây Nam bộ, chỉ mới được khởi công xây dựng từ năm 2012 và làm lễ khánh thành ngày 22/11/2015.

Cổng chính thiền viện trong ngày khánh thành. Ảnh: Báo Giác ngộ online.

Khu vực nơi thiền viện tọa lạc thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp ranh với Long An, thuộc vùng đất Đồng Tháp Mười, ngày xưa là bối cảnh quay bộ phim Cánh đồng hoang. Đây là vùng đất thấp, ngập nước.

3 thg 5, 2017

Cửa Tiểu không còn như xưa

Chưa làm “biến mất” một dòng sông, nhưng thời gian qua nhiều cồn bãi có diện tích lớn đã và đang hình thành nơi cửa sông Cửa Tiểu.

Cửa Tiểu nhìn từ phà Đèn Đỏ - Ảnh: Tấn Đức

18 thg 3, 2017

Đình Tân Đông- ngôi đình cổ độc đáo nằm trong lòng 3 cây bồ đề

Đình Tân Đông (còn gọi là đình Gò Táo) ở Tiền Giang là một ngôi đình độc nhất vô nhị ở Việt Nam, toàn bộ đình được bao trọn bởi rễ của 3 cây bồ đề.

Đình cổ Tân Đông hay còn gọi là Đình Gò Táo nằm ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

29 thg 8, 2016

Phải lòng 'cô gái' Mỹ Tho

Mỹ Tho như cô gái đôi mươi, năng động, duyên dáng, luôn biết lấy vẻ đẹp biến hóa trù phú của mình mà thu hút du khách.

Cầu dây văng Rạch Miễu nối liền TP Mỹ Tho (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Bến Tre), là chiếc cầu lớn thứ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là biểu tượng của thành phố Mỹ Tho năng động. 

Dù vào Sài Gòn học và lập nghiệp từ nhiều năm nhưng tôi vẫn chưa được dịp khám phá văn hóa sông nước Tây Nam Bộ. 

24 thg 8, 2016

Về sông Tiền theo dấu trận đánh xưa của quân Nguyễn Huệ

Nhớ lại năm năm trước, thăm Bảo tàng Quang Trung ở Bình Định, thấy bức tranh minh họa chiến trận Rạch Gầm - Xoài Mút, tôi giật mình. Anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ có chiến tích lừng lẫy ở Mỹ Tho quê tôi. Lâu nay đâu có biết. Lòng dặn lòng về quê nhà thăm chiến tích hào hùng.

Rạch Gầm - Xoài Mút - Thới Sơn

Ba năm trước tôi mới thăm được Rạch Gầm - Xoài Mút. Xuất phát từ thành phố Mỹ Tho theo tỉnh lộ 864, xe chạy dễ dàng. Hai bên đường nhà cửa vườn tược nho nhỏ xinh xắn, thỉnh thoảng có chợ nhỏ rộn rịp. Cô phóng viên trẻ báo Ấp Bắc hướng dẫn. Đường men theo bờ sông Tiền, có lúc đi gần sát sông, thấy các vàm sông và các con rạch đổ vào. 

Vàm Rạch Xoài Mút 

1 thg 8, 2016

Au Pagolac - Bò 7 món: Món ăn từ thời khẩn hoang

Miền Nam có nhiều thương hiệu bò 7 món khá nổi tiếng như Ánh Hồng (có từ năm 1956-1957), Duyên Mai, Hoa Viên Tửu (quán này nằm ở chợ An Đông, quận 5) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bò 7 món của Au Pagolac, bởi đây là thương hiệu bò 7 món lâu năm nhất ở Việt Nam.

Hồi cuối thế kỷ 19, người miền Nam, đặc biệt là ở miền Tây vùng gần với biên giới Campuchia có nhiều món ăn từ bò, bò nuôi ở đây rất nhiều vì vốn là nơi đồng quê rẫy bái. Ngoài ra còn những vùng có nhiều người Chăm vì họ không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt bò. Có rất nhiều món bò khác nhau, ăn chơi hay để nhậu lai rai đều có đủ, như bò nướng trui, giá tréo, bò cuốn lá cách, bò cuốn mỡ chài, bò ba trự (tức là lấy một miếng gan, miếng bò và miếng mỡ xâu lụi chung vô nhau), bít tết ăn với xà lách theo kiểu Tây, cháo bò... Chưa đủ, người ta còn nghĩ ra thêm những món bò đặc biệt như bò bằm sả ớt xúc với bánh tráng, bò nướng lưỡi cuốc, nướng ngói, bò nướng vỉ sắt, thậm chí đến món lạp xưởng thuần túy thịt heo cũng được chế biến thành lạp xưởng bò...

12 thg 7, 2016

Vùng đất sản sinh hoàng hậu, đệ nhất phu nhân nổi tiếng trời Nam

Nam Phương hoàng hậu, bà Từ Dũ, vợ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng... đều xuất thân từ Tiền Giang - người dân luôn tự hào vì có những người đẹp nổi tiếng.

Cách TP HCM khoảng 70 km, tỉnh Tiền Giang được sông Tiền thơ mộng (một trong 2 nhánh của sông Mekong) lượn quanh bồi đắp giúp nền kinh tế của địa phương có lịch sử lâu đời này thuộc tầm phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thêm điều tự hào nữa của người dân nơi này khi mảnh đất của họ là quê hương của những người đẹp, mà sau đó thành hoàng hậu như Nam Phương, Từ Dũ hoặc đệ nhất phu nhân như bà Đoàn Thị Giàu, Nguyễn Mai Anh. 

Tượng bà Từ Dũ ở bệnh viện Từ Dũ TP HCM. 

7 thg 7, 2016

Cá úc lá me non - món ngon miền cửa sông

Trong một chuyến về thăm vùng đất Gò Công và Tân Phú Đông (Tiền Giang), qua vùng sông Cửa Đại chúng tôi được đãi một món ăn đặc trưng miền nước lợ. Đó là canh cá úc nấu lá me non. 

Cá úc tươi vừa mới đánh bắt từ sông Cửa Đại - Ảnh: NGUYỄN THIÊN ĐĂNG 

Khu vực các cửa sông, nơi gần giáp với biển là nơi hai dòng nước ngọt và mặn gặp nhau, hòa lẫn nhau thành vùng nước lợ. Nơi ấy có nhiều loài thủy hải sản sinh sống, một trong số đó là cá úc.

31 thg 5, 2016

Thăm xứ sở mãng cầu xiêm Tân Phú Đông

Nằm trên cù lao Lợi Quan, vùng đất Tân Phú Đông (Tiền Giang) xanh tươi trù phú với cây ngọt trái lành. Trong đó những vườn mãng cầu xiêm lúc lỉu trái gây bất ngờ cho những ai lần đầu đặt chân tới. 

Trái mãng cầu trĩu nặng trên cành - Ảnh: N.T.Đăng 

Cù lao Lợi Quan nằm giữa hai cửa sông Cửa Tiểu và Cửa Đại nên muốn tới Tân Phú Đông phải đi phà qua sông. Từ quốc lộ 50 có nhiều con đường đến các bến phà nằm dọc bờ nam sông Cửa Tiểu. Từ đó qua phà là đến với Tân Phú Đông.