Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 2, 2024

Tết khó quên trong rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Ngày thứ ba trong rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập, khi còn đang say giấc, chúng tôi bị những tiếng hót vô cùng trong trẻo và cao vút đánh thức: tiếng hót gọi bạn tình của vượn đen má vàng.

10 thg 12, 2023

Cây kơ nia cổ thụ 1.230 tuổi trong rừng Mã Đà được công nhận Cây di sản Việt Nam

Trong số 162 cây cổ thụ trong rừng Mã Đà vừa được công nhận Cây di sản Việt Nam có "cụ" cây kơ nia khoảng 1.230 tuổi.

Bình Phước long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 162 Cây di sản Việt Nam trong rừng Mã Đà - Ảnh: NAM HÀ

Ngày 9-12, UBND huyện Đồng Phú (Bình Phước) phối hợp Tập đoàn Trường Tươi và các đơn vị liên quan tổ chức công nhận quần thể 162 Cây di sản Việt Nam tại tiểu khu 379, rừng Mã Đà.

1 thg 11, 2023

Cẩm nang du lịch Bình Phước


Bình Phước là cửa ngõ đồng thời là cầu nối kết nối vùng Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Đây là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía tây giáp Tây Ninh, phía nam giáp Bình Dương và Đồng Nai, phía bắc và tây bắc giáp Campuchia.

Khí hậu Bình Phước được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Bình Phước đẹp nhất vào xuân, từ khoảng cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Lúc này, trời nắng rực rỡ, rừng cao su chuyển màu vàng cam. Đan xen giữa màu vàng của rừng cao su là những vườn điều rực rỡ sắc màu. Sang tháng 3 đầu tháng 4, hoa cà phê bắt đầu nở trắng.

24 thg 9, 2023

Những điểm du lịch hoang sơ tại Bình Phước

Vườn quốc gia Bù Gia Mập, hồ Suối Lam, thác Voi... là những điểm du lịch còn giữ được vẻ hoang sơ, thu hút nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Nơi đây được mệnh danh là cánh rừng nguyên sinh còn sót của tỉnh Bình Phước. Đây cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn dành cho những ai thích khám phá những điều mới lạ. Vườn quốc gia sở hữu thiên nhiên hoang dã, là nơi bảo tồn của nhiều loại cây quý hiếm, các nguồn gen quý hiếm của hệ động vật, thực vật trong danh sách đặc biệt của Việt Nam.

Khung cảnh thiên nhiên xanh mát tại vườn quốc gia. Ảnh: Võ Hồng

7 thg 7, 2023

Trở lại sóc Bom Bo “nghe” tiếng chày giã gạo

Có lẽ nhiều du khách đến Bình Phước đều muốn ghé thăm sóc Bom Bo, địa danh gắn liền với bài hát nổi tiếng “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác thời chiến tranh chống Mỹ. Các thành viên đoàn công tác Báo Bình Thuận khi đến thành phố trẻ Đồng Xoài trung tuần tháng 5 vừa qua đã được đồng nghiệp Báo Bình Phước “chiều khách” dẫn đoàn thăm địa danh lịch sử này. Với tôi, đây lần thứ hai trở lại, không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay của sóc Bom Bo.

Sóc Bom Bo hào hùng trong kháng chiến

Từ ngoài quốc lộ 14, trung tâm huyện Bù Đăng, rẽ vào khoảng 12 km chúng tôi đến sóc Bom Bo. Ở đây, con đường rải nhựa thoáng đãng, thay con đường đất đỏ ngày trước, chạy dài giữa những vườn điều, cà phê xanh tươi, thấp thoáng những mái nhà xây kiên cố, đẹp đẽ của đồng bào dân tộc. Cô bạn đồng nghiệp báo bạn đi cùng bảo: “Không ít bà con dân tộc S’tiêng ở đây chịu khó làm ăn trồng điều, cà phê, cây ăn trái, dành dụm từ những vụ thu hoạch những năm trước, nay đã xây nhà khang trang để ở, không thua kém người Kinh trong vùng”. Đoạn đến trung tâm sóc, phía đầu con đường bê tông dẫn lên những ngọn đồi bên trong, chúng tôi thấy hiện rõ cổng chào “Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo” hoành tráng, đón chào du khách. Vào trong không xa là dãy nhà mái ngói trưng bày bảo tồn văn hóa nằm bên trên ngọn đồi bao quanh cây cảnh xanh tươi, mát mẻ.

Du khách tham quan Khu bảo bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo

Đặc sản Bình Phước thơm ngon, độc lạ thu hút du khách gần xa

Bình Phước không chỉ là một điểm đến hoang sơ, lý tưởng cho các tín đồ du lịch dã ngoại mà còn nổi tiếng với loạt đặc sản lạ miệng, du khách thử là mê.

Gỏi trái điều

Cứ vào độ tháng 3, tháng 4 hàng năm, điều bắt đầu chín rộ. Những quả điều chín đỏ, vàng ươm tỏa hương thơm khắp cả một vùng. Điều cũng là nguyên liệu quen thuộc thường được người dân Bình Phước sử dụng để tạo ra những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Để có món gỏi trái điều ngon, đậm đà chuẩn vị, trước tiên, người nấu đã tỉ mỉ trong việc chọn những quả vừa chín tới để đảm bảo độ giòn ngọt với vỏ ngoài sáng bóng, trơn nhẵn, có màu vàng hoặc đỏ hồng tự nhiên.

Ảnh: Điện máy xanh

22 thg 5, 2023

Một lần đến sóc Bom Bo

Sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, người dân Bom Bo không kể già trẻ, trai gái, ngày hay đêm tập trung giã gạo nuôi quân đánh đuổi quân thù.

Những ngày đầu tháng 5, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Phước, tôi có dịp ghé thăm sóc Bom Bo, nơi đã dệt nên huyền thoại đẹp của người Stiêng về tinh thần anh dũng, kiên cường và thắm đượm tình quân dân. Lòng tôi lại ngân lên những giai điệu đẹp trong ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: “Đuốc gần tàn nhịp chày thêm rắn rỏi/Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây/Người chưa ngơi đã sẵn có người thay/Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy...”.

Du khách tham quan sóc Bom Bo. Ảnh: T.T

12 thg 4, 2023

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer Sóc Lớn


Chùa Sóc Lớn tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh - là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước, được xây dựng năm 1931 và khánh thành năm 1937.

16 thg 10, 2022

Chùa Tông Kim Quang – Sirīsuvaṇṇavaṅsā

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Sirīsuvaṇṇavaṅsā Tông Kim Quang, còn được gọi là chùa Nước Vàng ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại đường ĐH502, ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Chùa được thành lập theo Quyết định số 6103/UBND-VX ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quyết định số 027/ QĐ-BTS của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương ngày 20 tháng 3 năm 2019 trên phần đất có diện 3.804 m2 do gia đình đại thí chủ Thái Oanh – Nguyễn Thị Tâm Phượng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Thành (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) cúng dường Hòa thượng Danh Lung (đương vị Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trụ trì chùa Candaraṅsī – số 164/235, đường Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu (phường 7 cũ), quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

15 thg 10, 2022

Chùa BodhiSathārāma Bồ Đề

1. Lược sử ngôi chùa

Bồ Đề, theo tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi của Phật giáo Nam tông. Với ý nghĩa như vậy, chùa Bồ Đề là nơi giúp chúng sanh có thể thấu hiểu được chân lý cao cả của đạo Phật: Giác ngộ, qua đó, giúp họ tự “giải thoát”, vượt qua “bể khổ trần gian”.

Chùa Chà Là – Buddha Vansa Chhulla Moni

1. Lịch sử hình thành

Chùa Chà Là tọa lạc tại ấp Chà Là, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chùa còn có tên tiếng Pali theo pháp hiệu của Phật giáo Nam tông Khmer là Buddha Vansa Chhulla Moni.

14 thg 10, 2022

Chùa Serey Odom

1. Lược sử về ngôi chùa


Chùa Serey Odom tọa lạc tại ấp 4, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cổng chùa nằm sát mặt tiền bên trái Quốc lộ 13, theo hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Lộc Ninh. Phía sau chùa là khu vực cư trú đông đúc của đồng bào Khmer.

Trong tiếng Khmer chữ Serey nghĩa là phước báu, Odom là lòng cao thượng. Cũng giống như các chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ, pháp hiệu bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Pali thường gặp khó khăn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, người dân có xu hướng dùng tên địa danh để gọi tên chùa, do chùa Serey Odom nằm tại xã Lộc Hưng nên được gọi tên là chùa Lộc Hưng.

Chùa Sirivansa

1. Lịch sử hình thành

Sirivansa (theo âm Hán – Việt là Hạnh Tâm), là ngôi chùa Khmer duy nhất có mặt tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chùa tọa lạc tại số 39, đường C2, khu phố Phước Bình, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. Chùa được khởi công xây dựng ngày 30 tháng 12 năm 2011 và hiện đang tiếp tục hoàn thành các công trình kiến trúc.


13 thg 10, 2022

Chùa Sóc Lớn – Rajamahajetavana Rama


1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Rajamahajetavana Rama còn có tên gọi theo địa phương là chùa Sóc Lớn, do chùa tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Tên tiếng Pali của chùa mang ý nghĩa là chùa do Trưởng giả Cấp Cô Độc cùng Thái tử Kỳ Đà trong thành Ba La Nại (thuộc Ấn Độ xưa) xây dựng để dâng cúng Đức Phật tại Hoa viên của Thái tử Kỳ Đà.

20 thg 11, 2021

Núi Bà Rá - Cảnh thiêng hữu tình

Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Giữa một vùng đồi cây cối rậm rạp nhô lên một ngọn núi cao tạo cho Bà Rá một vẻ đẹp hùng vĩ. Với độ cao 723m, núi Bà Rá là một trong 3 ngọn núi cao nhất Nam bộ.

Nhà bia và đền tưởng niệm các chiến sĩ, quân dân đồng bào đã hy sinh trong kháng chiến ở khu vực Bà Rá được xây dựng tại đồi Bằng Lăng

Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do có địa hình hiểm trở nên núi Bà Rá là căn cứ hoạt động của những chiến sĩ cách mạng và ghi dấu nhiều chiến công anh dũng kiên cường của quân và dân Phước Long xưa.

18 thg 11, 2021

Mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước

Có lần biết tôi là dân Quảng Nam nên bạn tôi cắc cớ hỏi: Ủa, mì Quảng là đặc sản ở Quảng Nam, phải làm từ bột mì sao làm từ bột gạo? Mì Quảng là món ăn đặc trưng của người Quảng Nam mà sao người dân Quảng Ngãi cũng nấu ngon vậy? Tôi chột dạ, bởi mình dân Quảng Nam chính gốc mà cũng “không rành” mấy chuyện này. Tôi bèn đem những thắc mắc này đến hỏi bà Lư Thị Phu, chủ quán mì Quảng Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài), địa chỉ được cho là bán mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước hiện nay.

“Cái xứ ni bán mì quảng ngon nè”

Bà Lư Thị Phu (SN 1958), quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 20 tuổi, từ một lần chỉ dạy của người chị “mê ăn mì Quảng”, bà Phu bén duyên với nghề nấu ăn. Lúc bắt đầu “lấy nghề nấu mì Quảng làm nghiệp”, nồi nước lèo của bà chỉ vỏn vẹn vài lát thịt heo, vài con tôm bạc nhưng rất được lòng khách hàng. “Lúc đó chưa có trứng cút, gia vị chưa đủ đầy như bây giờ, hơn nữa giá chỉ 5.000 đồng/tô nên phù hợp túi tiền, khách thích, ăn cảm thấy ngon” - bà Phu kể.

Bà Lư Thị Phu, chủ quán Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài) phục vụ khách ăn mì Quảng

15 thg 11, 2021

Chùa Đức Hạnh, Bình Phước

Thuộc địa bàn thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, chùa Đức Hạnh được nhiều du khách thập phương biết đến không chỉ có lối kiến trúc độc đáo từng giữ 2 kỷ lục Việt Nam mà còn bởi những việc làm ý nghĩa, hành động đẹp của trụ trì đại đức Thích Minh Hậu.

Giữ 2 kỷ lục Việt Nam

Đại đức Thích Minh Hậu, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bù Gia Mập, trụ trì chùa Đức Hạnh cho biết: Chùa thành lập năm 1992 do các phật tử địa phương xây dựng. Lúc đầu, chùa được làm đơn giản, thô sơ, mộc mạc bằng ván, mái lợp tôn và không có người trông coi. Năm 2001, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cử tôi về làm trụ trì. Ngôi chùa đang bị xuống cấp. Chùa đã vận động các phật tử đóng góp tu sửa, nâng cấp. Từ kinh phí đóng góp 6 tỷ đồng, năm 2008, tôi xin phép trùng tu toàn bộ hạng mục công trình, do những nghệ nhân đến từ tỉnh Tây Ninh thực hiện. Nét sáng tạo, độc đáo của ngôi chùa là sử dụng vật liệu tự nhiên, khai thác tại chỗ ở địa phương, trong đó chất liệu chính là đá.

21 thg 7, 2021

Nét độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Sene Neak Ta “thường gọi là ông Tà”, là vị thần trông coi từng khu vực lớn, nhỏ, từ thửa ruộng đến địa phận phum, sóc (hay còn gọi là ấp) bảo hộ cuộc sống và sức khỏe cho con người.

Già làng Lâm Uông ở xã Nha Bích (huyện Chơn Thành) cho biết, Lễ hội Sene Neak Ta có nhiều loại, tùy theo phạm vi ảnh hưởng mà người Khmer chia thành Sene Neak Ta của phum, sóc. Mỗi Neak Ta thường có miếu thờ riêng, bên trong miếu, thờ hình tượng Neak Ta. Hình tượng Neak Ta là những hòn đá to, nhỏ. Neak Ta không chỉ là thần bảo hộ mà còn là vị thần có thể chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp. Trước kia, khi có mâu thuẫn xảy ra họ thường đến miếu Sene Neak Ta để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng giám của ông Tà.

Bà con đồng bào Khmer diễu hành trong lễ hội Sene Neak Ta. Nguồn:baobinhphuoc.com.vn

14 thg 7, 2020

Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng. 

Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.


Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

28 thg 6, 2020

Rừng cao su Bù Đăng

Bình Phước nổi tiếng với những rừng cao su bạt ngàn, tuy nhiên nơi trồng nhiều cao su nhất có lẽ là Bù Đăng. Nơi đây người ta trồng cây cao su giữa các rừng cây non và già tạo nên một bức tranh sơn mài đủ gam màu từ xanh vàng đến cam đỏ trên một dải đất rộng bạt ngàn. Vào khoảng cuối năm, lúc trời đất chuyển giao năm cũ và năm mới, bạn có thể đến đây tổ chức picnic, ngồi trên thảm lá khô dày và ngắm những chiếc lá vàng rơi mỗi khi có gió thổi qua.