Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 11, 2021

Núi Bà Rá - Cảnh thiêng hữu tình

Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Giữa một vùng đồi cây cối rậm rạp nhô lên một ngọn núi cao tạo cho Bà Rá một vẻ đẹp hùng vĩ. Với độ cao 723m, núi Bà Rá là một trong 3 ngọn núi cao nhất Nam bộ.

Nhà bia và đền tưởng niệm các chiến sĩ, quân dân đồng bào đã hy sinh trong kháng chiến ở khu vực Bà Rá được xây dựng tại đồi Bằng Lăng

Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do có địa hình hiểm trở nên núi Bà Rá là căn cứ hoạt động của những chiến sĩ cách mạng và ghi dấu nhiều chiến công anh dũng kiên cường của quân và dân Phước Long xưa.

18 thg 11, 2021

Mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước

Có lần biết tôi là dân Quảng Nam nên bạn tôi cắc cớ hỏi: Ủa, mì Quảng là đặc sản ở Quảng Nam, phải làm từ bột mì sao làm từ bột gạo? Mì Quảng là món ăn đặc trưng của người Quảng Nam mà sao người dân Quảng Ngãi cũng nấu ngon vậy? Tôi chột dạ, bởi mình dân Quảng Nam chính gốc mà cũng “không rành” mấy chuyện này. Tôi bèn đem những thắc mắc này đến hỏi bà Lư Thị Phu, chủ quán mì Quảng Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài), địa chỉ được cho là bán mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước hiện nay.

“Cái xứ ni bán mì quảng ngon nè”

Bà Lư Thị Phu (SN 1958), quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 20 tuổi, từ một lần chỉ dạy của người chị “mê ăn mì Quảng”, bà Phu bén duyên với nghề nấu ăn. Lúc bắt đầu “lấy nghề nấu mì Quảng làm nghiệp”, nồi nước lèo của bà chỉ vỏn vẹn vài lát thịt heo, vài con tôm bạc nhưng rất được lòng khách hàng. “Lúc đó chưa có trứng cút, gia vị chưa đủ đầy như bây giờ, hơn nữa giá chỉ 5.000 đồng/tô nên phù hợp túi tiền, khách thích, ăn cảm thấy ngon” - bà Phu kể.

Bà Lư Thị Phu, chủ quán Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài) phục vụ khách ăn mì Quảng

15 thg 11, 2021

Chùa Đức Hạnh, Bình Phước

Thuộc địa bàn thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, chùa Đức Hạnh được nhiều du khách thập phương biết đến không chỉ có lối kiến trúc độc đáo từng giữ 2 kỷ lục Việt Nam mà còn bởi những việc làm ý nghĩa, hành động đẹp của trụ trì đại đức Thích Minh Hậu.

Giữ 2 kỷ lục Việt Nam

Đại đức Thích Minh Hậu, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bù Gia Mập, trụ trì chùa Đức Hạnh cho biết: Chùa thành lập năm 1992 do các phật tử địa phương xây dựng. Lúc đầu, chùa được làm đơn giản, thô sơ, mộc mạc bằng ván, mái lợp tôn và không có người trông coi. Năm 2001, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cử tôi về làm trụ trì. Ngôi chùa đang bị xuống cấp. Chùa đã vận động các phật tử đóng góp tu sửa, nâng cấp. Từ kinh phí đóng góp 6 tỷ đồng, năm 2008, tôi xin phép trùng tu toàn bộ hạng mục công trình, do những nghệ nhân đến từ tỉnh Tây Ninh thực hiện. Nét sáng tạo, độc đáo của ngôi chùa là sử dụng vật liệu tự nhiên, khai thác tại chỗ ở địa phương, trong đó chất liệu chính là đá.

23 thg 5, 2020

Tục Teh Bo’k và lễ quay đầu trâu của người S’tiêng

Trong nhiều phong tục tập quán thể hiện văn hóa lâu đời của người S’tiêng ở Bình Phước, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu là loại hình văn hóa thuộc phạm vi nhóm cộng đồng, khu vực.

Teh Bo’k có nội dung và hình thức tương tự lễ kết nghĩa của một số dân tộc khác. Có một điều rất dễ nhận diện là tục này gắn liền với lễ hội quay đầu trâu. Teh Bo’k chỉ phổ biến ở nhóm người S’tiêng ở 2 huyện Bù Gia Mập, Bu Đăng và một số ít người Mơnông của địa phương này.

Theo lời kể của nhiều già làng ở vùng Bù Đăng, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu của người S’tiêng đã hình thành từ lâu đời. Những người con trai trong một nhà sau khi lập gia đình, họ ở nhiều sóc khác nhau. Sợ lâu ngày tình cảm gia đình không còn gắn kết nên họ phải hình thành tục này để các thành viên trong gia đình có dịp kết nối với nhau. Ngoài ra, hình thức này còn tồn tại với những người không phải là anh em ruột trong một gia đình. Song đều có chung đặc điểm về hình thức thực hiện phong tục và tổ chức lễ hội.


Hình ảnh giã gạo quen thuộc của người S’tiêng (Bình Phước) - Ảnh tư liệu

Happy Garden - điểm đến lý tưởng ở Bình Phước

Dù mới đi vào hoạt động nhưng Happy Garden đã trở thành điểm đến lý tưởng của khu du lịch sinh thái, thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn cảnh khu du lịch sinh thái Happy Garden, khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài

Đến với khu du lịch sinh thái Happy Garden, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị. Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, thiên nhiên trong lành, giúp mọi người quên đi những mệt mỏi, ưu phiền của cuộc sống thường ngày.

1 thg 6, 2018

Ngất ngây hương vị rượu cần S’tiêng

Rượu cần của đồng bào S’tiêng có hương vị nồng nàn khác biệt bởi được tạo nên từ vị đắng, vị ngọt, vị cay của cây rừng. Đồng bào S’tiêng đã khéo léo quyện hương vị của cây rừng vào từng bánh men. Nhờ vậy khi “hút” một cần rượu S’tiêng, ta nghe đâu đây hương vị núi rừng tràn về ngây ngất bờ môi.

“Ai lên phố núi Bù Đăng ấy, rượu uống mềm môi chẳng muốn về”. Đó là lời ca của người Bù Đăng quảng cáo về đặc sản quê mình - rượu cần, vừa để giữ chân và thu hút khách gần xa ghé thăm. Gió núi dịu nhẹ, men rượu cần nồng nàn đưa môi, người ta cứ lâng lâng ngất ngây cùng tiếng cồng chiêng, thả hồn bồng bềnh bên lửa trại bập bùng. Tiếng cồng chiêng, lời hát dân ca của người S’tiêng văng vẳng bên tai, tất cả quyện vào nhau khiến lòng người lâng lâng, ngây ngất bên những nét văn hóa lạ - quen của núi rừng.


3 thg 11, 2017

Lễ hội Sen Dolta của đồng bào Khơme Bình Phước

Theo phong tục truyền thống, hằng năm cứ vào 2 ngày cuối tháng 8 và mồng 1-9 âm lịch, đồng bào Khơme tại Bình Phước lại nô nức tổ chức lễ hội Sen Dolta hay còn gọi là lễ cúng ông bà. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng...

Đông đồng bào Khơme Bình Phước đến chùa tham dự lễ hội Sen Dolta