2 thg 8, 2016

Cá bống suối miền Tây Nghệ An, món thơm ngon khó cưỡng

Vào mùa mưa đến cá, cua, nhái, ốc… có ở khắp các con khe, con suối nhưng nhiều nhất vẫn là cá bống, một loại cá nhỏ mà được người dân miền Tây xứ Nghệ rất ưa chuộng, dùng để chế biến thành các món ăn độc đáo.

Khi màn đêm buông xuống, chỉ còn tiếng nhái và côn trùng kêu râm ran khắp các con suối cũng là lúc bà con Đồng Văn, Tân Kỳ rủ nhau đi bắt cá. 


Các loại cá nhỏ bắt được, xúc được dưới lòng suối. 

Chọn ra những chú cá bống tươi nhất, tròn trịa nhất, sơ chế bằng cách rửa sạch, để nguyên phần ruột và tẩm ướp một ít gia vị. 

Những chú cá bống được kẹp chặt cùng với nhiều loại cá suối nhỏ khác chuẩn bị đưa vào nướng trên bếp than. 

Trong khi nướng cá được rưới lên một lớp dầu để không bị khô và làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn. 

Sau một thời gian nướng thì cá chuyển sang màu vàng cánh gián, thịt cá bùi dai, béo ngậy và thơm giòn. 

Ngoài ra, cá bống được lấy làm nhân cho món mọc. Mọc là món ăn đặc trưng của người Thái thường xuất hiện trên mâm cỗ trong các dịp lễ tết. 

Khi làm mọc, người ta thường dùng gạo tấm hạt thật nhỏ, ngâm với nước cho thật mềm. Sau đó lấy lõi cây chuối băm nhỏ cùng với thịt, sả, hành thơm trộn ít gia vị tạo nên nét riêng độc đáo. Điều đặc biệt làm nên hương vị thơm ngon của mọc đó chính là nhân cá bống. Tất cả đều được gói lại vào trong lá chuối, dùng lạt cột phần đầu lại. 

Những gói mọc được hấp cách thủy cho chín đều và giữ được hương vị. 

Khi mọc chín, tháo bỏ dây lạt, bóc lá chuối ra, hương thơm của sả cùng mùi vị bùi béo kích thích vị giác vô cùng hòa quyện với hương vị núi rừng tạo nên một tác phẩm đậm đà, khó quên. 

Trong mỗi mâm cơm của các gia đình miền Tây Nghệ An thì cá bống là một món ăn đầy dinh dưỡng và quen thuộc. 

Phương Thúy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét