21 thg 6, 2020

Đắm đuối cháo cá nục bắp chuối

Tôi là dân vùng lúa ven biển nên mê cơm, say cá, thích nước mắm, thiếu là không chịu được. Đi khắp đất nước, ăn đủ các loại cháo nhưng khoái nhất là cháo cá nục kho ăn kèm bắp chuối luộc. Món này chỉ có ở TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và chỉ bán buổi sáng. 

Cháo được nấu bằng gạo dẻo và đậu xanh nguyên vỏ, thêm nước lá dứa tạo màu xanh nhạt và hương thơm dịu nhẹ. Nấu phải quen tay để cháo không thành cơm nhão, cũng không lõng bõng nước. Cháo phải chín đều, đậu xanh lấm tấm như hoa.

Nhìn không bắt mắt nhưng món cháo trắng ăn cùng cá nục khi và bắp chuối ngon đắm đuối

Đậm đà hương vị bánh đa cua đất cảng

Bánh đa cua từ lâu đã trở thành cái tên gắn liền với ẩm thực vùng đất cảng Hải Phòng. 

Bánh đa cua ban đầu chủ yếu được làm từ những nguyên liệu bình dị vùng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… Sau này, người ta bổ sung các loại hải sản như bề bề, tôm, ghẹ, chả... Từ những thành phần đó, người dân Hải Phòng khéo léo chế biến nên một món ăn đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng bởi vị thanh ngọt và mát lành.

Chúng tôi ghé quán bánh đa cua Bà Cụ tại số 179 phố Cầu Đất (phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) vào một ngày nắng nhiều. Theo chia sẻ của nhiều người, đây là một trong những quán bánh đa cua đầu tiên ở mảnh đất hoa phượng đỏ, đến nay hơn 50 năm tuổi và trải qua 4 đời.

Côn Đảo - thiên đường của bình minh

Côn Đảo in dấu ấn trong tâm hồn của mỗi du khách bằng vẻ đẹp rực rỡ, kỳ vĩ, huyền diệu mà vẫn dịu dàng, bình yên, hồn hậu. 

Côn Đảo thường được nhắc tới như chốn du lịch tâm linh, nơi in dấu ấn của lịch sử cách mạng với di tích nhà tù hay nghĩa trang Hàng Dương nổi tiếng. Tuy nhiên, có một Côn Đảo khác, đẹp nguyên sơ trong từng điểm, từng khoảnh khắc. Bình minh chính là thời khắc đẹp nhất của hòn đảo này. Do địa hình của đảo nên mặt phía đông là hướng chính, nơi tập trung dân cư, đường giao thông chính và các điểm ngắm bình minh đẹp như thiên đường. 

Nghề cào hến trên sông Lam

Những ngày nắng nóng gần 40 độ, người dân vẫn ngâm mình trên sông Lam cào hến kiếm 200.000 đến 400.000 đồng mỗi ngày.

Từ 6h, anh Nguyễn Văn Thanh, 38 tuổi, ở xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương mang theo chiếc cào bằng sắt nặng 9 kg, chai nước uống và điếu thuốc lào tới bờ sông Lam cách nhà vài trăm mét.

Bỏ đồ nghề lên thuyền, anh Thanh chạy ngược dòng khoảng một cây số tới khúc sông nước sâu hơn một mét, rồi nhảy xuống nước bắt đầu cào hến.


Với kinh nghiệm gần 10 năm làm nghề, anh Thanh biết khúc sông này năm nào cũng có hến nhiều hơn khu vực lân cận. Hến thường nằm ở nơi nước không quá sâu, dòng chảy êm, nhiều cát.

Nghĩa địa cá voi rộng 2.000 m2

21 năm qua, dân làng biển Phước Hải đã chôn cất 455 cá Ông (cá voi) tại nghĩa trang rộng 2.000 m2, thờ cúng và chịu tang như cha mẹ.

Nghĩa địa cá voi ở làng Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) nằm mép bờ biển. Giữa nghĩa địa là đền hình lục giác thờ cá Ông, bao quanh là rừng dương cao ngút ngàn. 

Nghe gốm kể chuyện tâm hồn Việt

Đối với nhiều người chơi đồ cổ ở xứ Quảng, nhà sưu tầm Phạm Văn Phát (51 tuổi) - chủ nhiệm CLB Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật UNESCO Quảng Nam - được biết đến là người đang giữ cho mình nhiều cổ vật hàng trăm năm quý hiếm.

Những chiếc bình vôi bằng gốm Quảng Đức - Ảnh: ĐỨC TÀI

Trong đó phải kể đến nhiều cổ vật thuộc gốm Quảng Đức thuộc hàng hiếm khiến ông mê mẩn và với ông Phát, sưu tầm gốm Việt, ông như được nghe những câu chuyện về tâm hồn Việt thông qua những bình, bát, đĩa gốm tưởng chừng vô tri ấy.