Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Người Lao động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Người Lao động. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 3, 2024

Về cù lao Ông Chưởng, thưởng thức trà kim ngân hoa

Cuối tuần, theo lời mời của một người bạn, tôi đến khu vườn kim ngân hoa bên dòng sông Tiền nơi cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, An Giang thư giãn và để thưởng thức trà kim ngân hoa.

Anh bạn phẩy chiếc quạt theo nhịp nhanh chóng trước cửa chiếc bếp than, trên đó có đặt một chiếc ấm vừa đủ để thưởng thức những chén trà trong buổi sáng. Những hòn than nổ lép bép nghe thật vui tai và vẽ lên những nét lửa ngang dọc, ngoằn ngoèo giống như những bông hoa.

Khi nước đã sôi già, chúng tôi rót vào bình và thưởng thức mùi hương phảng phất trước khi nhấp chén trà ngon đậm đà hương vị quê nhà.

Vườn dược liệu kim ngân hoa

21 thg 3, 2024

Có một con đường hoa tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Con đường hoa kèn hồng trên đường dẫn vào trung tâm hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đang nở rực rỡ, thu hút đông đảo giới trẻ và người dân đến chụp ảnh, tham quan.

Những ngày này, con đường hoa kèn hồng dài hơn 1 km nằm ở đường Hùng Vương nối từ Quốc lộ 1 đến khu hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đang trổ bông rực rỡ.

Hàng kèn hồng có gần 300 cây, được trồng cách đây vài năm. Tuy nhiên, khoảng năm 2019, khi cây bắt đầu cho hoa rộ thì nơi đây mới được nhiều người biết đến và dần trở nên nổi tiếng. Sắc hồng độc đáo của hoa kèn hồng rợp một góc trời khiến nhiều bạn trẻ trong và ngoài tỉnh thích thú, kéo nhau đến ngắm và chụp ảnh.

Còn đường hoa kèn hồng dài hơn 1km nằm ở đường Hùng Vương, nối từ Quốc lộ 1 đến khu hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Di tích hơn 200 năm tuổi đổ nát giữa lòng TP Thanh Hóa

Do không được quan tâm trùng tu, sửa chữa, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Hoa thương hội quán giữa lòng TP Thanh Hóa ngày một hoang tàn, đổ nát, có nguy cơ trở thành phế tích trong nay mai

Di tích lịch sử cấp tỉnh Hoa thương hội quán hiện tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 400 m² tại đường Trần Phú, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Di tích lịch sử văn hóa Hoa thương hội quán xuống cấp hư hỏng, hoang phế

Cận cảnh tượng Phật cao 72 m ở Hà Nội

Tượng Phật cao 72 m tại chùa Khai Nguyên ở thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) bên trong được thiết kế 16 tầng thu hút du khách tìm về vãn cảnh

Chùa Khai Nguyên xưa có tên là ''Cổ Liêu Tự'' thường được gọi là Chùa Cheo thuộc thôn Tây Ninh (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội), gần sát với khu di tích lịch sử đền Măng Sơn

Vườn trồng cây thuốc Nam ở Cần Thơ bất ngờ trở thành điểm check-in hút khách

Một nhóm người thuê đất trồng cây dừa cạn ở TP Cần Thơ để làm thuốc nam, nào ngờ loại cây này nở đầy hoa với nhiều màu sắc rực rỡ, thu hút rất đông du khách đến check-in.

Vườn hoa dừa cạn tại khu vực Tân Lợi 1, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ những ngày này nở hoa tuyệt đẹp với nhiều màu sắc như: trắng, đỏ, hồng tím…

23 thg 6, 2020

Ngắm tuyệt tác san hô cực đẹp ở Gành Yến – Quảng Ngãi

Những rạn san hô "nở hoa" cực đẹp khi thủy triều rút, những bãi đá trầm tích núi lửa xếp chồng lên nhau, uốn cong quanh bờ biển tạo nên di sản Gành Yến tuyệt tác. 

Cách trung tâm TP Quảng Ngãi về hướng bắc khoảng 35 km, thắng cảnh Gành Yến nằm bên làng chài thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Thắng cảnh này đến giờ vẫn giữ được nét hoang sơ, kỳ vĩ.

Tương truyền rằng, sở dĩ có tên gọi là Gành Yến bởi vì trước đây các gành đá có nhiều hốc nhỏ, nơi trú ngụ của các loài chim như yến, én, sáo... Nơi đây có những phiến đá kỳ ảo, thô ráp xếp tầng tầng, lớp lớp lên nhau, thành một vách núi sừng sững trải dài, vươn ra tới biển. 

Gành Yến. Ảnh: M.T

Xao xuyến Yên Trường

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 30 km, làng cổ Yên Trường còn lưu giữ nhiều ngôi nhà làm bằng đá ong hàng trăm năm tuổi và nhiều giếng cổ mát lành 

Trong một buổi sáng ngày hè oi ả, chúng tôi tìm về Yên Trường (thuộc xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ), sau khi nghe danh ngôi làng cổ xây bằng đá ong tồn tại hàng trăm năm nay ở ngoại thành TP Hà Nội. Con đường dẫn vào làng với hàng phượng vĩ chạy dài, đỏ rực bên cạnh hồ nước xanh mát, xua tan mọi oi nóng và ồn ào của đô thị.

Hàng phượng vĩ dẫn vào làng Yên Trường

21 thg 6, 2020

Lội biển qua hải đăng Kê Gà

Mùa hè này, bạn còn 3 dịp để lội bộ qua hải đăng Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận): từ ngày 20 đến 22-6, 4 đến 6-7 và 19 đến 21-7 

Kê Gà từ lâu được biết đến là ngọn hải đăng cao nhất và lâu đời nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi lý tưởng để ngắm chiều tà, cắm trại qua đêm hay "sống ảo" cùng rừng đá vàng rực.

Hồi trước, khi du lịch ở đây chưa phát triển, muốn ra hải đăng Kê Gà phải thuê thuyền thúng. Sau này khách đông, người dân nâng cấp lên canô chở khách. Tôi đến Kê Gà đôi lần và đã kinh qua cả 2 phương tiện trên. Một lần trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Mỹ, người sáng lập Lửa Việt Tours, ông hỏi: "Vậy đã đi bộ qua hải đăng Kê Gà bao giờ chưa?". Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt, ông nói tiếp: "Vậy thì rằm tháng 4 này đi với tôi lội biển qua Kê Gà".

Ăn đã thèm đặc sản miền Trung ở chợ Bà Hoa

Chợ Bà Hoa nằm trên đường Trần Mai Ninh (quận Tân Bình, TP HCM) nhiều năm qua là nơi những người con miền Trung ghé đến để tìm kiếm hương vị quê nhà. 

Cổng khắc tên Chợ Phường 11 nhưng lại "vang danh" với cái tên thân thương là chợ Bà Hoa. Nhiều người dân ở đây cho hay đó là tên của người phụ nữ gốc Bắc yêu mến ẩm thực miền Trung nên mua đất, thành lập chợ từ những năm đầu thập niên 1970.


Theo thời gian, chợ Bà Hoa ngày càng phát triển, đa dạng mặt hàng như bao ngôi chợ khác. Đặc biệt, lúc nào cũng vậy, chợ này luôn có những quầy ăm ắp sản vật miền Trung. Nhiều người xa quê ghé chợ ăn dĩa bánh bèo, bánh lọc hay mua lọ mắm, hũ ớt… để dành mỗi lúc nhớ nhà. Cũng có người chỉ vì thèm nghe cái giọng quê hương nằng nặng mà da diết nghĩa tình nên vượt đường xa đến đây.

Đắm đuối cháo cá nục bắp chuối

Tôi là dân vùng lúa ven biển nên mê cơm, say cá, thích nước mắm, thiếu là không chịu được. Đi khắp đất nước, ăn đủ các loại cháo nhưng khoái nhất là cháo cá nục kho ăn kèm bắp chuối luộc. Món này chỉ có ở TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và chỉ bán buổi sáng. 

Cháo được nấu bằng gạo dẻo và đậu xanh nguyên vỏ, thêm nước lá dứa tạo màu xanh nhạt và hương thơm dịu nhẹ. Nấu phải quen tay để cháo không thành cơm nhão, cũng không lõng bõng nước. Cháo phải chín đều, đậu xanh lấm tấm như hoa.

Nhìn không bắt mắt nhưng món cháo trắng ăn cùng cá nục khi và bắp chuối ngon đắm đuối

Đậm đà hương vị bánh đa cua đất cảng

Bánh đa cua từ lâu đã trở thành cái tên gắn liền với ẩm thực vùng đất cảng Hải Phòng. 

Bánh đa cua ban đầu chủ yếu được làm từ những nguyên liệu bình dị vùng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… Sau này, người ta bổ sung các loại hải sản như bề bề, tôm, ghẹ, chả... Từ những thành phần đó, người dân Hải Phòng khéo léo chế biến nên một món ăn đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng bởi vị thanh ngọt và mát lành.

Chúng tôi ghé quán bánh đa cua Bà Cụ tại số 179 phố Cầu Đất (phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) vào một ngày nắng nhiều. Theo chia sẻ của nhiều người, đây là một trong những quán bánh đa cua đầu tiên ở mảnh đất hoa phượng đỏ, đến nay hơn 50 năm tuổi và trải qua 4 đời.

10 thg 5, 2020

Săn lộc rừng

Rựa trong tay ông vạch một lối đi. Nhưng có khi vì mải nhìn theo đàn ong mà ông va vào những cành cây vươn ra tua tủa. Mặc kệ, người thợ không thể để đàn ong vượt khỏi tầm mắt 

Dù đã được thợ ong Nguyễn Văn Vọng dọn trước đường quang, tôi cố hết sức chạy theo mà vẫn cách ông cả trăm mét.

Không việc gì phải sợ
Rồi cũng bất ngờ như khi phát hiện đàn ong, ông Vọng khựng lại, tháo chiếc thùng trên vai đặt xuống. Chỉ sau vài cái bới tay xuống đất, đàn ong bên dưới đã ào ào bay ra bu kín người ông, đen rì.

Nhìn thấy cảnh đó, tôi hoảng hốt, lùi lại mấy bước, tay giữ chặt chiếc xô nhựa ông nhờ cầm giúp lúc đi với ý đồ lỡ bị đàn ong xông đến thì có cái mà chụp lên đầu. Nhưng chẳng có con ong nào đuổi theo tôi, tất cả bay vòng vòng, bu bám xung quanh ông Vọng mà thôi.