22 thg 6, 2020

Núi Thiên Mã và dòng sông Kinh

Trong những cảnh vật kỳ thú ở bờ tả sông Trà Khúc, cửa Cổ Lũy, không thể không kể đến núi Thiên Mã và dòng sông Kinh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Mã nay đang xây dựng khu văn hóa Phật giáo, đứng bên bờ cây cầu đang xây dựng sát bên cửa biển, còn dòng sông Kinh lại gắn với nhiều cảnh quan mà khách đến Khu du lịch Mỹ Khê không thể bỏ qua.

Thiên Mã có nghĩa là ngựa trời. Lệ thường khi có ngọn núi thiêng liêng thì người ta có gắn với chữ Thiên, có nghĩa là trời, như Thiên Ấn, Thiên Bút. Dân gian thường gọi núi này là núi Ngựa. Ca dao xưa có câu: "Bao giờ Thiên Mã sang sông/ Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu". 

Buổi sáng trên sông Kinh (TP. Quảng Ngãi). Ảnh: Tấn Cư 

Vườn du lịch sinh thái hấp dẫn ở Cờ Đỏ

Gần đây, khách tham quan đến huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ thường tìm đến vườn du lịch sinh thái của chị Ngô Thị Thảo tại ấp Thạnh Phước 2, xã Trung Thạnh. 

Khách tham quan vườn sầu riêng của chị Ngô Thị Thảo. 

Đây là một khu vườn rộng trên 10.000 mét vuông, trồng nhiều loại cây đặc sản như sầu riêng Ri6, măng cụt, bòn bon. Trong vườn chủ nhân bố trí nhiều chòi lá mát rượi. Trong và ngoài chòi trang bị nhiều bàn ghế, võng cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

21 thg 6, 2020

Về Thác Mây xoa dịu nắng hè

Giữa núi rừng hoang sơ, 9 tầng thác mềm mại đổ những dòng nước mát lạnh tựa “chín bậc tình yêu”. Thác Mây là một trong những thác nước đẹp nhất nhì xứ Thanh.

Thác Mây (thuộc thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành) cách TP Thanh Hóa chừng 100km, cách Hà Nội hơn 100km, nằm trong vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Em đi bán chè thưng

Em đi bán chè thưng

Có một bài vọng cổ xưa, khá nổi tiếng, do hai ông Út, bà Út tài danh của sân khấu cổ nhạc miền Nam trình bày, (Út Trà Ôn và Út Bạch Lan). Bài vọng cổ mở đầu bằng lời rao ngọt lịm của cô Út như sau:

Ai ăn chè bột khoai, bún tàu, đậu xanh, nước dừa, đường cát hông



Lội biển qua hải đăng Kê Gà

Mùa hè này, bạn còn 3 dịp để lội bộ qua hải đăng Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận): từ ngày 20 đến 22-6, 4 đến 6-7 và 19 đến 21-7 

Kê Gà từ lâu được biết đến là ngọn hải đăng cao nhất và lâu đời nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi lý tưởng để ngắm chiều tà, cắm trại qua đêm hay "sống ảo" cùng rừng đá vàng rực.

Hồi trước, khi du lịch ở đây chưa phát triển, muốn ra hải đăng Kê Gà phải thuê thuyền thúng. Sau này khách đông, người dân nâng cấp lên canô chở khách. Tôi đến Kê Gà đôi lần và đã kinh qua cả 2 phương tiện trên. Một lần trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Mỹ, người sáng lập Lửa Việt Tours, ông hỏi: "Vậy đã đi bộ qua hải đăng Kê Gà bao giờ chưa?". Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt, ông nói tiếp: "Vậy thì rằm tháng 4 này đi với tôi lội biển qua Kê Gà".

Ăn đã thèm đặc sản miền Trung ở chợ Bà Hoa

Chợ Bà Hoa nằm trên đường Trần Mai Ninh (quận Tân Bình, TP HCM) nhiều năm qua là nơi những người con miền Trung ghé đến để tìm kiếm hương vị quê nhà. 

Cổng khắc tên Chợ Phường 11 nhưng lại "vang danh" với cái tên thân thương là chợ Bà Hoa. Nhiều người dân ở đây cho hay đó là tên của người phụ nữ gốc Bắc yêu mến ẩm thực miền Trung nên mua đất, thành lập chợ từ những năm đầu thập niên 1970.


Theo thời gian, chợ Bà Hoa ngày càng phát triển, đa dạng mặt hàng như bao ngôi chợ khác. Đặc biệt, lúc nào cũng vậy, chợ này luôn có những quầy ăm ắp sản vật miền Trung. Nhiều người xa quê ghé chợ ăn dĩa bánh bèo, bánh lọc hay mua lọ mắm, hũ ớt… để dành mỗi lúc nhớ nhà. Cũng có người chỉ vì thèm nghe cái giọng quê hương nằng nặng mà da diết nghĩa tình nên vượt đường xa đến đây.