10 thg 2, 2020

Ăn bún bắp Phú Yên, Tây ta đều ngả nghiêng

Khi đã quá ngán giò chả nem hay các món cao lương mỹ vị, chỉ cần bát bún bắp (ngô) với khúc cá nấu chua hay nước cốt xương bình thường cùng ít rau sống cũng đắm say lòng người.

Bún chế biến thành rất nhiều món 

Đơn giản nhất là món bún bắp xào mỡ hành (hoặc hẹ), chấm với nước mắm ớt ăn kèm rau sống cũng thấy "đã đời".

Tháng giêng ăn bún cá Châu Đốc, ghiền như dính bùa dính ngải

Chỉ có đặc sản từ căn bếp của chị, trên cái hàng ba nhà sàn lồng lộng gió đồng, sau những bữa cơm tết ê hề thịt mỡ, mới có thể làm mình nhớ lâu và thòm thèm suốt cả năm đến vậy. 


Trưa mùng 5 tết năm nào, chị dâu cũng nhắn vào nhà anh chị ăn bún cá. Cả đám em cháu lóc nhóc hơn chục đứa tụ tập ở cái nhà sàn cạnh con rạch Tầm Bót của anh chị, trải chiếu trên hàng ba, hì hụp chan húp tô bún cá Châu Đốc của chị, như nuốt trọn hương vị quê hương trước khi quay lại Sài thành, hối hả với cuộc mưu sinh.

Tép rang nước cốt dừa - món ngon nhất Bến Tre mùa Tết

Năm nào qua ngày mùng 4 Tết, bà xã tôi cũng ra chợ tìm mua cho được một một mớ tép bạc về rang nước cốt dừa để, đổi vị sau mấy ngày ăn toàn thịt cá, nem bì phát ngán.

Tép rang nước cốt dừa dọn lên mâm

Bà xã nói, Tết nhứt, ngoài các món cao lương mỹ vị, mình cần phải đổi món cho ngon miệng và dễ kích thích tiêu hóa.

Chúng ta từng thưởng thức qua nhiều món tép như tép rang, tép luộc, tép chiên bột, tép xào mỡ hành, tép kho mắm, tép hấp bia … nhưng có lẽ chưa thứ nào độc đáo bằng tép rang nước cốt dừa. Đây là món ăn truyền thống của cư dân miền sông nước, đặc biệt phổ biến ở xứ dừa Bến Tre.

9 thg 2, 2020

Về Xuân Lộc thăm núi Chứa Chan

1.
Tuổi nhỏ của tui ở Xuân Lộc, Long Khánh, tỉnh Long Khánh chớ không phải thành phố Long Khánh như bây giờ. Và quận Xuân Lộc bao gồm cả Long Khánh và Xuân Lộc của ngày nay. Quê hương trong tui ngày thơ ấu như vậy đó.

Hồi nhỏ ham đọc sách, thấy người ta tả cảnh núi non hùng vĩ, dòng sông uốn quanh mà thích. Nhìn lại quê mình, không có con sông nào hết. Sông La Ngà ở Định Quán ngày đó cũng thuộc tỉnh Long Khánh nhưng đối với đứa nhỏ không được đi đâu xa như tui thì sông chỉ có trong tưởng tượng.

May thay, Xuân Lộc còn có núi, núi Chứa Chan. Núi Chứa Chan là thứ duy nhất trong sông núi hữu tình để tui tự hào và... làm thơ về quê hương của mình.

Hồi đó, trên đường tui đi học về mỗi ngày, núi Chứa Chan lững lờ mây trắng ở trước mặt. Đường về nhà là hướng từ bịnh viện (quốc lộ 1) về phía Tòa Hành chánh tỉnh. Thấy núi trước mắt thôi, chớ cũng cách xa tới 20 cây số. Nhưng nhiêu đó dủ để thằng nhóc mơ mộng làm thơ.


Xuân về trên bến Bình Đông

Chợ hoa trên bến Bình Đông (Tp.Hồ Chí Minh) cứ mỗi dịp xuân về lại nhộn nhịp hẳn lên, khung cảnh “trên bến dưới thuyền” cùng không khí người mua kẻ bán tấp nập như mang lại một bức tranh sinh hoạt sống động cũng như nét văn hóa đặc thù của một vùng đất xưa. 

Khu vực bến Bình Đông thuộc quận 8 có vị trí thuận lợi giao thương bằng đường sông với các tỉnh miền Tây. Thế nên hoạt động buôn bán tại khu vực bến Bình Đông đã có từ rất lâu, đặc biệt là vào dịp Tết, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của nơi đây. Theo nhà văn Sơn Nam, bến Bình Đông xưa chạy dài từ cầu Chà Và tới gần đình Bình An. Ngày nay, bến Bình Đông kéo dài từ cầu Nguyễn Tri Phương tới nơi giao nhau giữa rạch Lò Gốm và kênh Tàu Hũ.

Theo quan sát, năm nay có hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau cập bến Bình Đông, kéo dài khoảng 1km từ cầu Chà Và đến cầu Kênh Ngang số 1. Các ghe thuyền chủ yếu của thương lái hoặc các nông dân trồng hoa từ các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre… mang về đây hàng chục các loại hoa, chủ yếu nhất là hoa cúc, vạn thọ, mồng gà, hoa mai, hoa giấy, tắc kiểng, dừa kiểng… Đặc biệt, chợ hoa bến Bình Đông năm nay có trưng bày thêm nhiều giống hoa lan, các loại tiểu cảnh được trang trí đẹp mắt. Nhiều loại mai quý có giá trị cao được tiểu thương bán hoặc cho thuê để người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn cho trang trí hoa cảnh trong ngày Tết phù hợp với túi tiền của mình.

Khung cảnh nhộn nhịp chợ hoa trên bến Bình Đông. Ảnh: Mạnh Linh

Nước non Cao Bằng

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, địa chất độc đáo, Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng đang mang lại một sức sống mới cho tỉnh miền biên viễn này phát triển du lịch cũng như quảng bá văn hóa, tạo sinh kế cho 9 dân tộc người bản địa. 

Kỳ thú nước non miền biên viễn 


Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000 km2, trải dài trên 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An. Nơi này có 130 điểm di sản địa chất độc đáo mang giá trị quốc tế, trong đó có 1 khu bảo tồn quốc gia, 5 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 5 khu bảo vệ cảnh quan và 2 hành lang đa dạng sinh học, nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng là miền đất mà du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái đất qua các dấu tích còn lại ở đây.


“Khu du lịch Thác Bản Giốc được SUN GROUP đầu tư hạ tầng góp phần phát triển du lịch Cao Bằng và cả vùng xung quanh và huyện Trùng Khánh xứng tầm khu du lịch kiểu mẫu quốc gia”


Bí thư huyện Trùng Khánh Phạm Văn Cao
Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, quần thể hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao… và đặc biệt thác Bản Giốc, từng được bình chọn là một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.


Nồng nàn rượu nếp Cút

Hương rượu nếp Cút nồng nàn, ngọt lịm vị quê hương đã được tạo nên theo cách rất riêng để trở thành thức uống đặc sản mà không phải ai cũng một lần được thưởng thức.aBên chén rượu nếp đầu xuân với vị thơm nồng đặc trưng, ông Nguyễn Văn Sơn - người đã giữ nghề ủ rượu nếp Cút “Hạ thổ bách nhựt” của gia đình được lưu truyền suốt hơn 100 năm qua, chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện thú vị của loại rượu quý này.

Nếp quý làm nên rượu ngon 


Rượu nếp Cút được làm từ loại gạo đúng như tên gọi của rượu. Không giống như lúa và các loại nếp khác, nếp Cút rất khó trồng, thời gian trồng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch. Năng suất đạt thấp, nhưng bù lại nếp Cút rất thơm ngon mà không có loại nếp nào sánh được. Lạ ở chỗ, giống nếp Cút được trồng ở vùng đất dưới nguồn suối khoáng nóng Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) thì chất lượng mới đạt ngưỡng tuyệt hảo. 

Ông Nguyễn Văn Sơn bên sản phẩm rượu nếp Cút "Hạ thổ bách nhựt" được gia đình ông lưu truyền hơn 100 năm nay. ẢNH: THIÊN VƯƠNG 

Tuần vũ Quảng Ngãi Nguyễn Cư Trinh: Danh thần trẻ tuổi

Cách đây đúng 270 năm, vào mùa xuân năm Canh Ngọ 1750, Nguyễn Cư Trinh được cử vào làm Tuần vũ phủ Quảng Ngãi - vị quan đứng đầu phủ Quảng Ngãi- khi đó ông mới vừa 34 tuổi.

Nguyễn Cư Trinh, tên thật là Nguyễn Đăng Nghi, vốn gốc họ Trịnh, sinh năm Bính Thân - 1716, tại làng An Hòa, huyện Hương Trà, trấn Thuận Hóa, nay thuộc Thừa Thiên - Huế, trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt cao, có nhiều công lao lớn với non sông, đất nước. Khi 18 tuổi ông đỗ Sinh đồ, được bổ chức Huấn đạo; 7 năm sau đỗ Hương tiến, được bổ chức Tri phủ. Ông luôn được Võ vương Nguyễn Phúc Khoát tin cậy và đình thần kiêng nể vì luôn tận tụy với công việc, ngay thẳng, trung thực, thông minh, có tài thao lược.

Vỗ yên dân chúng 


Đọc lại những trang ghi chép về Nguyễn Cư Trinh trong Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam thực lục (tiền biên) của Quốc sử quán Triều Nguyễn, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn và một số tài liệu khác, mới thấy, không phải bỗng dưng Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lại cử Nguyễn Cư Trinh vào trấn nhận phủ Quảng Ngãi. Hơn ai hết, chúa Nguyễn hiểu rõ đức tính thanh liêm và tài thao lược của vị quan trẻ tuổi này, cũng như tình hình bất ổn nghiêm trọng ở vùng đất Quảng Ngãi lúc bấy giờ. 

Một đồn bảo ở vùng núi Đá Vách (Thạch Bích). Ảnh: Đăng Vũ 

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang" 

Lên với “cổng trời” An Lão

Ðường xa gập ghềnh, núi thẳm rừng xanh không ngăn được bước chân của những người thích khám phá thiên nhiên tìm lên xã An Toàn - nơi có “cổng trời” của huyện An Lão.

Một năm qua, tôi lên An Toàn hơn 10 lần. Xếp ba lô với vài vật dụng, đón chuyến xe từ Quy Nhơn ra ngã 3 Xuân Phong (xã An Hòa, huyện An Lão), gọi cuốc xe thồ là lên thẳng An Toàn. Đi An Toàn, ruổi rong xe máy là thích nhất.

An Toàn, một chỗ riêng trong ký ức

Ngắm những cánh đồng lúa bậc thang lùi dần sau lưng, thấy núi trên cao, thấy sương luồn qua những tán rừng xanh… những lần đến với An Toàn của tôi đều bắt đầu như thế. Sắc màu của An Toàn là sắc màu của thiên nhiên. Tháng 4 - An Toàn tím những đồi hoa sim; tháng 6 An Toàn vàng những sóng lúa bậc thang… Và tháng Giêng là tháng mỗi thứ có một chút, chỉ có điều nó được trộn đều và pha loãng ra. Người bạn đồng nghiệp cùng đi tấm tắc, chỉ riêng chuyện được hít thở một bầu không khí trong lành, mát lạnh như thế này đã đáng để lên với An Toàn.

Vẻ đẹp của An Toàn là quà tặng quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Tour trekking An Toàn của anh Nguyễn Văn Bé với lịch trình lên đồi sim, thăm sông Mia, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50.