13 thg 2, 2020

Bảo vật nghìn năm

Từ xa xưa, Quảng Ngãi ngày nay đã là một vùng đất đặc biệt. Các nhà nghiên cứu văn hóa nhận định, đây là mảnh đất giàu có vì lẽ di sản của người xưa dày đặc từ trên rừng xuống biển, hiếm nơi nào có được. Dẫu là hữu duyên hoặc cơ duyên chăng nữa, mảnh đất này đã ôm vào lòng bảo vật qua nghìn năm.

Đi qua ba nghìn năm 


Một sự ngỡ ngàng từ trong lịch sử cho đến hiện tại khi đề cập đến văn hóa Sa Huỳnh mà Quảng Ngãi là chiếc nôi của nền văn hóa tiêu biểu này. Trải qua hàng nghìn năm, chuyện về người Sa Huỳnh cổ vẫn luôn mới mẻ bởi sự hiện hữu của những di sản cho đến ngày nay. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh hiện đang lưu giữ bảo vật quốc gia là 28 bình gốm hình lọ hoa Long Thạnh, trong đó có 18 bình gốm còn nguyên vẹn. 

Bộ sưu tập bình gốm, bình lọ hoa Long Thạnh. Ảnh: P.Lý 

12 thg 2, 2020

Đường nào về La Mã?

Đường nào về La Mã?

Đó là tỉnh lộ 887, đi từ Bến Tre đến xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm. Tới ngã ba Sơn Đốc thì quẹo phải, đi khoảng 300 met thì thấy bên trái có con đường nhỏ mang tên Lộ La Mã. Đi hết con Lộ La Mã này (khoảng hơn 2 km) thì ta thấy một ngôi nhà thờ, đó là Nhà thở họ đạo La Mã, hay còn được gọi là Nhà thờ Đức Mẹ La Mã. Bạn đã tới La Mã!

Thác Mây - chín bậc tình yêu đẹp mê mẩn giữa Trường Sơn đại ngàn

Giữa núi rừng trùng điệp của dãy Trường Sơn, thác Mây hiện ra như đám mây trắng tinh khôi. Vẻ đẹp của thác, theo truyền thuyết, còn lôi cuốn được 9 nàng tiên xuống tắm... 

Thác Mây - thác Chín bậc tình yêu. M.H 

Thác Mây nằm ở thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa), cách thành phố Thanh Hóa khoảng 100 km và cách đường mòn Hồ Chí Minh chỉ khoảng 10 km đường ô tô. Dù chưa được nhiều người biết đến, nhưng thác Mây được đánh giá là đẹp nhất ở xứ Thanh. 

Lễ leo gươm lên cửa lầu của dân tộc Tày

Tỉnh Quảng Ninh là vùng đất ẩn chứa kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc anh em như Tày, Dao... Trong lễ hội truyền thống của dân tộc Tày, bà con còn giữ lại nhiều nghi lễ mang những giá trị nhân văn, tiêu biểu là nghi lễ leo gươm lên cửa lầu” (Khẩn tu làu, tu đáp). 

Đây là một nghi thức trong đại lễ lẩu then - một nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Tày tỉnh Quảng Ninh, tổ chức cấp sắc cho người làm then đạt đến cấp cao nhất, được quyền nhận đệ tử để truyền nghề, được đứng ra tổ chức đại lễ then cho các then khác. 

Thầy cúng rải cuốn vải tơ làm đường lên cửa Ngọc Hoàng. 

Ban sơ tiếng chiêng buôn làng

Cồng chiêng là một trong những loại tài sản quí giá nhất của dân tộc Tây Nguyên. Nó được đồng bào mua sắm, tích lũy và xem như là một dấu hiệu thể hiện sự giàu có của gia chủ. Mỗi lần lễ hội, đồng bào thường thực hiện nghi lễ cúng thần chiêng trước khi mang ra sử dụng trong sinh hoạt vui chơi hay phục vụ đời sống tâm linh.

Linh hồn của di sản Tây Nguyên


Xưa kia, chiêng Lào (còn gọi là chiêng Lao), chiêng Campuchia (còn gọi là chiêng Cur) không thiếu, nhưng đồng bào sống trên dọc dải Trường Sơn và vùng Tây Nguyên vẫn tín nhiệm, ưa thích loại chiêng do chính người Kinh sản xuất ra gọi là chiêng Doanh. Những năm mùa màng bội thu, đời sống khá giả, đồng bào miền núi luôn có nhu cầu mua sắm cồng chiêng để sử dụng trong các lễ hội và làm tài sản lâu dài cho gia đình. Lý do đồng bào Tây Nguyên thích chọn lựa loại cồng chiêng của người Kinh làm ra vì những bộ chiêng đồng bào mua về có thanh âm đúng theo cảm âm của từng dân tộc. 

Nghệ nhân so chiêng, chỉnh tiếng trước khi diễn tấu. 

Bí ẩn truyền đời về phép lạ của thiền sư Minh Không

Lịch sử chùa Cổ Lễ ở Nam Định gắn liền với những truyền thuyết có từ xa xưa về phép thần thông của thiền sư Minh Không - người sáng lập chùa.

Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12).

Những giai thoại huyền bí về chùa Mía xứ Đoài

Trong tâm thức của người dân xứ Đoài, chùa Mía là một ngôi chùa đặc biệt linh thiêng. Xung quanh ngôi chùa này, có những giai thoại thẩm đẫm màu sắc huyền bí được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Nằm ở làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội), chùa Mía hình thành từ thế kỷ 17, là ngôi chùa danh tiếng bậc nhất xứ Đoài – vùng đất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

10 thg 2, 2020

Cửa Bắc thành Hà Nội

Không chỉ là một di tích còn sót lại của thành cổ Hà Nội, Cửa Bắc còn là minh chứng cho những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu chống lại sự xâm lăng của Pháp.

Nằm trên phố Phan Đình Phùng, Chính Bắc Môn hay Cửa Bắc được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời nhà Nguyễn.

Tượng đài Quyết tử bên bờ hồ Gươm

Tượng đài Quyết tử là một công trình mang tính tượng trưng cao, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân thủ đô trong những tháng ngày hào hùng của cuộc Toàn quốc kháng chiến.

Nằm bên bờ hồ Gươm, cạnh đền Bà Kiệu và cổng đền Ngọc Sơn, tượng đài Quyết tử để tổ quốc quyết sinh hay tượng đài Quyết tử là một địa danh ghi dấu trong ký ức của nhiều người Hà Nội.

Giải mã chim uyên ương nghìn tuổi của thành Thăng Long

Vì sao hình tượng uyên ương lại được đưa lên mái các cung điện của vua nhà Lý? Để hiểu điều này, cần nhắc lại những sắc thái văn hóa, xã hội, tôn giáo thời Lý cách đây một thiên niên kỷ.

Trong quá trình khai quật khu vực Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một dạng hiện vật rất độc đáo, đó là ngói úp bờ dải, bên trên gắn tượng uyên ương, được gọi là ngói uyên ương. (Ảnh trong bài chụp tại Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).