29 thg 5, 2019

Bún ốc vỉa hè Hà Nội

Bún ốc từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người Hà Nội và các thực khách đến thăm Thủ đô. Khi thưởng thức món ăn này thực khách sẽ cảm nhận được độ thanh, ngọt của nước dùng với cà chua cùng với cái dai, giòn, sần sật của ốc. 

Món bún ốc ngon nhất là khi người ta hay dùng ốc bươu, một loại ốc có màu tím xanh óng ánh trên vỏ xà cừ để chế biến. Chất thịt ngon giòn, sần sật thêm chất sáp vàng bùi ngậy của ốc giúp thực khách càng ăn càng thấy ngon.

Còn đối với nồi nước dùng người ta sẽ xử dụng xương lợn hầm nhừ cùng với cà chua chưng. Nước dùng sẽ quyết định vị ngon ngọt của món bún ốc. Để thưởng thức món bún ốc nhất thiết người ăn không thể thiếu dấm bỗng, thứ gia vị mang vị chua thoang thoảng mùi rượu gạo vì nó là hương vị đặc trưng của Việt Nam và đã đi vào nỗi nhớ, niềm thương của biết bao người xa xứ. Có những gia đình dù đã định cư nước ngoài cả vài chục năm, có dịp về Hà Nội nhất định phải rủ nhau đi ăn bún ốc phố cổ. Ngồi xúm xít quanh bàn, ngắm chị bán hàng đôi tay như múa, bốc bún, chan nước, nêm gia vị… mà thấy trong lòng vui sướng.

Khám phá “làng cổ tích Hobbit” trên đỉnh Bạch Mã

Nếu đã xem bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, chắc chắn nhiều người sẽ ao ước được ghé thăm ngôi làng cổ tích Hobbit tuyệt đẹp ở New Zealand - nơi được sử dụng làm bối cảnh bộ phim. Giờ đây không cần phải đi đâu xa, chỉ cần đến Thừa Thiên - Huế bạn sẽ được trải nghiệm một ngôi làng như thế.


Nằm cách TP. Huế chừng 50km về phía Nam, Bạch Mã Village tọa lạc tại xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc) được mệnh danh xứ sở thần tiên The Hobbit phiên bản Việt.

28 thg 5, 2019

Hoa Phượng, đâu chỉ là mùa hè

Nhắc đến mùa hè, người ta nghĩ tới hoa phượng. Nhắc đến hoa phượng, người ta nghĩ tới... Hà Triều. Hà Triều - Hoa Phượng chắc là cặp soạn giả nổi tiếng nhứt của sân khấu cải lương miền Nam trước 1975 (và như vậy cũng tương đương với nhứt Việt Nam từ xưa tới nay).

Lúc hai ông bắt đầu nổi tiếng với vở tuồng cải lương Khi hoa anh đào nở (1957) thì tui vẫn chưa sinh ra đời. Thế nhưng ngay từ lúc còn nhỏ chưa biết đánh giá tuồng tích hay dở ra sao, tui đã mặc nhiên hiểu như vầy: tuồng cải lương nào ghi tên soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng thì là tuồng cải lương hay - và ngược lại - tuồng cải lương nào hay thì chắc hẳn soạn giả phải là Hà Triều - Hoa Phượng. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì thời đó rất nhiều vở tuồng nổi tiếng mang tên hai ông, như: Khi hoa anh đào nở, Nửa đời hương phấn, Tấm lòng của biển, Mưa rừng, Thái hậu Dương Vân Nga, Tần nương thất, Đường gươm Nguyên Bá...

Quang cảnh Núi Sập, quê hương của soạn giả Hoa Phượng

Người bán “thuyền trăng Hàn Mặc Tử” giữa đời thật

Nhắc đến làng phong Quy Hòa, chắc chắn ai cũng sẽ nhớ đến thi sĩ Hàn Mặc Tử, bởi nơi đây ông đã sống những ngày tháng cuối đời cùng căn bệnh phong.


“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay”. Những tưởng hình ảnh thuyền trăng đầy thơ mộng chỉ có trong những câu thở của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Nhưng ở làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) – nơi thi sĩ sống những năm cuối đời, ngư dân Lê Văn Chín (51 tuổi) đã làm ra những chiếc “thuyền trăng Hàn Mặc Tử”, được những ngư dân Quy Hòa ưa chuộng, cũng khiến du khách trong và ngoài tỉnh khi đến Quy Hòa thích thú tìm hiểu.

Đón gió tinh khôi trên làng nổi ở Vũng Tàu

Cách TP HCM 90km, cách trung tâm thành phố tỉnh lỵ Bà Rịa Vũng Tàu vài cây số, dưới chân những cây cầu hiện đại, là những làng cá bè nổi trên sông nước. Bất kỳ ai và lần nào đi qua đây, người ta cũng đều phải thảng thốt nhìn ra bát ngát các ngôi nhà bé xíu mọc lên trên bè cá trải dài trên mặt nước mênh mông.

Như những miếng ghép hình xinh xẻo, làng nổi Gò Găng, rồi làng nuôi cá bớp trên sông Chà Và cứ miên man trải ra hút hết tầm mắt. Đảo Gò Găng ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, người dân hầu hết sống bằng nghề làm muối và đánh cá.

Ngược dòng... Bầu Giang

Bầu Giang là con sông nằm ở cửa ngõ phía nam của TP. Quảng Ngãi, giáp ranh với huyện Tư Nghĩa. Đây là con sông nhỏ, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vùng đất dọc hai bên bờ sông. 

Nhiều người cứ ngỡ sông Bầu Giang là dòng chảy tự nhiên, nhưng ít ai biết rằng, đây lại là một con sông đào...

Sông nhỏ, vai trò lớn 


Sông Bầu Giang chảy qua cầu Xóm Xiếc (Nghĩa Hành), chảy dọc theo phía bắc của xã Nghĩa Trung, thị trấn La Hà, xã Nghĩa Thương (Tư Nghĩa) và rìa phía nam của TP.Quảng Ngãi. Theo tư liệu nghiên cứu trong cuốn sách về Quảng Ngãi của tác giả Cao Chư, trong gia phả của dòng họ Bùi ở Ba La, khi guồng xe nước trên sông Trà Khúc chưa có, làng Ba La rất khô cằn.


Vào cuối thế kỷ XVII, ông tổ họ Bùi là ông Bùi Văn Đỗ từ Nghệ An di cư vào lập nghiệp ở vùng đất này. Về sau, con cháu của ông Bùi Văn Đỗ và con cháu họ Nguyễn ở cùng xã đã vận động nhân dân lên tận Bến Đỉnh (phía tây huyện Nghĩa Hành ngày nay), để đào kênh dẫn nước về.

Sông Bầu Giang có vai trò quan trọng với vùng đất nông nghiệp dọc ven sông. 

Độc đáo cổng nhà làm từ 2 cây duối cổ thụ ở Nghệ An

Nhờ sự kỳ công trong chăm sóc cắt tỉa, một gia đình ở xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn đã biến cây duối cảnh (hay còn gọi là cây giới) thành một chiếc cổng độc đáo. 

Từ đầu làng đã nhìn thấy chiếc cổng xanh độc đáo của nhà anh Nguyễn Xuân Ngọc (31 tuổi) ở xóm 6, xã Nam Lĩnh. 

Nhà thờ 'ông tổ truyền nghề nuôi tằm, dệt vải' xứ Nghệ

Nhà thờ họ Nguyễn Văn được xây dựng năm 1849 dưới triều Vua Tự Đức, nằm ở trung tâm vùng Rí Châu - nơi cụ thủy tổ dòng họ Nguyễn Văn từ Bắc vào khai khẩn đất hoang, lập nên làng Dinh Chu ở tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, nay là xã Thuận Sơn (Đô Lương). Thủy tổ Nguyễn Văn Mận được xem là người truyền nghề nuôi tằm, dệt vải ở xứ Nghệ. 

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Văn, sinh thời thủy tổ Nguyễn Văn Mận chính là người có công khai khẩn đất 2 bên bờ sông Lam, đi đến đâu ông cũng truyền dạy cho bà con nhân dân cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Suốt 27 năm ròng rã, từ năm 1470 - 1497 (niên hiệu Hồng Đức), dấu chân ông dường như rải bước dọc khắp 2 bên bờ sông Lam. Từ một dòng sông với bãi bồi cát trắng hoang vu, ông đã góp nhiều công sức để dạy bà con trồng dâu, biến 2 bên dòng sông trở thành những bãi dâu trải dài xanh ngút ngát. Người dân suy tôn ông chính là người đã đem lại nhiều lợi lộc cho bà con từ nghề trồng dâu nuôi tằm, canh cửi tơ lụa.

Mặt trước nhà thờ họ Nguyễn Văn với hình tượng hổ chắn giữa lối đi. Ảnh: Ngọc Phương 

23 thg 5, 2019

Dân dã bánh nếp xứ Quảng

Dân dã, bình dị, bánh nếp là một trong những món ăn đặc trưng của xứ Quảng. 

Bánh nếp xứ Quảng. Ảnh: Văn Hoàng 

Bánh nếp có hai lớp, chất liệu chính làm nên lớp vỏ bên ngoài là gạo nếp trồng trên đồng đất phù sa phì nhiêu vừa thơm vừa dẻo. Sau mỗi vụ gặt, người ta chọn nếp được thu hoạch trên thửa ruộng có hạt tròn, mẩy để dành mang đi xay lấy bột làm bánh nếp. Lớp nhân bên trong hoàn toàn không phải thịt hay trứng, tôm hay tép mà chỉ là đậu xanh - loại đậu có hạt nhỏ, thơm, không bị lép. 

Cháo lòng An Thổ

Tôi nhớ thời xưa, Tam Kỳ (Quảng Nam) nức danh món cháo lòng An Thổ ở khu vực nửa quê nửa phố thuộc phường Hòa Hương. Cháo lòng An Thổ không chỉ ngon mà còn “bình dân” đúng nghĩa về phong cách phục vụ, chỗ ngồi và giá. 

QUANG VIÊN