9 thg 5, 2019

Putaleng – đỉnh cao hiểm trở bậc nhất Việt Nam

Ngọn núi Putaleng cao 3.049 m nằm trong xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được coi là “nóc nhà thứ hai” của Việt Nam. 

Vào giữa tháng 4, khi tiết trời chưa chuyển nóng, chúng tôi gồm 6 người đã quyết định thử sức với Putaleng. So với đỉnh Fansipan, Bạch Mộc và nhiều cung khác chúng tôi từng leo, ngọn núi này được đánh giá đứng hàng đầu về độ khó chinh phục, cung leo dài và địa hình núi dốc dựng đứng.

Chọn cung leo hai ngày một đêm, chúng tôi xuất phát từ bản Phô, xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường) và về bằng đường Tả Lèng để ngắm được hết cảnh đẹp của núi rừng, cũng như có các trải nghiệm leo khác nhau. Cung này ngắn hơn so với các đoàn thường đi ba ngày hai đêm, nên chúng tôi buộc phải khẩn trương.

Đoàn gồm 6 khách và 5 porter. 

Hồ vô cực, điểm check-in mới nổi ở Đà Lạt

Điểm tham quan đang thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh là một tiểu cảnh nằm bên hồ Tuyền Lâm. 

Hồ vô cực tọa lạc trong khu tham quan nổi tiếng - con đường điêu khắc trải dài hơn 1.200 m. Khung cảnh quanh hồ được nhiều du khách mô tả là "không khác gì ở Âu châu". Vì vậy, dù mới mở cửa, hồ vô cực đã trở thành nơi phải đến ở Đà Lạt của nhiều bạn trẻ.

Hình ảnh được nhiều người ví đẹp như ở châu Âu. Ảnh: @1601.m 

Hồ vô cực là một hồ nước được xây tràn bờ, ở giữa có hai bức tượng lớn hướng mặt vào nhau khiến du khách liên tưởng đến chàng K'lang và nàng H'Biang nổi tiếng.

Phượt, một lần nên đến Đak Rông

Trong thẳm sâu của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ có vô vàn địa điểm “phượt” rất đỉnh mà bạn trẻ đã khám phá trong dịp hè. Và Đak Rông là nơi mà các "phượt thủ" một lần nên đến. Bởi nơi đây, lật sâu trong từng cái cây, thảm mục, hòn đá, con người… mỗi thứ mà các bạn sắp trải qua đều mang điều mới mẻ không nơi nào có được.

Các bạn trẻ đang khám phá thiên nhiên Húc Nghì (huyện Đak Rông, tỉnh Quảng Trị), giữa những ngày nắng nóng đây là địa điểm tuyệt vời nhất trong hành trình. Anh: Nhuoc Ho 

Thơm ngon rượu ghè làng Kon Jơ Ri

Cũng như bao cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số khác trên địa bàn tỉnh, người Ba Na ở làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) có truyền thống làm rượu ghè. Họ không rõ biết làm ra rượu ghè từ khi nào, chỉ biết rằng từ lâu lắm rồi, tổ tiên, ông bà họ đã biết làm rượu ghè để tế thần linh và cùng nhau thưởng thức. Và, từ lâu nghề nấu rượu ghè trở thành truyền thống nhằm phục vụ đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người Ba Na nơi đây.
Kon Jơ Ri là làng của người Ba Na di cư từ xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) sang xã Đăk Rơ Wa lập nghiệp từ nhiều năm trước. Ngôi làng nằm trên một khu đất cao ráo và tương đối bằng phẳng, với một không gian thoáng đãng, mặt hướng ra dòng sông Đăk Bla có cánh đồng phù sa màu mỡ thẳng cánh cò bay.

Sống giữa núi đồi và bên dòng sông Đăk Bla miên man con nước ngược xuôi, người Ba Na ở đây rất chân chất và dễ gần. Trong đời sống sinh hoạt của người dân, rượu ghè là phẩm vật không thể thiếu để họ dâng lên thần linh trong các dịp lễ hội và cùng nhau thưởng thức nhằm thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng.

"Báu vật" làng Kon H'ra Chót

Chiều cuối tuần. Nắng rưng rức vàng trên phố. Tôi lang thang xuống làng Kon H’ra Chót (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum), bất ngờ gặp một nhóm phụ nữ mặc váy áo thổ cẩm cười nói rộn ràng. Hỏi rằng “các chị đi đâu thế”? Đáp rằng “Đi tập bài chiêng mới”. À, thì ra là đội chiêng nữ nức tiếng của làng đây mà...
Tiếng cười nói xa dần. Những nếp váy đung đưa theo nhịp bước chân, màu sắc thổ cẩm sáng cả con đường mùa gió, như mang cả hơi thở đại ngàn về phố thị.

Và chỉ ít phút sau, từ phía nhà rông của làng Kon H'ra Chót đã bay bổng tiếng chiêng cồng. Tinh blinh. Tinh blinh... Tiếng chiêng như giục giã, như mời gọi bước chân bao người.

Đứng trước sân rộng, già làng A Huy nói lớn: Đó, tiếng chiêng như thế là ngon rồi. Chiêng lớn thì tiếng trầm, chiêng nhỏ thì tiếng cao. Chân bước, hông lắc phải mang nét riêng, mềm mại chứ không mạnh mẽ, hào hùng như đàn ông.

Nghe ông nói, có thể thấy ông tự hào về đội chiêng nữ của làng lắm. Mà cũng đúng, với dân làng Kon H'ra Chót, họ là "báu vật", là niềm tự hào. "Mấy người coi, lâu nay phổ biến là đàn ông chơi chiêng, chứ hiếm có đàn bà chơi chiêng lắm, nhưng làng mình có rồi đấy. Không chỉ biết mà còn chơi hay, chơi giỏi nữa"- dân làng thường "khoe" về đội chiêng nữ như vậy.

Khám phá vẻ đẹp quyến rũ của Tà Lang - Giàn Bí

Hai thôn Tà Lang - Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) trở thành điểm đến mới thu hút du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Nơi đây hấp dẫn du khách với vẻ đẹp hoang sơ và khí hậu mát mẻ, nổi tiếng nhất là suối Vũng Bọt và Khe Đương.

Toàn cảnh suối Vũng Bọt - con suối nằm ở khu vực trung tâm của Tà Lang – Giàn Bí. Ảnh: XUÂN SƠN 

Ngon đậm đà bánh canh Đà Nẵng

Bánh canh là món ăn quen thuộc, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Trung. Tùy vào cách chế biến và cách sử dụng nguyên liệu đặc trưng của mỗi vùng miền mà món ăn này mang hương vị khác nhau. Bánh canh có thể được xếp vào món ăn "đặc sản" mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng. 

Bánh canh Đà Nẵng. Ảnh: THÚY NGÂN 

Sợi bánh canh khá to và ngắn, sợi bột thường được làm từ bột gạo, bột mì, bột lọc hoặc bột gạo pha bột sắn.

Giá trị nhân văn trong lễ cưới truyền thống của người M’nông

Ngoài những nghi lễ liên quan đến lao động, sản xuất, người M’nông còn có hệ thống nghi lễ liên quan đến vòng đời người như: lễ mừng sức khỏe, lễ đặt tên cho con, lễ trưởng thành, lễ cưới… Trong đó, lễ cưới bao gồm các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt. 

Quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa và hội nhập đời sống hiện đại, lễ cưới của người M’nông có sự thay đổi theo hướng tối giản hơn, nhiều hủ tục xóa bỏ. Mặc dù vậy, một số nghi thức truyền thống độc đáo vẫn được người M’nông lưu giữ, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Nhà trai chuẩn bị lễ vật đến hỏi cưới cô gái 

Gìn giữ ngôi đền hơn 150 tuổi

Hàng trăm năm nay, đền Văn Thánh ở thôn 3, xã Đức Chánh (Mộ Đức) nổi danh là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu.

Dấu ấn đền xưa
Theo sử sách, từ đầu nửa thế kỷ thứ XIX, thời kỳ chấn hưng văn hóa Nho học ở Quảng Ngãi, có nhiều nhà nho đỗ đạt cao, mang nặng tư tưởng Khổng Mạnh trên phương diện học thuật và đạo đức Nho gia có mong muốn thành lập đền Văn Thánh. Qua khảo sát nghiên cứu văn bia, có thể khẳng định đền Văn Thánh được xây dựng năm Tự Đức thứ 16, năm 1863, cách đây 156 năm, do các quan viên trong huyện, trong tỉnh góp tiền tạo dựng, với tổng diện tích 3.450m².

Đền Văn Thánh là nơi thờ Đức Khổng Tử và là nơi ghi danh các vị tiền nhân tú tài, cử nhân, tiến sĩ, nhân sĩ, tầng lớp trí thức đỗ đạt cao ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi và một số vị ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định.

Dấu tích còn lại của đền Văn Thánh, ở xã Đức Chánh (Mộ Đức). 

7 thg 5, 2019

Cây cầu gần 200 m từng là ranh giới chia đôi đất nước

Di tích Hiền Lương - Bến Hải ở Quảng Trị là biểu tượng của khát vọng thống nhất đất nước. 

Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) từng là giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc, sau Hiệp định Geneve năm 1954. 
Được thực dân Pháp xây dựng năm 1952, cây cầu bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Năm 2002, cầu được phục chế và khánh thành vào ngày 18/5/2003. Hiện cây cầu phục vụ khách tham quan. Mỗi năm, khu di tích này đón khoảng 20.000 lượt khách.