7 thg 5, 2019

Chùa Ba Vàng là chi và ở nơi nao?

Gần đây, tôi thấy khá nhiều bài trên các trang du lịch giới thiệu về chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, nói rằng đây là một điểm du lịch tâm linh quy mô lớn, hoành tráng. Tôi tò mò, tìm đọc lại các tài liệu hiện có của mình, xem ngôi chùa này có lịch sử thế nào. Lạ thay, không thấy bất cứ tài liệu nào nói rằng Quảng Ninh có một ngôi chùa nổi tiếng tên là chùa Ba Vàng hết.

Toàn cảnh chùa Ba Vàng. Ảnh: chuabavang.com.vn

Đồi Con Heo - điểm ngắm toàn cảnh phố biển Vũng Tàu

Tọa lạc ngay Bãi Sau, đồi Con Heo có khung cảnh hoang sơ, có tầm nhìn xuống biển đảo và các con đường lớn. 

Nằm giữa TP Vũng Tàu, đồi Con Heo được biết đến như điểm đến mới của giới trẻ yêu thích khám phá, mạo hiểm. Từ đỉnh đồi này, du khách có thể ngắm được toàn cảnh thành phố: cung đường Thùy Vân với bờ biển trải dài một góc đường Hạ Long và đảo Hòn Bà giữa biển. 

Khám phá rừng đỗ quyên cổ trên đỉnh Trường Sơn

Khu rừng đỗ quyên trên độ cao 2.005 m ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được phát hiện đã gây nhiều kinh ngạc đối với khách du lịch. Đây có thể là quần thể đỗ quyên vô cùng độc đáo ở nước ta.

Một gốc đỗ quyên cổ thụ trên 200 năm tuổi, bám đầy rêu phong như trong các bộ phim điện ảnh - Ảnh: B.D

Kết quả điều tra từ Viện Sinh thái học miền Nam cho thấy, trong 450ha rừng đỗ quyên tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, có hai loài đỗ quyên chính: loài lá rộng và loài lá kim. Hai loài này sống xen kẽ nhau, mà không một loài cây nào khác có thể chen vào được.

Ngôi trường xứ Quảng mang tên cô gái Nhật

Có những ngôi trường không được xây dựng bằng tiền ngân sách mà từ tấm lòng của những người tốt…

Học sinh tập thể dục tại nhà đa năng của Trường tiểu học Junko - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Nằm trên con đường tỉnh lộ qua xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có một ngôi trường mang tên của một người con gái... Nhật Bản. Di ảnh của cô để trong phòng truyền thống nhà trường.

Khám phá vẻ đẹp Hòn Yến, Phú Yên

Nếu ai yêu thích du lịch khám phá và yêu biển thì không thể bỏ qua quần thể danh thắng Hòn Yến thuộc xã An Hoà, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. 

Núi nằm trên biển, biển ôm lấy núi, hai hòn núi nằm liền kề nhau như "núi vợ - núi chồng". Mùa biển cạn cũng là lúc những bãi đá đen tuyền nhô lên trên mặt biển, có thể đi bộ ra tận chân Hòn Yến để ngắm các loài san hô sống với nhiều màu sắc, cùng hệ thuỷ sinh độc đáo nơi này. 

Vẻ đẹp hoang sơ của Hòn Yến giữa trời biển bao la. 

Bình minh trên bãi biển Thương Chánh

Thương Chánh là bãi biển hiền hòa ở Phan Thiết, Bình Thuận. Mỗi buổi sớm, người dân làng chài ra tắm biển, hòa mình với thiên nhiên đón bình minh lên. 

Biển Thương Chánh nằm kề cửa sông Cà Ty, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. 

Lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar

Đối với cư dân Bắc Tây Nguyên nói chung, nghi lễ mừng nhà Rông mới được coi là lễ hội lớn nhất trong các nghi lễ của người Bahnar. Lễ hội này được tiến hành ở nhà Rông của làng nơi cộng đồng dân tộc Bahnar sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp và là địa điểm để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đến bà con nhân dân. 

Nghi lễ mừng nhà Rông mới là dịp để toàn thể dân làng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh về những giúp đỡ của các thần linh đối với cộng đồng dân làng.

Trong khi thực hiện nghi lễ, già làng sẽ khấn, cầu xin thần linh tiếp tục giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên và có những mùa vụ sắp tới tốt tươi. Cộng đồng dân làng thường dùng 2 con heo, 3 con gà và từ 5-6 ghè rượu cần để tế thần linh trong nghi lễ này. Mỗi hộ gia đình thường đóng góp một ghè rượu để cột vào các cột trong nhà Rông mới nhằm cùng chung vui với dân làng.

Điều hành công việc tế lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar là những già có uy tín trong làng và do một già làng (Bok Kra) đứng đầu. Dân làng tin rằng, Bok Kra là người được thần linh thừa nhận, giao trọng trách hướng dẫn bà con trong làng nên uy tín rất cao. 

Khi tiếng chiêng báo hiệu cất lên, mọi người trong buôn từ già, trẻ, gái, trai đều tập trung về khu vực nhà Rông để chuẩn bị làm lễ.

Khám phá kinh thành cổ Lam Kinh

Với ưu thế về diện tích trải dài trên 140 ha, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) đã không chỉ giữ được nguyên vẹn những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê (1483 – 1815), mà còn lưu giữ cả những câu chuyện truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Kiến trúc độc đáo của kinh thành cổ

Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi (1385-1433), là nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh (1418-1428). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long (Đông Kinh), mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh (Tây Kinh). Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thư­ờng trực trông coi Lam Kinh; Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

29 thg 4, 2019

1/7 ngày trong Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước diện tích khoảng 700.000 ha của đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, trong đó nhiều nhất là ở Long An. Thủ phủ của vùng đất này là Kiến Tường - Mộc Hóa của Long An.

Xưa kia Nguyễn Hiến Lê viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nay để tiết kiệm thời gian ta chỉ đi tới chỗ trung tâm của Đồng Tháp Mười cho gọn, và dĩ nhiên là tới chỗ đã tổ chức thành điểm tham quan du lịch cho đỡ nhọc công thám hiểm. Hành trình vì thế trở thành Một phần bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, tức khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ thôi. Điểm du lịch đáp ứng được điều này là Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, ở Mộc Hóa, Long An.

Rừng tràm Đồng Tháp Mười

Ô Tà Sóc của những ngày đỏ lửa

Địa danh Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi (Tri Tôn) là một phần của dãy núi Dài, theo tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer có nghĩa là “suối ông Sóc”. Trên Ô Tà Sóc có nhiều hang đá, khe suối nhỏ, những con đường mòn ngoằn ngoèo, được che phủ bởi rừng cây và các loại dây leo chằng chịt, tạo nên địa hình hiểm trở. Chính vì thế, trong những năm chiến tranh, Ô Tà Sóc là khu vực rất thuận lợi để xây dựng căn cứ cách mạng.

Cuối năm 1962 đến 1967, Tỉnh ủy An Giang chọn nơi đây làm căn cứ đứng chân để lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Một tuyến phòng thủ mạnh được xây dựng bằng hàng rào, bãi chông, các loại mìn. Cùng với lòng can đảm, cán bộ, chiến sĩ dựa lưng vào địa hình hiểm trở của núi rừng để bám trụ chiến đấu. Điện Trời Gầm - một hang sâu rộng rãi, kiên cố, dễ phòng thủ, khó tấn công - được chọn làm Văn phòng. Xung quanh đó là Ban Tuyên huấn, Ban Tổ chức, Ban Thông tin - Cơ yếu, Ban Binh vận, Ban An ninh, Đội Hỏa tốc…

Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Ô Tà Sóc còn là căn cứ của các lực lượng cách mạng huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Từ năm 1969, nơi đây là địa điểm dừng chân và hợp đồng chiến đấu của các Trung đoàn chủ lực từ miền Đông chi viện cho miền Tây Nam Bộ. Năm 1968 đến 1971, Ô Tà Sóc là căn cứ của phân ban Tỉnh ủy An Giang, do đồng chí Vũ Hồng Đức (Mười Đức, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND cách mạng tỉnh An Giang) phụ trách. Giai đoạn năm 1972 đến ngày 30-4-1975, Tỉnh ủy Châu Hà và Long Châu Hà cũng có thời gian chọn Ô Tà Sóc làm căn cứ kháng chiến. 

Bức phù điêu lớn đặt dưới chân Ô Tà Sóc