28 thg 2, 2018

Sau tết người làng ra sông Dinh 'điểm danh'

Xong chuyện đời, chuyện làng đến tiếu lâm, ca hát, chụp ảnh... cứ thế cuộc vui kéo dài đến tận chiều mới thôi.

Ảnh: NVT

Chiếc xe bò chở đầy ắp tiếng cười của nông dân cút ca cút kít trên con đường đất, rồi lao chao giữa những bông nắng sớm đang nấp mình trong tàn lá. Thỉnh thoảng người phụ nữ tuổi ngoài 60 điều khiển xe tinh nghịch cụp mạnh chiếc đuôi bò, con bò trườn lên phía trước, kéo chiếc xe lao vun vút, cả đống người quấn chặt vào nhau cười khoái trá, bỏ phía sau lớp bụi đường mù mịt vẻ tranh xuân.

Tân Cương, ân đức và gió bụi

Tượng Thoại Ngọc Hầu ở Bảo tàng Thoại Ngọc Hầu dưới chân núi Sam. 

Lần nào lang thang ở miệt “Châu Đốc Tân Cương” như cách gọi của triều Nguyễn về vùng Châu Đốc của tỉnh An Giang bây giờ, tôi cũng lẩn thẩn với giả thiết: Sẽ ra sao nếu xứ Quảng hơn 200 năm trước không sản sinh ra một Thoại Ngọc Hầu.

Với người dân Nam Bộ và cả nước, Thoại Ngọc Hầu không chỉ có “công đức” mà còn đời đời “ân đức”.

Hạt dẻ Lạng Sơn, thứ quà tết ngậy bùi

Hạt dẻ. Ảnh. Hoàng Huế 

Nói tới hạt dẻ, mọi người nghĩ ngay tới thứ quà nức tiếng của Cao Bằng. Tuy nhiên, không chỉ Cao Bằng mà ở Lạng Sơn, thứ quà này đang ngày càng khẳng định chỗ đứng, gây thương nhớ cho những người sành ăn, góp thêm chút dư vị cho xứ Lạng xinh đẹp. 

Xung quanh thành phố Lạng Sơn, đồng bào người Tày đã ươm trồng và gây dựng tên tuổi cho hạt dẻ Lạng Sơn.

Hạt dẻ ở đây là hạt trồng chứ không phải mọc tự nhiên trong rừng như hạt dẻ Cao Bằng. Thế nhưng do hợp đất, hợp nước và có bàn tay chăm sóc của con người, hạt dẻ Lạng Sơn to, bóng, đều và vị ngon đậm đà. 

Chợ rau đầu năm mới

Nếu như nhiều khu chợ bán các loại thịt, cá phần đa đang nghỉ Tết thì chợ rau ở thành phố Vinh đã họp vào ngày mồng 2 Tết. 

Sáng mồng 2 Tết, khu vực bán rau ở chợ Vinh đã hoạt động trở lại. Ảnh: Lê Thắng 

Những ngôi nhà cổ “có một không hai” ở Nghệ An

Quá trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh nhiều làng quê đã “hóa phố” với san sát nhà xây, nhà tầng hiện đại, khang trang, thì nhiều vùng quê Nghệ An vẫn gìn giữ được những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.

Tùy vào điều kiện tự nhiên, tập quán, phong tục, quan niệm thẩm mỹ... của từng vùng quê, mà trong kiến trúc, xây dựng nhà cổ có nhiều nét khác nhau. Nhìn chung, người xưa đã rất chú ý về mặt phong thủy (hướng gió, hướng nước, hướng sáng…) để dựng nhà.

Nhà cổ của người Kinh ở Nghệ An đang được bảo tồn ở các làng quê đều là nhà trệt, nhiều cột, dài, thấp, lợp ngói vảy. Những ngôi nhà này có khung được làm từ các loại gỗ tốt (lim, mít, dổi…) với kết cấu theo kiểu “tứ trụ”, “ngũ trụ”(mỗi vì có 4 - 5 cột). Mỗi nhà được chia làm 2 phần: “nhà ngoài” dùng để thờ tự và tiếp khách, “nhà trong” dùng để sinh hoạt. 

Một ngôi nhà cổ ở làng Thọ, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Huy Thư 

27 thg 2, 2018

Quyến rũ khoảnh khắc Xuân thành cổ Vinh

Tiền Môn, Tả Môn, Hữu Môn là 3 cổng thành còn lại của công trình kiến trúc thành lũy, lỵ sở Nghệ An được xây dựng từ năm Gia Long thứ 3 (1804). Người Vinh luôn tự hào với di tích thành cổ lặng lẽ rêu phong của mình. Cùng khám phá nét đẹp thành cổ trong một ngày đầu năm 2018.

Thành Nghệ An được xây dựng từ năm Gia Long thứ 3 (1804) ở địa phận hai xã Vĩnh Yên và Yên Trường, nay thuộc thành phố Vinh. Thành xây đậm kiến trúc truyền thống phương Đông, cùng đó vì còn có tính phòng vệ nên ảnh hưởng lối xây dựng thành trì cổ của Châu Âu (hay còn gọi là Vauban).Ảnh: tư liệu 

Rừng quý trên đỉnh Thiên Ấn

Tạm rời xa không khí náo nhiệt, ồn ào của ngày Tết nơi phố thị, du khách có thể “đổi vị” với chuyến du xuân lên núi Thiên Ấn (TP.Quảng Ngãi) vãn cảnh Thiên Ấn tự và hòa mình vào khu rừng xanh... 

Chỉ với hơn 10ha, nhưng rừng Thiên Ấn là nơi quy tụ hàng trăm loại cây gỗ quý, cùng sự đa dạng của thảm thực vật. Từ trắc, cẩm lai, lim đến sao, dầu rái, xà cừ hay long não... Đặc biệt, rừng Thiên Ấn cũng là nơi duy nhất trên địa bàn tỉnh ghi nhận sự có mặt của kim giao, loại cây có tác dụng phát hiện độc dược, nên xưa kia từng được dùng để làm đũa cho vua chúa sử dụng. Hay cây long não có tác dụng thanh lọc không khí, làm sạch môi trường...


Rừng Thiên Ấn là nơi quy tụ các loại cây gỗ quý, hệ thực vật đa dạng. Ảnh: HOA TRẦN 

Lần tìm thành cổ Xuân Quang

Trong mục “Cổ tích”, quyển VII, khi viết về tỉnh Quảng Ngãi cách đây hơn 150 năm về trước, các tác giả trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn, có nói về thành cổ Xuân Quang. 

Vậy cổ thành ấy do ai xây dựng? Cổ thành Xuân Quang ấy ở đâu? Giờ có còn không? là những câu hỏi cần được “giải mã”.

Từ những tư liệu lịch sử


Vào năm 1568, tức cách ngày nay 410 năm, Bắc quân Đô đốc trấn thủ Quảng Nam Bùi Tá Hán mất, vua Lê sai Nguyễn Bá Quýnh vào thay. Nhưng chỉ được hơn hai năm sau thì Nguyễn Bá Quýnh được điều về làm trấn thủ Nghệ An, và Nguyễn Hoàng kiêm luôn trấn thủ hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam (thuở ấy Quảng Nam tương đương phần đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và một phần đất Phú Yên).

Một đoạn thành Xuân Quang còn sót lại. Ảnh: Đăng Vũ 

Dấu xưa tháp cổ

Đầu năm 2017, tháp Chăm Núi Bút chính thức được khai quật. Kết quả mang lại thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và công chúng. 

Di tích núi Bút nằm trên đỉnh núi Bút (núi Thiên Bút) có độ cao 60m so với mực nước biển, thuộc phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Bút là đỉnh núi thiêng, tượng trưng cho văn mạch vùng đất “núi Ấn- sông Trà”.

Đi tìm tháp cổ


Trong công trình đồ sộ “Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở Trung Kỳ” (Inventaire Descriptif des Monuments Cams de L’Annam), khi khảo tả di tích Chánh Lộ ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa học giả người Pháp H.Parmentier có nhắc tới việc nhìn thấy trên đỉnh Núi Bút có gạch Chăm.

Mặt bằng nền tháp Núi Bút. Ảnh: lHK 

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới