2 thg 3, 2018

Người La Chí đu quay trong tết Khu Cù Tê

Mỗi dịp Tết Khu Cù Tê, đồng bào La Chí ở Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao. Đặc biệt là trò chơi đu quay. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chính là cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc La Chí.

Rộn ràng trò chơi đu quay của người La Chí


Khác với Tết truyền thống vào đầu năm, Tết Khu Cù Tê của người La Chí thường diễn ra trước đó vài tháng. Đồng bào La Chí coi đây là ngày Tết dân gian lớn nhất của mình trong năm, nhà mổ trâu, nhà quay lợn để uống rượu mừng năm mới.

Từ sáng sớm, sân bóng thôn Díu Thượng nằm trên quả đồi cao nhất trong huyện đã chật kín đồng bào các dân tộc đổ về chờ xem lễ tế và chơi hội. Người La Chí ở Hà Giang ăn Tết trước năm mới vài tháng với phong tục gói bánh chưng đen cùng nhiều trò chơi sôi động như kéo co, tung còn, nhảy dây, đánh yến...

Trẻ em người La Chí thích thú với trò chơi đu quay truyền thống (ảnh: Thanh Hà). 

Ngày Tết về thăm "vương quốc" phật thủ Đắc Sở

Có xuất xứ từ Ấn Độ, với hình dáng đặc biệt tượng trưng cho bàn tay Đức Phật, quả phật thủ luôn là lựa chọn hàng đầu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết nguyên đán của người Việt với những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. 

Tên gọi của cây phật thủ xuất phát từ hình dáng quả của nó được chia nhánh trông giống như bàn tay của Đức Phật. Bởi vậy, phật thủ còn có tên gọi khác là “quả bàn tay Phật”.

Về đặc tính sinh học, phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh nhưng lại có tính riêng biệt. Trong hệ quả có múi, phật thủ là quả có cùi dày nhất. Qủa có tương đối nhiều dầu, hương thơm dịu nhẹ, thanh tao và giữ được lâu nhất trong chi cam chanh.

Đặc tính này khiến phật thủ được ưu chuộng hơn các cây cùng chi họ. Tuy nhiên, sự thu hút đặc biệt của loại quả này trong ngày Tết cổ truyền ở những nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng lại nằm ở giá trị tâm linh của nó.

1 thg 3, 2018

Thương lắm bà ba

Có dịp dạo một vòng quanh các nhà may ở Sài Gòn mới biết áo bà ba, tuy đã xuất hiện từ lâu, nhưng chưa bao giờ là… đồ xưa.

Du khách Sài Gòn mặc bà ba chèo xuồng trên chợ nổi Cái Răng 

Trong một lần chuẩn bị du lịch, nhỏ bạn đi chung đoàn hào hứng khoe: "Tui sẽ may một bộ bà ba để mặc cho giống con gái miền Tây". Không ngờ ý kiến đó được nhiều người hưởng ứng. Dạo một vòng các nhà may ở Sài Gòn mới biết áo bà ba không bao giờ là… đồ xưa.

Những phong tục đón năm mới chỉ có tại Việt Nam

Người H'Mông có tục vỗ mông ngày Tết còn người Pà Thẻn tại Hà Giang thì thờ chén nước để cầu may mắn, bình an.

Nhiều phong tục của người dân tộc miền núi phía Bắc được thực hiện để cầu may mắn và những điều tốt lành trong năm mới.

Vỗ mông ngày Tết


Cùng với nhiều hoạt động như thổi khèn, ném pao, hát giao duyên thì tục "vỗ mông" cũng được người H'Mông chưa có gia đình thực hiện trong những dịp Tết. Nếu như trước đây, đồng bào H'Mông sẽ đón Tết sớm hơn một tháng thì vài năm trở lại đây, họ đã bắt đầu ăn Tết giống lịch của người Kinh.

Tục vỗ mông là nét đẹp văn hóa lâu đời của người H'Mông. Ảnh: Baohagiang. 

Viếng cổ tự Linh Mụ ngày đầu xuân

Cố đô Huế là vùng đất Phật giáo, vì thế ngày đầu năm người dân thường hay đi lễ chùa và các nơi thờ cúng tâm linh.

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế

Về phiên chợ “buôn may, bán may” ở Hải Phòng

Ngay từ 6 giờ sáng ngày 17/2 (mùng 2 tết nguyên đán), ở một phiên chợ đầu năm mới ở Hải Phòng đã đông nghịt người.

Đó là phiên Chợ Giải ở  thôn Hà Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Khám phá, trải nghiệm Cồn Sơn ngày Tết

Cồn Sơn là một vùng đất cù lao nhỏ khoảng 70 ha thuộc địa phận thành phố Cần Thơ.

Cồn Sơn là một vùng đất cù lao nhỏ khoảng 70 ha thuộc địa phận thành phố Cần Thơ, với diện tích tương đối nhỏ với chưa đầy 100 hộ dân sinh sống.

Nắng vàng trên Phà Ka Tủn

Sương bắt đầu tan trên dãy Phà Ka Tủn, nắng vàng chiếu rọi xuống mái sa mu - tín hiệu của mùa Xuân đang về. Lúc này, bà con người Mông ở bản Nậm Tột (xã Tri Lễ - Quế Phong) náo nức đón chào năm mới và một mùa lễ hội rộn ràng... 

Đã khá lâu, vùng biên cương Tri Lễ (Quế Phong) mới có được một ngày đẹp, trời quang mây, ánh nắng chan hòa mang theo hơi ấm, cây rừng biếc xanh khẽ đung đưa trong gió, tiếng chim hót vang cả non ngàn. Có dịp “thiên thời” và “địa lợi”, chúng tôi quyết tâm cưỡi “ngựa sắt” men theo con đường mòn lên dãy Phà Ka Tủn để vào Nậm Tột - bản xa xôi bậc nhất của huyện rẻo cao biên giới Quế Phong.

Nói là “địa lợi” nhưng chỉ một phần, bởi con đường mòn khúc khuỷu, cheo leo nhiều đoạn vẫn còn trơn trượt, “ngựa sắt” phải rú vang liên hồi, hết chồm lên rồi lao xuống mới đủ sức vượt qua. Từ trung tâm xã, mất hơn 4 giờ vất vả mới đặt chân đến Nậm Tột. 

Quang cảnh bản Nậm Tột (xã Tri Lễ - Quế Phong). Ảnh: Kiên Phương 

Xóm lược và nghề chế tác sừng

Xóm Lược là tên gọi chung của các làng Phước Long (xã Tịnh Hà), Phước Thọ (xã Tịnh Sơn), An Thiết (xã Tịnh Bình), Vạn Hòa (xã Tịnh Thọ) thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. 

Tuy nằm trên địa bàn 4 xã, nhưng các làng này lại kề nhau và vì người dân có nghề chế tác lược chải tóc (và một số sản phẩm mỹ nghệ khác) từ sừng trâu, nên có chung tên gọi dân gian là xóm Lược. Chính xác thì chỉ có 3 làng Phước Long, Phước Thọ, An Thiết làm nghề. Làng Vạn Hòa chuyên cung cấp nguyên liệu và mua sản phẩm để bán lại khắp nơi trong tỉnh và trong nước.

Truyền thuyết về 3 anh em ông Xá (ông Xá, bà Tá, bà Hợp) còn lưu truyền trong vùng, kể rằng: Sau khi đưa dân đến đây khai phá, lập làng, ông Xá đã khuyến khích họ chăm lo các nghề thủ công như chằm nón, chế tác sừng để phụ vào nghề cày ruộng, lo thêm cái ăn, cái mặc.

Ông Xá rấm binh chống lại triều đình nhưng không thành, phải chịu hình phạt tự “thăng thiên” bằng 7 thước lụa điều; song nghề chế tác sừng và nghề làm nón thì vẫn còn truyền lưu đến tận ngày nay.


Một số sản phẩm của nghề chế tác sừng. 

Châu Mi làng 500 năm tuổi

Ở Quảng Ngãi, cho đến nay hiếm có ngôi làng nào như Châu Mi (nay còn gọi là thôn Phú Châu) ở xã Hành Đức (Nghĩa Hành), vẫn giữ nét đẹp truyền thống thờ miếu, đình làng và gìn giữ 7 tấm sắc phong cổ nguyên bản từ thời triều Nguyễn.

Những ngày này, bốn bề làng Châu Mi là ruộng đồng xanh mướt, thẳng cánh cò bay. Trong nắng xuân, ngôi làng cổ yên bình này vẫn toát lên sự trù phú.

Báu vật của làng 


Những ngày đầu năm mới, các bô lão trong làng kêu gọi con cháu đến miếu Bà thờ Ngũ hành Tiên Nương để sửa soạn, làm lễ cúng. Kính cẩn thắp nén nhang lên bàn thờ, để xin mở các tấm sắc phong cổ, ông Nguyễn Văn Châu (68 tuổi) lý giải: “Đó là báu vật của làng, nên làm gì đều phải xin phép”. Bảy tấm sắc phong của làng, hiện được gia đình ông Châu gìn giữ cẩn thận. Trong đó, có 3 tấm được các triều vua Nguyễn ban tặng cho làng Châu Mi, vì đã có công thờ phụng thần Ngũ hành Tiên Nương. Bốn bức còn lại là sắc phong cho vị tiền hiền, Thành hoàng làng họ Nguyễn đã có công lập nên làng Châu Mi.

Phong cảnh yên bình ở ngôi làng cổ Châu Mi.