15 thg 9, 2016

Mùa Trung thu về thăm 'làng đèn ông sao' Báo Đáp

Ít ai biết rằng những chiếc đèn ông sao từ Bắc vô Nam, từ những con phố nhộn nhịp như Hàng Mã đến những con đường làng quê yên bình đều được làm ra ở ngôi làng Báo Đáp (Nam Định).

"Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu 
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu..." 

Hình ảnh chiếc đèn ông sao đã gắn liền với kí ức tuổi thơ của mỗi người, một món quà đồ chơi truyền thống không thể thiếu và đã trở thành biểu tượng của đêm Trung thu. Nhưng ít ai biết rằng hàng triệu chiếc đèn ông sao được bán khắp miền Nam Bắc hầu như đều có xuất xứ từ một ngôi làng yên bình của đồng bằng Bắc Bộ: làng Báo Đáp.

Làng Báo Đáp nằm cách thành phố Nam Định 8 km, thuộc địa phận xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, với hơn một nửa số hộ trong làng gắn bó với nghề truyền thống làm đèn ông sao, mỗi năm sản xuất ra khoảng hơn 2 triệu chiếc đèn. 

Từ cổng làng ta đã bắt gặp hình ảnh những chiếc đèn ông sao quen thuộc. 

Nghề thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền

Cái nghề một thời được coi là nghề thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền đang ngày càng mai một. Dù không còn nhiều khách và chỉ mang tính thời vụ nhưng ông Phạm Văn Quang (Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn gắn bó với nghề tạo khuôn bánh trung thu suốt mấy chục năm nay. 

Ông Phạm Văn Quang (59 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong số những người thợ cuối cùng ở Hà Nội còn gắn bó với nghề làm khuôn bánh trung thu truyền thống. 

Bánh đa kê - món quà vặt dân dã của người Hà Nội

Món ăn đơn giản chứa đựng cả một nét văn hóa và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên nơi phố cổ Hà Nội. 

Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố vốn đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Người bán bánh đa kê chẳng cần nhiều đồ nghề gì. Túi bánh đa đã nướng giòn treo lủng lẳng ở đầu ghi đông xe, nồi kê được chằng dây cho chắc ở yên sau, thêm chiếc âu nhựa đựng đỗ xanh đã đồ chín cùng chai đường kính là có thể rong ruổi khắp phố phường. 

Bánh đa kê được làm từ những nguyên liệu giản dị, rẻ tiền. Ảnh: Sticky Rice 

Tiệm mì 'thảy' gia truyền nổi tiếng ở Vũng Tàu

Cứ mỗi buổi sáng và chiều, tiệm mì thảy trên đường Ba Cu, bãi trước Vũng Tàu nườm nượp khách ra vào. Cái tên mì "thảy" vốn lạ lẫm với nhiều người nếu chưa từng ăn tại quán, tuy nhiên khi ghé qua, bạn chắc chắn sẽ nhớ mãi không quên.

Trải qua mấy đời chủ cha truyền con nối, tiệm vẫn giữ vững phong độ với kỹ năng thảy (quăng, ném) mì điêu luyện của đầu bếp như một màn trình diễn nghệ thuật nấu ăn. Mì được chia thành từng vắt đều nhau, cho vào chiếc vợt chuyên dụng để trụng nước sôi. Vừa trụng, đầu bếp vừa thảy lên không trung mấy vòng cho ráo nước trước cho vào tô.

Xe mì theo kiểu người Hoa cũ kỹ trước cửa tiệm. Tại đây thường diễn ra những màn thảy mì bằng vợt độc đáo của đầu bếp. 

Một ngày khám phá làng nghề ở Bến Tre

Làng nghề xã Phú Lễ, những con đường quanh co rợp bóng cây... là những điểm đến thú vị dành cho những người yêu thích khám phá văn hóa và cuộc sống dân dã, trù phú miền Tây. 


Xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cách TP.HCM khoảng 200 km. Bạn sẽ có cảm giác thoải mái với đường rộng rãi, dễ đi. Xã có khoảng 500 hộ dân, cuộc sống rất bình yên và có tính cộng đồng cao. 

14 thg 9, 2016

“Đảo chè” bậc thang xứ Nghệ

Ngay giữa miền sơn cước của xã Thanh An, huyện Thanh Chương, Nghệ An cũng có những “đảo chè” bậc thang xanh tươi, nằm uốn lượn giữa mênh mang sông nước, thường được gọi là đảo chè Thanh An. 

Thuyền máy là phương tiện di chuyển đến các đảo chè - Ảnh: LĨNH HỒNG 

Khi mùa hè đi qua, vùng đất Thanh Chương được bao phủ bởi một màu xanh biếc của những đồi chè bậc thang, cũng là thời điểm nhiều du khách tìm đến địa chỉ này để thưởng ngoạn.

Bình yên nơi non xanh Đồng Nghệ

Cứ đến thu lòng lại xốn xang, để lại quấn quýt lên đường về với Đồng Nghệ, để được nằm dài trên cỏ, tận hưởng cái ram ráp, nhồn nhột sau lưng, nghe mùi cỏ non và thưởng thức "đặc sản" rừng trâm, sim, dủ dẻ… 

Bờ đập trải dài nơi thú vị để du khách dạo chơi ngắm cảnh - Ảnh: THANH LY 

Đã bao lần, khi về Đồng Nghệ (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), bấm máy với những góc ảnh giống nhau, tôi lại tự nhủ “không đi nữa”.

Nhưng rồi cái cảm giác như được về lại quê hương khi đứng giữa lòng hồ mênh mang chờ mặt trời xuống trong khoảnh khắc nắng tắt cuối ngày hay ngắm những ngôi nhà chìm khuất sau rặng núi tỏa làn khói xa xa… lại khiến lòng xốn xang. 

Về Cần Giờ khám phá làng nuôi hàu lớn nhất Sài Gòn

Chẳng cần phải vượt qua hàng trăm cây số để đến Vũng Tàu hay Phan Thiêt để ăn hải sản. Cần Giờ (TP.HCM) là sự lựa chọn thông mình cho những ai ghiền ăn đồ hải sản tươi sống. 

Nuôi hàu tại Cần Giờ 

Bên cạnh đó, Cần Giờ còn là nơi thực khách được tận mắt khám phá làng nuôi hàu lớn nhất Sài Gòn.

Con đường nằm dưới mực nước biển ở Khánh Hòa

Buổi sáng, khi thủy triều hạ xuống, Điệp Sơn thủy đạo lại xuất hiện, nối liền 3 hòn đảo ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 


Thôn đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) cách cảng cá Vạn Giã khoảng 30 phút đi xe máy, cách bờ Tân Dân khoảng 15 phút chạy ghe. Dù rất gần bờ, nơi đây còn giữ nhiều nét hoang sơ, bình dị, không có xe máy, mỗi ngày chỉ có điện 3 tiếng. 

Về Biển Hồ xanh ngắt ở Pleiku

Trên chiếc thuyền độc mộc, nghe những câu chuyện bí ẩn về hồ T'nưng sẽ là trải nghiệm đầy trữ tình và lãng mạn. Biển Hồ lấy lòng bao du khách bằng sự dịu dàng, hoang sơ hiếm có. 


Đến với Pleiku, Hồ T'nưng là một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ. Hồ T’nưng hay Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Nơi này nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng, cao khoảng 500 m so với mực nước biển.