16 thg 5, 2016

Quảng Ngãi không chỉ có 'vương quốc tỏi' Lý Sơn

Nhắc đến Quảng Ngãi du khách thường nghĩ ngay tới Lý Sơn, tuy nhiên mảnh đất miền Trung này còn có rất nhiều điểm đến thú vị khác để du khách khám phá.

Núi Thiên Ấn - sông Trà

Người Quảng Ngãi có câu ca mô tả rất lãng mạn về hai địa danh này là "Bao giờ núi Ấn hết tranh, sông Trà hết nước anh đành xa em" (đường lên núi cỏ tranh mọc đầy). Núi Thiên Ấn là đệ nhất thắng cảnh và cũng là "núi thiêng" của đất Quảng Ngãi. Xe đi đến chân núi từ ngã ba đầu cầu Trà Khúc trên quốc lộ 1A, rẽ quốc lộ 24B về hướng đông thêm 10 phút là tới.

Đường đi lên đỉnh núi xoắn ốc nên từ trên nhìn xuống sẽ thấy phong cảnh thành phố Quảng Ngãi bao la từ dòng Trà Khúc uốn lượn cho tới những cánh đồng, làng mạc và núi đồi. Tới đỉnh núi, du khách có thể tham quan ngôi chùa Phật với chiếc giếng cổ sâu 20 m, và thăm mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Thác Trắng 

Dưới chân thác có một hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm m2, nước xanh biếc và trong lành, mát lạnh. Ảnh: Instagram 

Những món ngon bổ rẻ ở Hải Phòng

Dạo một vòng quanh thành phố hoa phượng đỏ để thưởng thức giá bể xào cay, bánh đúc tàu trắng mượt… bạn sẽ thấy thêm yêu mảnh đất thân thiện này.

Dưới đây là những gợi ý quen mà lạ dành cho du khách muốn khám phá ẩm thực thành phố Hải Phòng.

Bánh mì cay

Đứng dầu danh sách chính là món bánh mì cay danh bất hư truyền. Dù món ăn này đã “phủ sóng” tới mọi ngõ ngách trên dải đất hình chữ S, thưởng thức bánh mì cay chuẩn vị ngay tại thành phố Hải Phòng vẫn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. 

Những tiệm bánh mì cay đắt khách thường là ở vỉa hè. 

Đi bộ trên biển, khám phá ba đầm

Ở Ba Hòn Đầm, có một điều khá thú vị là du khách có thể lội bộ… trên biển. Đó là chuyện có thật, vì mực nước biển giữa ba đầm này chỉ cao ngang thắt lưng người lớn khi thủy triều xuống.

Từ xa chỉ nhìn thấy Đầm Dương (bên trái) và Đầm Đước, Đầm Giếng nằm khuất sau Đầm Dương.

Giữa khung cảnh hoang sơ mênh mông trời nước của Ba Hòn Đầm, du khách có cảm giác như ở giữa biển khơi. Càng có cảm giác “rợn tóc gáy” khi xăn ống quần lội bộ từ hòn này sang hòn khác trên đầm trong làn nước biển chỉ ngang đầu gối khi thủy triều xuống thấp nhất. Bàn chân đạp trên những viên sỏi lớn nhỏ khác nhau lẫn trong nền cát biển, những đám thủy sinh đung đưa như vẫy chào, kích thích du khách bước tới.

Rau tàu bay

Rau tàu bay

Cây rau tàu bay thuộc họ Cúc (Asteraceae) tên khoa học là Gynura Crepidioi des Benth là loài thân thảo, có lông, cao khoảng 50-60cm, gần như có mặt khắp ở mọi miền đất nước. Nhưng loài rau tự mọc thường được xem là một loại "cải trời" này lại tỏ ra thích hợp ở miền Đông Nam bộ, nơi một năm có hai mùa mưa nắng với khí hậu nóng, ẩm ướt mà cao ráo. Đặc biệt, với chùm hoa lông trắng hình trụ, nở rộ vào mùa hè và tỏa hương ra xa, rau tàu bay phát triển rất nhanh hình thành những đám rau hoang dại. Rau tàu bay trở thành một loại rau mọc trên cạn khá phổ biến ở nhiều vùng nông thôn, rừng núi miền Đông. Lá và thân cây rau tàu bay có mùi vị đặc trưng là hăng hăng, đăng đắng, nhưng ăn mát và ấm bụng, lại rất "lành" nên nó còn được dùng làm "cơm" thay gạo cho nhiều đơn vị bộ đội sống và chiến đấu trong vùng Chiến khu Đ trong những thời điểm gặp khó khăn về lương thực. Trong bữa ăn thường ngày của bà con nông dân, nhất là dân làm rẫy sống cạnh rừng, thì canh rau tàu bay, rau tàu bay xào, luộc... là những món ăn ngon. Đặc biệt, rau tàu bay sống chấm với nước cá kho, thịt kho vẫn giữ nguyên hương vị đăng đắng, nồng nồng, ăn một lần nhớ mãi. Có người ghiền ăn sống rau tàu bay đến nỗi bị người thân dọa là ăn rau tàu bay nhiều sẽ bị đau lưng, mất máu (!??), nhưng vẫn không bỏ được.

Bông điên điển vùng hồ Trị An

Mùa mưa này làm một vòng quanh hồ Trị An, nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy những đám điên điển đang trổ bông vàng rực rỡ. Ân tượng nhất là những đám điên điển mọc ven bờ Bà Hào, Lạc An...

Bông điên điển

Ở xã Vĩnh Tân, đoạn ngã ba Trị An qua sông Mây cũng thấp thoáng một rừng hoa điên điển, khá thú vị là ngay ở cái hồ trong trang trại trồng trầm hương và cây kiểng của ông Trần Văn Quyến ở tận vùng Núi Tượng (huyện Tân Phú) mùa này cũng rực vàng bông điên điển.

15 thg 5, 2016

Chết thèm... gỏi sứa

Chỉ bằng vài động tác thuần thục, những đàn sứa dập dìu trên mặt nước trong xanh trong phút chốc đã nằm gọn lọn trong mẻ lưới của các ngư dân lão luyện. 

Một số người dân quê tôi, thỉnh thoảng khi đến ngày chủ nhật lại lục tục rủ nhau bơi thúng ra các ghềnh đá quanh vịnh Đà Nẵng để câu cá. Họ coi đây là một thú vui giúp đầu óc thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng. 

Không chỉ được đắm mình trong không gian yên bình của biển cả, mà cánh đàn ông còn có thể tranh thủ kiếm vài con cá cho vợ góp vào làm phong phú thêm bữa cơm gia đình. 

Trong những chuyến đi câu kiểu lãng tử như thế, nhiều lần trên đường vào bờ, đám đàn ông thường cho thúng cặp sát những chiếc thuyền của ngư dân thả lưới đánh bắt sứa, vừa xem họ đánh bắt sứa ra sao, vừa tranh thủ hỏi mua một ít về làm mồi nhậu lai rai khi hoàng hôn buông xuống.