18 thg 5, 2016

Chuối già Long Tân

Tưởng rằng với những câu ca dao Đồng Nai quen thuộc:

"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân"

thì chuối là cây trồng gần gũi và bình thường đến mức không có gì để nói. Thế nhưng lần theo địa danh trong câu ca dao để đến Long Tân (huyện Nhơn Trạch) mới biết là chung quanh cây chuối cũng có lắm chuyện hay.

Bà Hai bánh ú bên một buồng chuối già lùn trong vườn nhà ở ấp Bình Phú, xã Long Tân.

17 thg 5, 2016

Mít tố nữ Phú Hội

Mùa này, cùng với sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ đang chín rộ khắp miệt vườn Nhơn Trạch, Long Thành, Long Khánh, Cẩm Mỹ...

Mít Tố nữ Phú Hội

Vài năm gần đây, mít tố nữ được trồng nhiều ở Long Khánh, Cẩm Mỹ. Do cây tơ và trồng giống mới nên mít tố nữ ở những nơi này đều cho trái to, nhưng dân sành điệu thường tìm cho được mít tố nữ Phú Hội và phải là mít tố nữ thứ thiệt, vì dân nhà vườn ở đây cũng có người đã đưa mít tố nữ giống mới (nhiều nhà vườn gọi là mít Malaysia) vào trồng. Mít tố nữ giống mới có lợi thế là trái to (thường trên 2kg/trái), múi mít cũng to, ngọt và hạt lép, nhưng không có mùi thơm đặc trưng của mít tố nữ Phú Hội. Có một điểm nữa mà các loại mít tố nữ khác không có được là khi xé vỏ trái mít ra thì toàn bộ múi mít vàng ươm bám san sát vào cùi mít, rất hiếm khi nhìn thấy có xơ mít.

Rễ tranh, ngọt lành nước mát đồng quê

Những ngày nóng rát mặt, một ly nước rễ tranh thơm mùi lá dứa cũng đủ đưa người ta trở lại với một thời thơ bé, bình yên nơi vùng quê xa lắc. 

Rễ tranh, thứ nước mát đồng quê dân dã - Ảnh: Quách Duy Thịnh 

Lang thang tìm mua mấy thứ lặt vặt ở chợ quê thì thấy một cô hàng ngồi tựa lưng vào vách tường chỉ để bán có mấy bó rễ tranh. Chợt nhớ cũng đã lâu lắm rồi, chính xác đã từ rất lâu mình đã không còn uống loại nước mát này nữa.

Hột cầy rang

Hầu hết ở những cánh rừng bị chặt phá nham nhở, thường chỉ còn lại trơ trụi những cây cầy với tàng lá xanh um. Nhiều dân làm rừng ở Mã Đà, Vĩnh An từng cho tôi biết: "Thợ rừng chê cây cầy vì gỗ loại cây này giá trị không cao mà lại rất khó cưa, xẻ cũng như đốn hạ". Già làng Năm Nổi, ông Út Nghị - người dân tộc Chơ Ro - cán bộ cựu trào ở vùng Lý Lịch - Bù Cháp thì cho rằng: "Cây này ở Chiến khu Đ rất lạ là mỗi khi Mỹ rải chất độc hóa học thì các loại cây rừng khác đều trụi lá rồi chết rũ, ngoại trừ cây cầy".

Cây cầy (kơ nia)

Củ "chụp" rừng miền Đông

Là dân Phú An (tỉnh Bình Dương), tham gia kháng chiến từ năm 17 tuổi, nhưng đến nay ông Lê Thiện, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Đồng Nai vẫn nhớ như in về những ngày ở chiến khu Đ bị địch phong tỏa gắt gao, cạn kiệt lương thực, toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Đài phát thanh giải phóng phải đi đào củ chụp đem về ăn chống đói. Ông nhớ rõ lần đầu tiên đi đào củ chụp: "Trưởng đoàn là anh Bảy Kỉnh (Lê Đức Tài - Phó giám đốc đài), phó đoàn là anh Hai Lý (nhà văn Lý Văn Sâm). Đi hai ngày, phần lớn là leo đèo... Đến nơi, được hướng dẫn phương pháp, anh em chia ra từng cặp đi đào. Té ra là loại củ mài lâu năm ăn sâu xuống lòng đất cả thước. Phải lấy tre đẽo thành hình như cái nơm, rồi "chụp" đất kéo lên dọc theo thân củ, nên gọi là củ "chụp"...". 

Già làng Năm Nổi đang hướng dẫn nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt xem củ chụp tại đồi củ chụp thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. 

16 thg 5, 2016

Xuyên rừng trên cung trek đẹp nhất Việt Nam

Nối liền từ cao nguyên Lâm Đồng sang duyên hải Bình Thuận, tuyến đường Tà Năng - Phan Dũng có địa hình đa dạng cùng khí hậu đối nghịch từ hai phía đã trở thành cung trek thú vị và đẹp bậc nhất đối với dân du lịch bụi ở Việt Nam.

Tuyến đường chính với chiều dài trung bình là 35 km, để đi hết bạn phải mất chừng 3 ngày 2 đêm. Đây cũng là đường mà dân bản đi rừng và tạo thành những lối mòn dễ thấy. Chính vì thế, nếu không có kinh nghiệm và bản đồ cùng các thiết bị định hướng chuyên dụng bạn sẽ rất dễ rơi vào ma trận.