14 thg 5, 2016

Trái guồi trên đất Chiến khu Đ

Vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20, ở các đô thị miền Nam phổ biến một bài vọng cổ được nhiều người ưa thích: "Ai đi xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh/ đến vùng Bến Cát/nghe con trẻ hát/ Mẹ đi chợ chớ ở lâu/ Khi về mẹ nhớ mua xâu trái guồi/ Con chờ xe lửa tút còi? Ra ga đón mẹ lấy guồi ăn chơi...".

Dây guồi trong vườn già làng Năm Nổi

Cũng thời gian đó, vào mùa guồi chín, ở nhiều chợ trong thị xã Biên Hòa cũng như các trường học, trái guồi vàng rực được mang từ rừng về bán. Đám học trò rất mê loại trái cây lạ này. Mỗi chùm guồi có hàng chục trái to, nhỏ không đều nhau. Có trái to bằng trái cam và có trái nhỏ vỏ còn xanh chỉ bằng trái chanh, trái tắc. Xé lớp vỏ vàng cam mỏng manh ra là màu vàng rực rỡ của những múi guồi đơm dính vào nhau có vị ngọt ngọt, chua chua, ăn hoài không thấy ngán. Nhưng bên trong màng thịt vàng mỏng ấy là cái hột tru trú... Vậy mà đám trẻ con ham ăn thuở ấy thường nuốt luôn cả hột.

Lá bép, lá bướm Mã Đà

Trong quyển "Những kỷ niệm ở rừng miền Đông" của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có kể rằng, một đơn vị bộ đội khi hành quân trên vùng Bình Phước chẳng may bị lạc rừng. Hết lương thực, đoàn quân hàng trăm người phải tìm lá cây rừng ăn cầm hơi suốt một tuần. Đó là những thứ lá rừng vị ngọt thanh, ăn khá ngon miệng. Mãi sau này, nhiều người mới biết đó là lá bép.

Lá cây bép

13 thg 5, 2016

Ngày tắm biển, đêm ngủ tổ ong độc đáo ở Hàm Thuận Nam

Chỉ cách Sài Gòn chừng 4 tiếng chạy xe máy, biển Hàm Thuận Nam (nổi tiếng có mũi Kê Gà) được nhiều phượt thủ chọn làm điểm đến lý tưởng để trốn nóng.

Thủy đạo dẫn qua mũi Kê gà 

Biển Hàm Thuận Nam chưa bị khai thác du lịch ồ ạt như khu vực Phan Thiết hay Mũi Né nên phù hợp với những ai ưa thích nơi yên tĩnh, thưa người. Đến Hàm Thuận Nam mùa này, đặc biệt nhất là có thể bắt gặp hiện tượng “thủy đạo” ngay eo biển ra mũi Kê Gà.

Thưởng thức 'bữa tiệc' sắc màu trên bãi Dinh Cậu

Phú Quốc đâu chỉ là đảo ngọc của cá tôm tươi ngon, bãi biển xanh ngắt. Đảo ngọc còn lôi cuốn du khách bởi những mảng màu chuyển sắc ấn tượng từ sáng sớm đến hoàng hôn.


Sáng sớm, ra bãi Dinh Cậu, ngâm mình trong làn nước xanh mát rồi bước lên những tảng đá ong hình thù lạ mắt để lên Dinh Cậu, chúng tôi bắt gặp những cánh buồm rực rỡ sắc màu đang neo đậu. Tất cả đều tin rằng ngày hôm nay sẽ là một hành trình đầy may mắn.

Đọt khổ qua rừng

Canh khổ qua rừng

Từ đầu mùa mưa đến giờ, cứ vào mỗi sáng sớm ở chợ cũ Long Khánh xuất hiện hình ảnh khu chợ đọt khổ qua rừng với khoảng mười mấy người dân ở vùng ven thị xã hái đem ra bán. Trong khi mỗi bó rau muống chỉ khoảng 2.000 đồng thì một mớ đọt khổ qua rừng đã là 5.000 đồng (tính ra 1kg đến 15.000 đồng). Thế mà khoảng 9 giờ sáng là chợ đọt khổ qua rừng sạch cả hàng. Một số bà nội trợ ở Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ thương chồng con ăn uống không ngon miệng trong mùa hè nóng nực này đã cố đi chợ sớm để mua cho được một mớ đọt khổ qua rừng về nấu canh với tép hoặc tôm khô. Người ăn chưa quen, húp miếng canh nghe đắng nghét, nhưng kẻ đã ghiền món đọt khổ qua rừng thì mê cái vị đắng mà có cái hậu ngọt lừ. Chừng hai năm nay, nhiều quán ăn, nhà hàng đặc sản ở TX. Long Khánh ngày nào cũng có món canh đọt khổ qua rừng. Có quán còn đưa vào thực đơn một cách trang trọng món lẩu cá (cá chép, mè, diêu hồng...), tôm nấu khổ qua rừng. Nhiều cán bộ tỉnh về thị xã công tác, thế nào trong bữa ăn cũng được chiêu đãi món đặc sản hiếm nơi khác có này. Quán Cây Dừa ở Biên Hòa cũng đi tiên phong trong việc đưa món canh đọt khổ qua rừng vào thay đổi khẩu vị cho khách. Trung tá Trần Mạnh, Phó trưởng Công an huyện Cẩm Mỹ, vốn là một thổ địa ở vùng rừng núi Xuân Lộc - Long Khánh - Cẩm Mỹ nói: "Chừng vài năm nay, đọt khổ qua rừng ở vùng này bỗng "lên ngôi" trong hàng rau sạch. Có lẽ do nhiều người suy diễn từ câu nói "thuốc đắng dã tật" nên truyền nhau là đọt khổ qua rừng ăn nên thuốc và khuếch đại nó lên là ăn khổ qua rừng trị được bệnh tiểu đường, huyết áp cao, xơ gan... nên xúm nhau ăn, đẩy giá lên cao. Trước đây, khi mới về lập huyện, tôi không nhìn thấy bóng dáng khổ qua rừng đâu cả, nhưng bây giờ thì ở Cẩm Mỹ này lềnh khênh, người ta còn đem về trồng thành luống dài ở ấp Nhân Nghĩa, xã Long Giáo. Khổ qua rừng này dễ sống lắm, đất khô cằn gì nó cũng đứng được. Đến mùa mưa thì đâm đọt xum xuê. Chừng một chục năm trước chỉ có vài bà con, hầu hết là người dân tộc Châu Ro bứt đọt khổ qua rừng ở xã ven Bảo Vinh đem ra chợ cũ Long Khánh bán. Nay có người rải hột trồng, tưới nước nên mùa khô cũng có đọt khổ qua rừng để cung cấp cho mấy nhà hàng, quán ăn có món này bán quanh năm".

Tàng ong ruồi rừng Sác

Từ lâu, ở những xã thuộc vùng ngập mặn của Đồng Nai như Phước An, Long Thọ, Phước Khánh, Đại Phước, Phú Đông... nổi tiếng với các loại cá, tôm, sò đặc sản. Thế nhưng ít ai ngờ trên vùng rừng đước bạt ngàn này còn có một đặc sản vô cùng hấp dẫn, đó là nhộng ong và mật ong rừng. Dân đi ăn ong ở vùng rừng Sác đều là nghiệp dư, còn nghề tay mặt của họ là đánh cá, bắt còng, ba khía, cua, ốc ... Nhưng kinh nghiệm "ăn ong rừng" của họ rất phong phú.

Tàng ong ruồi lấy từ rừng đước Nhơn Trạch.