31 thg 10, 2015

Làng Cựu hoài cổ

Làng Cựu (xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội) thấp thoáng sau rặng tre già, sau con đê hoa dại chạy dọc 2 bên đường. Buổi chiều dịu dàng đó, tôi đã lặng lại bên ngôi làng cổ kính, rêu phong mà trầm tịch, u hoài.

Sân nhà rợp đầy cây lá khô, cỏ dại mọc um tùm 

Tôi thong dong bước đi vào làng. Qua con cổng nhỏ đã thấy nét thời gian hằn vết những lối đi ngõ nhỏ. Hun hút trong những lối sâu, tối, là một vài ngôi nhà cổ.

Đậm đà mắm biển Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết được làm chủ yếu từ cá cơm, với nhiều loại như cá cơm than, cá cơm sọc tiêu, sọc phấn… mà ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Theo những người làm nước mắm lâu năm ở Phan Thiết, chất lượng nước mắm còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, tốt nhất là vào tháng Tám ta, lúc cá béo, ít mỡ, cơ thịt mềm mại, mới cho nước mắm ngon nhất và đạt độ đạm cao nhất.


Từ tháng Tư đến tháng Tám Âm lịch, khi có gió nồm từ vùng biển phía Nam cũng là lúc cá cơm xuất hiện. Cá cơm đánh bắt được phải qua khâu tuyển lựa kỹ, loại bỏ những con không được tươi hoặc quá nhỏ vì đây là yếu tố quyết định chất lượng nước mắm.

30 thg 10, 2015

Thánh đường Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn

Nếu thánh đường Rahim (45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa) được xem là ngôi thánh đường xưa nhất Sài Gòn  (xây dựng năm 1885) thì thánh đường Musulman (còn gọi là Thánh đường Đông Du, tọa lạc tại 66 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1) được xem là ngôi thánh đường lớn nhất và là thánh đường trung tâm của Sài Gòn. Thánh đường Đông Du được xây dựng năm 1935, sau thánh đường Rahim đúng 50 năm. Thánh đường Rahim do tín đồ Hồi giáo Malaysia xây, còn thánh đường Musulman do tín đồ Hồi giáo Ấn độ.


Thánh đường Hồi giáo xưa nhất Sài Gòn

Ngôi thánh đường Hồi giáo được ghi nhận xưa nhất Sài Gòn là Thánh đường Rahim, tọa lạc tại 45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Thánh đường này do tín đồ Malaysia xây dựng năm 1885. Mặt ngoài thánh đường có ghi rõ:

MASJID AL RAHIM
Malaysia - Indonesia
Since 1885

Mùa chanh đào về

Cứ tháng 9, tháng 10, chanh đào lại là thứ quả được các bà nội trợ tìm kiếm nhiều nhất. Ở Việt Nam có khoảng 20 loại chanh khác nhau nhưng chanh đào vẫn được xem là loại quý nhất. 

Các bộ phận của cây chanh đào đều được coi là những vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị một số loại bệnh - Ảnh: Thảo Nga 

Chanh đào được trồng ở nhiều nơi, phổ biến là một số tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình. Đặc biệt phải kể đến đất Cao Phong (Hòa Bình), bởi chanh ở đây ngon và chất lượng hơn so với các nơi khác do điều kiện đặc thù khu vực địa lý, địa hình.

Ngây ngất giữa đồng hoa ngũ sắc ở Mộc Châu

Mùa đông tại Mộc Châu (Sơn La), trên những cánh đồng ngô đã thu hoạch đang chờ vào mùa vụ mới, những loài hoa dại đua nhau khoe sắc. Nổi bật nhất trong đó là loài hoa ngũ sắc (còn có tên là ngũ vị).


Loài hoa dại rất bình thường này cứ chờ khi cây ngô đã rạc đi mới vươn mình lên xanh nhợt nhạt, không có gì đáng chú ý. Ấy thế mà qua độ một tháng, những đồng ngô bỏ hoang ấy sáng bừng lên sắc tím dịu nhẹ, hoang dại.

Hoa ngũ sắc ở Mộc Châu đẹp lắm, đẹp vì sức sống mãnh liệt, nhỏ bé, mong manh nhưng trải rộng khắp các sườn đồi dọc đường QL 6 từ Vân Hồ lên tới Mộc Châu. Dường như chúng đã phải ấp ủ cả năm trời để chờ đến thời điểm đầu đông mà vươn lên khoe mình cùng thiên nhiên. 

Đặc sản mùa thu từ chim ngói

Cái lạnh mùa thu làm nhiều người nhớ đến hơi ấm và hương thơm béo ngậy của xôi chim ngói hay màu vàng cánh gián của món chim ngói nướng.

Chim ngói thường xuất hiện nhiều vào dịp tháng 10. Thịt có mùi thơm đặc trưng, ngọt, vị béo ngậy và được chế biến thành nhiều món ngon đặc sản, thu hút thực khách, nhất là vào những ngày thu se lạnh.

Xôi chim ngói 

Món này có giá khoảng 150.000 đồng một đĩa. 

Ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam

Nếu có dịp đến Đường Lâm, bạn đừng bỏ qua ngôi chùa có nhiều tượng nghệ thuật được gọi với cái tên rất mộc mạc, chùa Mía.

Chùa Mía (tên chữ: Sùng Nghiêm tự) là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía. Từ ngoài vào, tam quan nhà chùa nằm ngay dưới tán cây đa cổ thụ 400 năm tuổi, trông rất cổ kính, thâm nghiêm. 

29 thg 10, 2015

“Con cá tràu bơi từ sâu lên cạn”

Đấy là câu nói ngụ ý của nhiều người dân miền Trung đối với con cá tràu (cá lóc, cá quả, cá chuối) có thể chế biến những món ăn ngon: nấu canh chua, hấp, um khế, trộn gỏi… 

Nguyên liệu chủ yếu chế biến món cá tràu nấu với nấm rơm - Ảnh: Minh Kỳ 

Thuở nhỏ, bọn trẻ chúng tôi thường theo chân người lớn đi tát ao bắt cá. Khi ao sắp cạn, cá quẫy rột roạt trong vũng nước dưới đáy nghe thật vui tai, lòng tràn đầy phấn khích. Nhưng bản năng cá tràu rất tinh khôn, chúng thường ẩn nấp trên những lùm cỏ ven bờ hay chúi đầu vào bùn tìm cách trốn thoát.

​Cao lầu khô, món quà nơi phố Hội

Cao lầu khô Hội An là sự hòa quyện nhiều thực phẩm khác nhau nhưng dễ nhận ra sự khác biệt bởi sợi cao lầu không giống bún lẫn phở hay hủ tiếu, khi thưởng thức lại thấy thân quen, đậm đà, đầy ý nhị.

Cao lầu khô bày bán ở các ngã phố Hội An - Ảnh: Thanh Ly 

Cách chế biến sợi cao lầu Hội An có nhiều điểm lạ nếu không muốn nói là đặc biệt. Người Quảng Nam thường ngâm gạo và xay thành nước bột, sau đó hấp chín thành những lá mì trên nồi nước sôi bằng một tấm vải. Lá mì được xắt thành sợi để ăn tạo nên món mì Quảng đặc trưng.