3 thg 11, 2015

Móng Cái - hấp lực của thành phố vùng biên

Từ lâu, Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã là cái tên nổi tiếng đối với du khách trong và ngoài nước bởi nó được biết đến như là một trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Nơi đây được ví như "thiên đường mua sắm” của Việt Nam với đầy đủ những nhịp sống năng động của một trong những thành phố thương mại trẻ nhất nước.

Thành phố Móng Cái cách thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) gần 200km về hướng Đông Bắc theo quốc lộ 18. Xưa kia, Móng Cái có tên gọi là Mang Nhai. Đây là một thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, có vai trò chiến lược quan trọng về địa chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại với đầy đủ cửa khẩu quốc tế trên biển và trên bộ, kết nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.

Chính vì vậy, Móng Cái là khu thí điểm kinh tế sớm nhất của Việt Nam, bắt đầu từ năm 1996. Với lợi thế đường biên dài giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), nền kinh tế cửa khẩu của Móng Cái phát triển mạnh với việc ra đời hàng loạt trung tâm thương mại sầm uất, hệ thống nhà hàng, khách sạn từ bình dân cho đến 5 sao… Vì thế thật không quá lời khi du khách đã ví Móng Cái là “thiên đường mua sắm” của vùng Đông Bắc Việt Nam.

2 thg 11, 2015

Masjid là thánh đường Hồi giáo?

Ở các thánh đường Hồi giáo, ta thường gặp chữ Masjid. Như ở thánh đường Rahim, ngôi thánh đường xưa nhất Sài Gòn (và Việt Nam) tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa


Rẻ ngon bánh xèo thịt mỡ Ninh Hòa

Xa quê bao năm trở về, vẫn hàng bánh xèo ven đường với cái lò bằng đất nung, đốt than, có sáu khuôn sắt. Đúc càng lâu, khuôn cháy đen, bánh vàng óng ả. 

Nhiều người Sài Gòn vẫn hỏi, giờ cầm ngàn bạc ra chợ hổng biết mua gì. Có khi bị người ta chửi điên cũng không chừng. Họa hoằn có chỗ bán cho cục kẹo. Nhưng cũng với một ngàn ít ỏi đó, về Ninh Hòa, bạn có thể mua được cái bánh xèo đầy đủ hương vị làng quê. 

Mười lăm năm trước, lúc tôi rời nhà sang Mỹ, một ngàn ăn được ba cái bánh xèo; năm năm sau trở về, được hai cái bánh không; giờ thì một ngàn một cái. Ai muốn ăn ngon, thì thêm thịt thà, tôm mực, có giá gấp ba. Hoặc vào quán “sang” hơn, dĩa bánh sáu cái ê hề tôm mực cũng chỉ 40 ngàn, nhưng chất quê đã vơi đi một nửa. Mới hay, dường như sự trượt giá, khủng hoảng kinh tế, lạm phát ngoài kia không ảnh hưởng đến cuộc sống nơi này cho lắm. 

Chị chủ ngồi bên lò than nóng. Phía trước là cái bàn trải nhựa, để xoong mắm tôm, chén dĩa, đũa muỗng, thêm thẩu mắm ớt tỏi, hũ chao mắm nhỉ, đường và ớt sim giã nhuyễn cay mấy ông trời. Khách tự tay múc mắm, thêm ớt, hốt thêm dĩa rau rồi chống đũa chờ. 

Đà Lạt xưa gói trọn trong quán cà phê hơn 50 năm

Tồn tại hơn nửa thể kỷ qua, quán cà phê Tùng vẫn đơn sơ, mộc mạc với những chiếc bàn cũ kỹ, bức tranh bạc màu, miếng gỗ ốp tường và cả chiếc cửa ra vào lúc nào cũng mở hé đón ánh nắng ban mai.
Nằm lọt thỏm giữa trung tâm khu Hòa Bình, chính vị thế này giúp quán cà phê Tùng thu hút nhiều lượt khách ghé đến. Ít người biết đây là lại một trong những quán lâu đời nhất nhì đất Đà Lạt. Có người ghé đây để ngắm phố, ngắm người, có người đến để nghe vài cung tơ Pháp cũ của Sylvie Vartan, Christophe và cũng có người ngồi ở quán chỉ để tìm lại những hoài niệm về thành phố sương phủ quanh năm.

Chủ quán cà phê Tùng, được mọi người gọi một cách thân mật là “chú Tùng”, vốn là người Bắc di cư vào Đà Lạt. Tuy chú Tùng đã qua đời nhưng những người trong gia đình vẫn còn giữ truyền thống của một quán cà phê cổ. Đi qua bao thăng trầm suốt 50 năm qua, nơi này bây giờ đã trở thành một phần cuộc sống của người dân xứ mộng mơ, đồng thời cũng là một phần ký ức của người đi xa. 

Bàn ghế ở Tùng cũ kỹ, cầu thang sắt gỉ sét bám bụi thời gian. Nội thất bên trong đơn giản là những chiếc bàn thấp, hàng ghế nhỏ bọc nệm như kiểu cà phê cóc miền Bắc những thập niên trước để khách có thể ngồi san sát đối diện nhau cho ấm cúng. Ảnh: Phong Vinh 

Dạo bước trên con đường mòn dưới biển đến Điệp Sơn đảo

Với chiều dài gần 700 mét và nằm dưới mặt nước biển gần nửa mét, con đường mòn nối hai hòn đảo trong dãy đảo Điệp Sơn, thuộc huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa được xem là con đường mòn giữa biển độc đáo và dài nhất Việt Nam.

Điệp Sơn là một dãy gồm 3 hòn đảo nhỏ, nằm chơi vơi trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hành trình khám phá hòn đảo bắt đầu từ thị trấn Vạn Giã, sau khoảng một giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, quần đảo Điệp Sơn xinh đẹp dần xuất hiện, cắt hình rõ nét trên đường chân trời. 

Con đường dưới biển độc đáo, uốn lượn, đưa bạn đến hòn đảo giữa trong quần đảo Điệp Sơn. Ảnh: Phan Lộc 

Chuyện quanh ngôi nhà Bá Kiến

Với không gian cổ xưa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, ngôi nhà hơn một thế kỷ ở làng Vũ Đại còn chứa đựng những giai thoại bí ẩn chưa lời giải thích.

Tọa lạc ở ngôi làng nhỏ thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, ngôi nhà này được xây dựng cách đây hơn 140 năm. Chủ nhân ngôi nhà xưa kia là nguyên mẫu cho nhân vật Bá Kiến trong "Chí Phèo", một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nam Cao. 

Khung cảnh hùng vĩ trên núi Tà Pạ

Núi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh "Thất Sơn" huyền bí.

Bảy Núi còn có tên là Thất Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục nằm ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Trong đó có núi Tà Pạ với vẻ đẹp riêng biệt, là sự kết hợp giữa thiên tạo và nhân tạo. 

1 thg 11, 2015

Gỏi sầu đâu - vị đắng mê hoặc thực khách đến Châu Đốc

Về An Giang mùa nước nổi và ghé thăm vùng biên Châu Đốc, bạn đừng quên thử món gỏi sầu đâu có vị hơi đắng đặc trưng.

Cây sầu đâu mọc nhiều ở các vùng Tri Tôn, Châu Đốc, Tịnh Biên (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang)... Gỏi sầu đâu được biết đến là món ăn của người Campuchia, dùng như một món rau trong bữa cơm hàng ngày. Món ăn này du nhập vào Việt Nam thông qua các gia đình người Khmer sinh sống ven biên giới Việt Nam.

Nếu có khách xa tới chơi, ngoài những món đặc sản miền Tây trứ danh như canh chua điên điển, cá linh... dân Châu Đốc còn ra vườn hái nắm lá sầu đâu non để làm món gỏi lạ miệng.

Món gỏi này được chế biến đơn giản, nhanh gọn. Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch trụng qua nước sôi cho bớt đắng, sau đó để ráo nước. Dưa leo, thơm (dứa) và xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Người miền Tây thường làm món gỏi sầu đâu khô cá lóc hoặc khô cá sặc. Khô cá nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc xong thái mỏng, cho thêm ít tôm bóc vỏ. 

Món gỏi sầu đâu đơn giản mà độc đáo. 

'Cơm tấm ma' trứ danh Sài Gòn

Được biết đến với tên “cơm tấm ma”, quán nằm tại con ngõ nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng, nhiều thực khách đánh giá đây là một trong những quán cơm tấm ngon nhất Sài Gòn.

Nằm bên hông trường Võ Thị Sáu, có một quán cơm tấm luôn tấp nập khách tới ăn, đặc biệt là vào mỗi buổi tối. Sở dĩ có cái tên thú vị như vậy vì ngày trước quán chỉ phục vụ từ tối đến đêm cho những người ăn muộn.

Tuy nhiên, không chỉ vì cái tên độc đáo mà quán thu hút nhiều thực khách, chất lượng món ăn ở đây cũng thuộc loại ngon nổi tiếng. Từ người dân Sài Gòn đến những du khách hiếu kỳ cũng đều lui tới đây thưởng thức.

Cơm tấm sườn bì chả trứng là món được ưa thích nhất. Một đĩa cơm ngon phải dùng loại gạo ngon, nước sốt đi kèm dậy mùi thơm cũng như sườn và trứng được làm đúng cách. Chủ quán chia sẻ, loại gạo sử dụng phải đúng gạo tấm, được ngâm trước khoảng một tiếng. Điều quan trọng với cơm tấm là phải vừa nước để hạt gạo mềm và thơm. Quán nấu nhiều cơm nên sử dụng những loại nồi gang lớn, đế dày, khi đó nhiệt tản ra và cơm sẽ chín đều hơn. 

Du khách tìm đến quán ăn vì món cơm ngon và cả vì tên "cơm tấm ma". Ảnh: Minh Đức 

Món bánh giá giòn rụm ở Tiền Giang

Từng miếng bánh giá vàng ươm được trộn đều với rau sống, bún, ngập trong nước mắm tỏi ớt là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến Tiền Giang.

Cùng với bánh cống, bành xèo, bánh giá là món ăn dân gian xuất hiện từ xưa ở khắp các tỉnh miền Tây. Cách chế biến món này tuy đơn giản nhưng mùi vị ngon hấp dẫn, lôi cuốn nhiều thực khách đến vùng đất Tiền Giang.

Bánh giá mang hương vị ngon đặc trưng bởi thay vì dùng tôm người dân ở đây thường dùng tép bạc để thay thế, tép ngày trước xuất hiện ở đây rất nhiều vì thế người dân thường dùng để chiên cùng bột bánh.

Cái tên bánh giá nghe lạ vì xuất phát từ nguyên liệu chính trong bánh đó là giá sống, Những sợi giá dài, trắng múp sẽ làm cho chiếc bánh thêm giòn và không gây cảm giác ngán cho thực khách. Tuy nhiên, nhiều người còn gọi bánh giá là bánh vá vì cho rằng khi chiên, bánh được đựng trong những chiếc vá.

Muốn làm bánh trước hết phải ngâm gạo và đậu nành cho mềm, sau đó đem xay chung với nhau đến khi nhuyễn thành bột mịn. Pha bột gạo, đậu nành và bột mì thành một hỗn hợp sền sệt, cho thêm chút muối và đánh đều tay. Nếu tỉ lệ bột mì nhiều bánh sẽ giòn còn nhiều bột gạo bánh sẽ rất dẻo. 

Bánh giá thơm giòn hấp dẫn. Ảnh: dulich