29 thg 10, 2015

Lạc vào tiên cảnh trên hành trình tìm chùa Địa Ngục

Nhắc đến Tam Đảo, người ta nghĩ ngay đến một 'Sa Pa' thứ 2 chỉ cách Hà Nội chừng 60km, nơi có những giàn su su trĩu quả, xanh mát. Nơi sương lạnh bảng lảng bay ngang đầu. Nhưng trong lòng Tam Đảo vẫn còn một nơi tựa tiên cảnh mà chưa chắc tất cả du khách đến thăm Tam Đảo đã có cơ hội khám phá. Đó là chốn thiên đàng trên đường tìm đến chùa Địa Ngục.

Con đường dẫn vào chùa Địa Ngục cực kỳ thú vị 

Nằm sâu trong rừng quốc gia Tam Đảo, chùa Địa Ngục là điểm đến của cuộc hành trình trekking mà nhiều bạn trẻ mong muốn chinh phục và đặt chân khám phá. Ngay cái tên “chùa Địa Ngục” đã mang đến cho mọi người cảm giác một nơi đầy sự bí ẩn, chút liêu trai và chút hoang mang. Thế nhưng bạn biết không, con đường này lại cực kì thú vị và nhiều cảnh đẹp tựa chốn bồng lai, hoang sơ, mê mải.

Mùa gặt nơi vùng biên Y Tý

Là một trong 22 xã thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, xã Y Tý, thu hút mọi người bởi những thửa ruộng bậc thang vàng ươm no đủ.

Là một trong 22 xã thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, xã Y Tý nằm ở độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển.

28 thg 10, 2015

Chuyện của những hạt bàng Côn Đảo

Lần đầu nhận được món quà là một hộp hạt bàng sấy khô pha chút muối mằn mặn, tôi đã rất ngạc nhiên và mừng rỡ. 

Tuổi thơ tôi từng có những ngày tha thẩn trưa nắng tìm hạt bàng tươi rơi rụng rồi lấy đá đập ra ăn nhân bên trong. Giờ, trên tay có hẳn một hộp hạt bàng từ Côn Đảo, gửi kèm những câu chuyện kể về vùng đất thiêng hào hùng và lãng mạn… 

Hạt bàng phơi trên vỉa hè ở Côn Đảo 

Mành trúc Tân Thông Hội

Vốn là vùng đất trồng nhiều tre, trúc, huyện Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh) rất thuận lợi cho việc sản xuất các mặt hàng thủ công mây, tre đan. Trong đó, sản phẩm mành trúc Tân Thông Hội đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. 

Trong những năm gần đây, nguyên liệu trúc ở Củ Chi đang cạn kiệt dần nên các cơ sở sản xuất mành trúc ở đây phải tìm mua nguyên liệu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ưu điểm của cây trúc miền Tây thường già nên có độ bóng, dày, tròn đẹp hơn hẳn, giúp chất lượng sản phẩm mành trúc theo đó cũng được nâng lên.

Mành trúc Tân Thông Hội được sản xuất hoàn toàn bằng đôi tay khéo léo, điêu luyện của những người thợ lành nghề. Nguyên liệu trúc để làm mành thường là phần ngọn có đường kính nhỏ, tròn đều. Ban đầu, những nhánh trúc được cạo sạch lớp lụa bên ngoài trước khi cắt đều thành từng đoạn nhỏ có chiều dài 6cm, ngâm trong nước bồ hòn để chống mối mọt. Sau đó đem phơi khô chừng hai nắng hoặc sấy ở nhiệt độ từ 70-80 độ C là đạt yêu cầu.

Nguyên liệu trúc sử dụng sản xuất mành thường là phần ngọn có đường kính nhỏ, tròn đều.

Theo thuyền phụng du ngoạn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Nếu như gần 10 năm trước, Nhiêu Lộc – Thị Nghè là dòng kênh ô nhiễm nhất Sài Gòn thì giờ đây dòng kênh này đã thực sự hồi sinh với làn nước trong xanh, không gian thoáng mát, trong lành hai bên bờ kênh sau các dự án cải tạo. Đặc biệt, sau khi công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đưa vào khai thác tuyến du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ tháng 9/2015 với những chiếc thuyền phụng chở khách thì tuyến du lịch này trở nên thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. 

Trên thế giới, loại hình du lịch trên kênh, rạch nội đô rất thu hút du khách ở các thành phố châu Âu như Venice (Ý), Paris (Pháp), Luân Đôn (Anh) hay Vienna (Áo)… Ở Tp. Hồ Chí Minh, loại hình du lịch này dù mới nhưng cũng thu hút du khách trong và ngoài nước.

Ý tưởng biến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thành một tour du lịch mới lạ, hấp dẫn cho du khách được ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch hội đồng Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đưa ra. Ông Phan Xuân Anh cho rằng, các sản phẩm tour tham quan thành phố trong ngày (city tour) nhiều năm qua ở Tp. Hồ Chí Minh không có sản phẩm mới, tour Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ là sự đột phá để thu hút du khách.

Tháng 4/2014, ông Phan Xuân Anh lên kế hoạch và đệ trình Tp. Hồ Chí Minh cấp phép khai thác tuyến du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đầu tư cho giai đoạn đầu để khai thác sản phẩm tour đường thủy nội đô là 10 tỉ đồng.

Từ một dòng kênh ô nhiễm nặng, giờ đây Nhiêu Lộc – Thị Nghè trở thành một tuyến du lịch đường thủy nội đô hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thông Hải

27 thg 10, 2015

Đặc sản đất chè Thái Nguyên

Không chỉ nổi tiếng với các loại chè ngon, Thái Nguyên còn sở hữu nhiều món ăn độc đáo, mang đậm tinh hoa núi rừng.

Bánh cooc mò


Cooc mò có nghĩa là sừng bò, cái tên lạ lùng bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Bánh là đặc sản, món truyền thống không thể thiếu trong dịp đầy tháng, thôi nôi của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên.

Bâng khuâng tiết thu ở Đường Lâm

Tiết trời thu Hà Nội đủ khiến cho làng cổ Đường Lâm, vốn bình thường đã đẹp như một bức tranh, nay có thêm những sắc màu riêng.

Đường Lâm bình yên một sớm thu 

Chúng tôi quyết định đến Đường Lâm bằng đường 32 thay vì Đại lộ Thăng Long, chủ đích là để ngắm những ruộng lúa, vườn ngô ngay sát hai bên đường. Người bạn phương xa bảo Sài Gòn không thiếu lúa, cách nội thành hơn 10 km đã thấy người ta trồng lúa, nhưng cảm giác phóng xe máy vào sớm tinh mơ và nghe mùi lúa chín của ruộng lúa Bắc bộ chính gốc phả vào cánh mũi phập phồng, thế cũng là một cảm giác rất “đã” đấy chứ?

Bánh rế - món ăn lót dạ trên đường đi Phan Thiết

Bánh rế không chỉ là đặc sản mà còn là món ăn lót dạ trên những chặng đường tham quan, khám phá Phan Thiết.

Bánh rế có xuất xứ tại Phan Rang, Ninh Thuận nhưng ngày nay trở thành một trong những món ăn phổ đặc sản ở Phan Thiết, Bình Thuận. Nghề làm bánh rế ở Phan Thiết tập trung chủ yếu trong khu vực nội thành. Đây là nghề truyền thống của các gia đình, nên mỗi nơi cho ra lò những chiếc bánh rế có mùi vị và độ ngon khác nhau.

Những nghệ nhân làm bánh rế lâu đời tại Phan Thiết cho biết, món này thoạt đầu trông rất đơn giản, nhưng để chế biến thành công đòi hỏi người làm phải hết sức khéo léo. Nguyên liệu chính chủ yếu từ khoai mì hoặc khoai lang thái nhỏ. 

Du khách muốn trải nghiệm, tìm hiểu thêm về nghề làm bánh rế có thể đến các lò làm bánh truyền thống ở phường Lạc Đạo, Đức Thắng, Phú Tài hay Đức Nghĩa để xem qua. 

Biển Lăng Cô - nơi thả diều đẹp nhất xứ Huế

Bạn có thể chân trần chạy trên bãi cát trắng của bờ biển Lăng Cô trong vắt, thả hồn theo cánh diều bay lượn trên bầu trời trong xanh cách thành phố Huế hơn 70km.

Đam mê bộ môn thả diều từ khi còn nhỏ, Vân Long cùng những người bạn Ngọc Trân, Thái Lê, Quốc Tiệp đã tìm đến một nơi đẹp, ít người biết đến ở biển Lăng Cô, Huế để được thỏa sức thả hồn theo những con diều tung cánh giữa đất trời miền Trung nắng cát.

Với họ, thả diều là một niềm vui không tuổi. Hướng mắt dõi theo cánh diều bay lượn trên trời cao, áp tai vào sợi dây để nghe tiếng gió thổi xì xào là lúc mọi người thấy tâm hồn sảng khoái, bình an nhất sau những ngày bon chen giữa đô thị xô bồ, tấp nập. Bởi thế, dù vẽ diều không đẹp, cũng chẳng thả dây cho diều bay cao ngút ngàn như nhiều người khác, nhưng Vân Long vẫn cứ theo đuổi niềm vui giản dị này nhiều năm nay. 

Đến Lăng Cô - Huế để thả diều và thả hồn bay… 

Gành Xép - tạo tác từ đá ở xứ 'hoa vàng trên cỏ xanh'

Xuất hiện đầy thơ mộng trong bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Gành Xép với vẻ đẹp tổng hòa của biển, đá, đồng cỏ, phi lao và mây trời đang trở thành điểm đến thu hút du khách khi đến Phú Yên.

Không sở hữu những tầng đá ong xếp lớp hùng vĩ với những phiến đá nhiều hình dạng như Gành Đá Đĩa; Gành Xép là sự tổng hòa của nhiều vẻ đẹp thiên nhiên khác nhau: gành đá, bờ biển, đồng cỏ và những rừng phi lao chạy dài tít tắp. Chạy dọc theo con đường ven biển cắt ngang huyện Tuy An, bạn sẽ thấy hiện ra trước mặt một ngã rẽ về phía biển, băng qua rừng phi lao và đồi cát.

Vì không có biển chỉ đường, bạn phải hỏi người dân địa phương để tìm được đúng Gành Xép. Con đường lát nhựa phẳng lì và vắng vẻ, đưa những cơn gió biển thổi xào xạc qua các tán cây. Đi hết lối bạn sẽ thấy một rừng phi lao thưa bên cạnh một nhà dân. Từ đây, du khách gửi xe và đi bộ qua khu rừng thưa dẫn tới bãi Xép. 

Hàng phi lao chạy dài theo con đường đến Gành Xép. Ảnh: Minh Đức