12 thg 4, 2015

​Dạo chơi những làng chài Ninh Thủy

Có dịp qua Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), tôi lại rẽ vào những làng chài để thong dong chụp hình trong các ngõ nhỏ, vui đùa với trẻ con hay chỉ để thưởng thức món chè táo 5.000 đồng/ly mát lịm. 

Ngõ nhỏ ở làng chài Bá Hà - Ảnh: Tiến Thành 

Từ bao đời nay, những thế hệ ngư dân ở làng chài cổ này vẫn giữ lối sống quần cư và sự hồn hậu chất phác vốn có.

Đảo Bé ở Lý Sơn

Thuộc huyện đảo Lý Sơn, đảo Bé hay còn gọi Cù lao Bờ Bãi khiến du khách lần đầu đến đây thích thú khi được chiêm ngưỡng bãi biển cát trắng phau hình cánh cung được bao bọc bởi tầng tầng lớp đá magma màu đen huyền bí.

Đảo Bé Lý Sơn, hay còn gọi Cù lao Bờ Bãi 

Đảo Bé nằm tách biệt với đảo Lớn và phương tiện di chuyển giữa 2 đảo là bằng tàu. Từ đảo Lớn, bạn phải dậy thật sớm để đón chuyến tàu duy nhất sang đảo Bé. Tàu khởi hành lúc 7h sáng và quay về khoảng 2h chiều, mất 30 phút cho hải trình 7km. 

Đến điểm cao nhất cực Bắc ngắm cột cờ Lũng Cú

Lũng Cú cách thị xã Hà Giang khoảng hơn 200km, thuộc huyện Đồng Văn, là điểm cao nhất ở cực Bắc của Việt Nam. Đây là một điểm tham quan khó có thể bỏ qua trong hành trình du lịch Hà Giang.

Lũng Cú nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, có độ cao từ 1600m đến 1800m so với mực nước biển. Lũng Cú có 9 thôn bản là nơi sinh sống của người Mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo… 

Lũng Cú cách thị xã Hà Giang khoảng hơn 200km 

Có nhiều cách đi đến Lũng Cú. Từ thị xã Hà Giang, theo Quốc Lộ 4C ngược lên phía Đông Bắc khoảng 16km tới xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú-Đồng Văn khoảng 40km là đến Lũng Cú. Có thể đi theo tour và cũng có thể đi xe máy, dù đường núi đèo dốc nhưng thuận lợi. Cũng có thể đi vòng ngược lại từ Mèo Vạc về Đồng Văn. 

11 thg 4, 2015

Tìm người đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm

Họ chính là những “di sản sống” ở vùng đất Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), những người đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn miệt mài ngồi năm này qua tháng nọ để tỉ mẩn đan từng những chiếc võng ngô đồng, sản vật độc đáo của cù lao xanh. 


Không ai nhớ rõ nghề se sợi từ cây ngô đồng và đan võng bắt đầu từ ai và có từ khi nào, nhưng theo cụ Trần Thị Chức (73 tuổi) ở Bãi Làng thì riêng nhà cụ đã trải qua 3 đời đan võng. Đi quanh Bãi Làng cũng chỉ còn chừng 7 cụ bà có thể đan những chiếc võng ngô đồng trắng ngà, mượt mà, bền bỉ với thời gian.

Cây gạo hơn 730 tuổi 'thắp lửa' giữa sân chùa

Hoa gạo nở rộ vào tháng 3 dễ khiến nhiều người xao xuyến tuổi thơ đã qua đi. 

Hoa gạo “thắp lửa” trên nền trời xám xịt

Chúng tôi tìm về khu di tích đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng vào đúng mùa hoa gạo. Nơi đây có cây gạo cổ thụ hơn 730 tuổi in bóng xuống sân chùa. Trên cành cây xù xì, mốc meo, những bông hoa gạo đỏ như “thắp lửa” giữa mây trời xám xịt, thê lương.

Khám phá hang Thoát Y

Tình cờ được người bạn giới thiệu về hang Thoát Y ở thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng (thuộc địa phận Vườn Quốc gia Cát Tiên) với bao điều bí ẩn, tính tò mò trỗi dậy, nên dù cách xa nơi đang ở khoảng 250km, nhưng chúng tôi vẫn 'cưỡi ngựa sắt' lên đường.

Qua khỏi trung tâm xã Phước Cát 2 là bắt đầu vào đường rừng và phải vượt qua những con dốc đá, dốc đất đỏ dựng đứng, men theo đường mòn qua những cánh rừng nguyên sinh, rừng lồ ô, tre nứa có vắt “nhiều như trấu”, những vườn điều bạt ngàn... với bao gian nan vất vả. Để xe gắn máy trong một vườn điều, chúng tôi đi bộ, lội nước khoảng 3km trên con suối Đưng Pú (Đình Vũ) và phải sau 3 giờ đồng hồ mới đến nơi dù quãng đường từ huyện vào chỉ chừng 50km.

Giữa không gian của núi rừng bao la, hang Thoát Y hiện ra trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hoành tráng, nguyên sơ và kỳ bí. Trước hang lơ lửng những chùm dây leo khẽ đưa nhẹ theo gió bên những vách đá dựng đứng. Cảnh vật xung quanh rơi vào tĩnh lặng, một luồng không khí lạnh và hơi khó chịu xông ra từ trong hang, một không gian thiêng qua truyền thuyết của bà con kể lại đang hiển hiện…

Phải vượt qua nhiều con dốc cao và trơn trượt mới đến được hang Thoát Y