15 thg 4, 2015

Tìm về một triền đê truyền thuyết

Chẳng hẹn mà thành, sáng cuối tuần không để mặt trời nhô cao, chúng tôi cùng nhau lang thang theo câu thơ của cụ Hoàng Cầm năm xưa để tìm về "bên kia sông Đuống". 

Thuyền nhỏ lặng lẽ khua mái chèo dưới dòng sông Đuống - Ảnh: Hải Dương 

“Em ơi!
Buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”...

14 thg 4, 2015

Tìm về tuổi thơ ở làng chuồn chuồn tre

Sở dĩ xóm chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) còn được gọi là làng chuồn chuồn tre Thạch Xá bởi nổi danh với nghề làm món quà lưu niệm này từ hơn 10 năm qua.

Chuồn chuồn tre Thạch Xá mang chút hồn quê vào phố thị 

Ai đi qua tuổi thơ ở vùng quê hẳn sẽ không quên được những cánh chuồn chuồn chao liệng. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” đã trở thành 'dự báo thời tiết' thân thương của trẻ con sau lũy tre làng.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo

Đến với núi Cấm(*), du khách sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ, phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ, tham quan, chiêm bái các danh lam thắng cảnh như chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, chùa Vạn Linh… sẽ dừng chân, ghé quán bánh xèo thưởng thức một món ngon của Thiên Cẩm Sơn.

Bánh xèo núi Cấm không biết có tự bao giờ, so ra rất khác với bánh xèo dưới đồng bằng. Gạo để làm bánh là gạo lúa Sóc, được ngâm và xay bằng cối đá, bột xay đựng trong thau, được dằn bằng những tấm thớt nặng để ráo nước (bồng bột). Dừa khô cũng được nạo bằng tay với cái bàn nạo đã mòn theo năm tháng, còn nghệ tươi đào ngoài vườn được vắt nước trộn vào bột làm màu.

Bánh xèo núi Cấm với nhiều loại rau, lá cây ăn kèm

Độc đáo phiên chợ đêm nón lá ở Bình Định

Xã Cát Tân (Bình Định) có một phiên chợ đêm rất độc đáo chuyên bán nón lá. 5 ngày nhóm họp một phiên vào các ngày mùng 5, mùng 10…, họp từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng mỗi phiên.


Chợ nón Cát Tân (xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) nơi bày bán nguyên liệu thành phẩm nón lá. 5 ngày nhóm họp một phiên vào các ngày mùng 5, mùng 10…, họp từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng mỗi phiên.

13 thg 4, 2015

Lên đỉnh Hòn Bà

Khi tôi chia sẻ những bức ảnh đầu tiên trên facebook, nhiều bạn bè đã hỏi cùng một câu: “ở đâu mà đẹp vậy?”.

Cung đường mù sương nhìn từ đỉnh Hòn Bà 

“Độn thổ” xuống hang dài nhất Đông Nam Á

Vào những ngày đầu năm 2015, chúng tôi “độn thổ”, làm một chuyến thám hiểm hang kỳ diệu và hiếm có. Hang C7, dài hơn ngàn mét, được công nhận hang dung nham đẹp và dài nhất Đông Nam Á. Hiện nay, các nhà khoa học đã khảo sát, đo đạt hơn 10 hang dung nham núi lửa nằm rải rác trên độ cao từ 428 m đến 530 m so với mặt biển. Phần lớn các hang dung nham có dạng hình ống nhưng mỗi nơi mang một nét độc đáo khác nhau…

Sau khi đi theo lối mòn dài trên 8 km trong khu vực rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sap, chúng tôi đặt chân tới cửa hang C7 trong hệ thống hang động dung nham núi lửa Chư B’luk huyện Krông Nô – Đắk Nông được cho là hình thành cách đây hàng triệu năm. Thoạt đầu, cái sâu thẳm, hiểm trở đầy bất trắc của miệng hang khiến chúng tôi “lạnh chân” và chẳng ai dám mạo hiểm dấn bước xuống tiếp. Thế nhưng, nỗi khao khát được thám hiểm một hang động vốn đã được đoàn khảo sát hang động núi lửa hỗn hợp Việt-Nhật công nhận đẹp và dài nhất Đông Nam Á thôi thúc chúng tôi thực hiện chuyến khảo sát trong những ngày giáp tết.

Vết trượt của dòng dung nham tựa như tường chắn taluy.