29 thg 9, 2014

Chùa Hút Gió

Ở phường Bửu Hòa, Biên Hòa, trên đường Bùi Hữu Nghĩa có một ngôi chùa nhỏ tên Long Tân Tự. Có lẽ người phương xa đi ngang đây sẽ không chú ý gì đến ngôi chùa, vì nó nhỏ và đơn sơ quá. Tuy nhiên nếu đọc kỹ tên chùa, người ta sẽ nảy sinh sự tò mò: bên dưới tên Long Tân Tự còn một tên nữa được đắp nổi là Chùa Hút Gió.

Cổng chùa Long Tân, chữ Chùa Hút Gió màu trắng đắp nổi phía dưới. Ảnh: Panoramio

Tại sao có tên là chùa Hút Gió?

Nói đến hút gió người ta nghĩ đến quạt hút gió trong công nghiệp hoặc trong nhà. Hay là ngôi chùa này có khả năng thu hút gió bốn phương về đây? Không có lý! Vị trí và kiến trúc của chùa không cho thấy chùa có khả năng đặc biệt đó.

Hút gió trong tiếng miền Nam còn có một nghĩa nữa là huýt sáo..Hơ, nhưng không lẽ đây là chùa huýt sáo? Tên gì mà ngộ vậy?

Chuông thần và giếng Phật

Thiên Ấn (ở xã Tịnh Ấn, H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng của nước ta, nằm trên đỉnh núi cùng tên, với những câu chuyện ly kỳ về chuông thần và giếng Phật.

Một góc chùa Thiên Ấn - Ảnh: Xuân Khánh 

Cổ tự trên đỉnh Thiên Ấn

Trong cuốn 12 thắng cảnh Quảng Ngãi của tác giả Lê Hồng Khánh có đoạn miêu tả núi Thiên Ấn: “Núi cao 106 m, trông từ 4 phía đều tựa hình thang cân. Vào mùa nước đầy, nhìn từ bờ bắc, dòng nước sông Trà Khúc chảy theo hướng tây nam - đông bắc, như dồn vào chân núi; rồi lại từ chân núi, theo hướng tây bắc - đông nam, đổ về cửa Đại. Giữa một thiên nhiên thoáng đãng, ngọn núi như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông xanh, nên người xưa còn gọi là Thiên Ấn niêm hà. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), núi được liệt vào hàng danh sơn và ghi vào điển tịch”. Với đặc điểm như thế, trong tâm thức người Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn và dòng Trà Khúc là biểu tượng sơn thủy thiêng liêng. Điều này lý giải vì sao chùa Thiên Ấn rất nổi tiếng từ hàng trăm năm qua dù kiến trúc không có gì nổi bật.

Thiên Y A Na và tùy tướng Bạch Hổ

Điện Trường Bà (thị trấn Trà Xuân, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) thờ chánh thần Thiên Y A Na gắn với nhiều câu chuyện huyền bí.

Cây bồ đề mọc lâu năm trên cổng vào điện Trường Bà - Ảnh: Phạm Anh 

Hiển linh hang chùa Đá

Theo ông Châu Đình Hòa, chánh tế điện Trường Bà, thì điện này còn gọi là Mao Đình Nhứt Ốc, dân gian thường gọi là chùa Bà. Ngoài chánh thần Thiên Y A Na, nơi này còn thờ Nam Hải tứ vị Thánh vương, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh cùng một số nhân thần khác. Hai bên tả hữu trước điện có thờ Bạch Hổ sơn quân và Chúa quỷ Man vương. Ông Hòa không biết điện Trường Bà có từ thời nào nhưng về Thiên Y A Na thì trước đây vốn ở chùa Đá trên núi Đá Bà, cách điện Trường Bà khoảng 5 km về phía tây.

Một thời Thương xá Tax

Được xây dựng vào năm 1880, tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm thành phố, Thương xá Tax chính là trung tâm thương mại sầm uất cũng như lâu đời nhất tại Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh và của cả Việt Nam. Nơi đây còn là điểm mua sắm được yêu thích của du khách và người dân Tp. Hồ Chí Minh suốt hơn một thế kỷ qua. 14 giờ ngày 25/9/2014, Thương xá Tax chính thức ngừng hoạt động, kết thúc "sứ mệnh" lịch sử của mình sau 134 năm hoạt động để nhường chỗ cho một công trình mới.

Thương xá Tax xứng đáng được xem là một di sản với vai trò thương mại song hành cùng sự phát triển của Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh trong thế kỷ 19 đến 20. Từ những năm 80 của thế kỷ 19, Thương xá Tax cùng với những công trình kiến trúc của Pháp khác như Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố… đã góp phần tạo nên một “Hòn ngọc Viễn Đông”, một “Ville de Sai Gon” tao nhã và sôi động bậc nhất Châu Á thời bấy giờ.

Khi mới hình thành, Thương xá Tax mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) kinh doanh các mặt hàng sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương Tây. Đối tượng phục vụ của GMC lúc này là giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ của Lục tỉnh Nam kỳ.

Lộng lẫy Xiêm Cán

Đến thăm Bạc Liêu, du khách ai cũng muốn một lần đến thăm Chùa Xiêm Cán, một công trình kiến trúc tuyệt đẹp của người Khmer và cũng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của địa phương này. 

Là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào dân tộc Khmer nhưng cái tên Xiêm Cán của chùa xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu - PV) có nghĩa là “giáp nước” bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển. Theo con đường rợp bóng những cây nhãn cổ thụ thuộc xã Hiệp Thành, Tp. Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán hiện ra trong mắt chúng tôi với một kiến trúc độc đáo, nổi hẳn lên bầu trời xanh trong một ngày đầy nắng. Chùa quả thực không hổ danh là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.

Ấn tượng đầu tiên là cổng chùa nằm về hướng Đông với những đường nét, kiến trúc hết sức đa dạng và có một màu vàng đất dịu mắt, mang đậm sắc thái Khmer. Phía trên là hình ba ngọn tháp, mô phỏng theo kiểu kiến trúc Angkor của người Campuchia và tượng hình rắn nhiều đầu được chạm trổ công phu. Ngoài ra, bao quanh chùa nối với cổng là bức tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt.

Nét chân quê giữa thị thành

Nằm ven sông Sài Gòn, Khu du lịch (KDL) sinh thái Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi) hiện là điểm đến được nhiều người dân Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận ưa thích bởi hàng loạt các dịch vụ du lịch, giải trí đậm chất dân gian như tát mương bắt cá, thử làm nông dân, hay chèo xuồng xuôi những dòng kênh...

Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Đông, khu du lịch sinh thái Bình Mỹ nằm trong khung cảnh yên bình và được bao bọc bởi các vườn cây ăn trái xanh mướt. Từ cổng vào, không gian khu du lịch Bình Mỹ mở rộng ra hai phía tả - hữu và được tách biệt bằng một con đường trải đá xanh bằng phẳng. Ở bên tả, khu nhà hàng Bình Mỹ được thiết kế theo hướng vươn ra sông Sài Gòn, nơi bố trí không gian cho các loại hình dịch vụ giải trí như: cà phê hóng gió trời, hát karaoke, phòng hội nghị, nhà hàng ăn uống...Phía bên hữu, một khu miệt vườn rợp bóng cây lá với khung cảnh tái hiện hệ thống kênh, rạch chằng chịt được nối với nhau bằng những cây cầu khỉ lắt lẻo nằm sát mặt nước, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Dạo một vòng quanh khu vườn này, du khách sẽ bắt gặp các lán, chòi được dựng lên ven các con kênh, rạch rất thơ mộng để vừa thả câu, vừa thưởng thức những món ăn dân dã như: gỏi lục bình, gà nướng đất, dê thui, lẩu cá kèo... Ngoài ra, khu nghỉ dưỡng trong khu du lịch cũng được xây dựng theo mô hình du lịch sinh thái nằm dọc theo con kênh có các giàn cây xanh tốt hoa trái rủ bóng.

Nhà hàng Bình Mỹ nằm ven sông Sài Gòn. Ảnh: Lê Minh

Độc đáo con phố ngắn nhất Hà Nội

Tưởng chừng như chỉ là cái hẻm để đi tắt từ phố Cầu Gỗ ra Bờ Hồ nhưng ít ai biết đó là một trong những phố cổ lâu đời của Hà thành. Phố có tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, chỉ dài khoảng 45m nhưng có nhiều điều độc đáo để khám phá.

Nhắc đến phố cổ Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những phố "hàng": Hàng Đào, Hàng Da, Hàng Gà... Ít ai nghĩ đến con phố mang tên Hồ Hoàn Kiếm vẫn đang nằm thu mình trong góc nhỏ phố cổ, nối dài giữa phố Cầu Gỗ dẫn ra phố Đinh Tiên Hoàng và thông ra Bờ Hồ.


Nếu là người ngoại tỉnh hay người mới sống ở Hà Nội sẽ ít biết đến con phố ngắn nhất mà độc đáo của Hà thành. Con phố Hồ Hoàn Kiếm được dân gian hay gọi là phố Hàng Chè.

Ở thời kỳ Pháp thuộc nó có tên là Philharmonique (nghĩa là phố Hội Nhạc). Bởi lẽ, vào thời điểm lúc ấy, trên con phố Philharmonique tập trung nhiều nhất các rạp chiếu bóng, điểm ca nhạc giải trí của Hà Nội. Sau năm 1945 phố đã được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm (nay thuộc phường Hàng Bạc - quận Hoàn Kiếm).



23 thg 9, 2014

Thung lũng Bắc Sơn lộng lẫy trên trang tin nước ngoài

Trang web chuyên về du lịch When On Earth ca ngợi thung lũng Bắc Sơn của Việt Nam đẹp như một 'thiên đường màu xanh lá cây trên trái đất'.

Bắc Sơn không chỉ nổi tiếng là địa danh lịch sử mà còn được biết đến là một thung lũng trù phú với cảnh sắc đẹp mê hồn. 

Đèo Pha Đin huyền ảo trong mây ngàn

Từ lưng chừng lên đến đỉnh đèo, những áng mây bồng bềnh, trắng xóa ôm lấy Pha Đin tạo cảm giác như chốn bồng lai tiên cảnh.

Dài 32 km, đèo Pha Đin hay dốc Pha Đin là nơi nối liền biên giới hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Nằm trên quốc lộ 6, một phần đèo thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

22 thg 9, 2014

Hiền hòa như Biên Hòa, hùng hổ như Biên Hùng!

Tên gọi Biên Hùng thường được dùng để chỉ vùng đất Biên Hòa. Đi ngược dòng thời gian một chút tên Biên Hùng có vẻ còn được ưa chuộng hơn Biên Hòa nữa. Trong bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên của mình, cụ Lương văn Lựu đã đặt tựa tập 2 là Biên Hùng oai dũng, còn nhà văn Thái Thụy Vi thì đã viết bộ sách về Biên Hòa mang tên Biên Hùng liệt sử. 

Vì sao lại có 2 cái tên mang ý nghĩa hơi ngược nhau như vậy nhỉ? (Hòa là hiền hòa, còn Hùng là hùng dũng)

Có 2 chi tiết đáng chú ý:
  • Tên gọi Biên Hùng có trước tên gọi Biên Hòa
  • Biên Hòa là một địa danh hành chính chính thức, còn Biên Hùng chỉ là một tên gọi tự xưng.
Thuở ban đầu vùng đất Biên Hòa ngày nay có tên Trấn Biên, được đặt từ thời chúa Nguyễn. Trấn nghĩa là gìn giữ, cũng là đơn vị hành chánh có tính quân sự cấp tỉnh. Biên  là chỗ giáp giới bờ cõi. Đến năm 1808, vua Gia Long đổi tên dinh Trấn Biên thành Biên Hòa. Hòa là bình yên, hòa thuận, với mong muốn vùng đất nơi biên cương này được trấn giữ chắc chắn, thuận hoà.