3 thg 10, 2014

"Vườn Kiều" độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Đền thờ cụ Nguyễn Du trong vườn Kiều

Ở khu phố 4 (phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có khu vườn vô cùng lạ mắt mang đậm chất truyện Kiều. Người dân trong vùng vẫn quen gọi đây là “biệt thự vườn Kiều” hay vườn thơ, vườn Kiều. Chủ nhân khu vườn lạ lùng ấy vốn là nông dân nuôi heo có tiếng Phạm Văn Khoát (bút hiệu Bá Khoát, SN 1933)

Vườn Kiều độc nhất vô nhị

Về phường Bình Đa, hỏi vườn Kiều ai đều biết. Đó là khu vườn rộng chừng 
3.000m2 nằm trong một con hẻm tĩnh lặng. Vừa bước vào đầu ngõ, du khách được chào đón bởi hai câu thơ: “Vườn Kiều đón khách du xuân/ Đọc thơ ngắm cảnh thương thân nàng Kiều”. Cảnh vật tại đây được chủ nhân bài trí đậm nội dung truyện Kiều như tượng Kim Trọng trên lưng ngựa, tượng hai chị em nàng Kiều e ấp trước mộ Đạm Tiên… Kế bên, chủ nhân dựng thêm tượng bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương với chú thích “Người tình của Nguyễn Du”.

Huyền tích về người trinh nữ lập thành phố Cảng


Người dân thành phố Cảng luôn nhớ về một vị nữ tướng tài, sắc vẹn toàn, người khai sinh ra trấn Hải Tần phòng thủ, tiền thân Hải Phòng ngày nay. Chắc không phải ngẫu nhiên mà tượng người nữ tướng ấy trở thành niềm tự hào, một trong những biểu tượng của Hải Phòng.

Vốn là tiên nữ nhà trời

Theo “Sự tích Đức thánh mẫu Lê Chân” ở Đền Nghè, Hải Phòng, bà là người con gái quê ở một làng nhỏ là làng An Biên, huyện Đông Triều, Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Cha bà là Lê Đạo, làm nghề thầy thuốc, sống rất nhân từ, quảng đại và sẵn lòng bao dung cứu giúp kẻ nghèo khó, sa cơ lỡ bước. Những ân nghĩa của ông ban ra làm dân chúng xa gần mến phục. 

Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa để dân làng bình yên?

Chùa Tổ đỉa

Tương truyền vùng đất làng Thới Hòa (nay thuộc ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vốn phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên. 

Truyền thuyết nhà tu hành hiến thân

Chùa Tổ đỉa được khởi tạo vào năm 1768. Chùa có tổng diện tích hơn 12 ngàn 
. Ngôi chùa không chỉ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển 300 năm TP Thủ Dầu Một mà trong tâm thức người dân, chùa Tổ đỉa còn mang giá trị tâm linh. Sự hình thành cổ tự này gắn với giai thoại nhà sư Thiện Hiếu đã hiến mình cho con đỉa để nhân dân yên ổn sinh sống. 

Điều chưa biết về “nhà tiên tri” số một của Việt Nam

Khu di tích Trạng Trình

Sinh ở triều Lê, làm quan dưới triều Mạc, ở vào những năm tháng rối ren và nhiều biến động của đất nước, bằng tài năng và đức độ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vượt lên hoàn cảnh trở thành một bậc hiền triết, nhà văn hoá lớn của dân tộc ở vào thế kỷ thứ XV-XVI. Đặc biệt với "Sấm Trạng Trình", ông được người dân suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam.

Một nho sinh xuất sắc

Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuở nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi (1491), dưới triều Lê Thánh Tông - thời kỳ được xem là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Có tài liệu cho rằng Trạng Trình đổi từ tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt thành Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông chuẩn bị đi thi (1535). Nghĩa của hai chữ "Bỉnh Khiêm" được hiểu là "giữ trọn tính khiêm nhường". 

2 thg 10, 2014

Chùa Gò Sỏi (Hóa An - Biên Hòa)

Sách Biên Hòa sử lược (1972) của cụ Lương văn Lựu xếp chùa Gò Sỏi vào loại chùa cổ, với những mô tả như sau:

Chùa được dân làng tự xây dựng từ lâu đời, trên một cái gò có nhiều sỏi đỏ nên được gọi là chùa Gò Sỏi. Chung quanh chùa có những gốc xoài cổ thụ, to ba người ôm mới giáp, chứng tỏ chùa được xây dựng đã hàng trăm năm.

Trong sách, cụ Lương văn Lựu "quên" không nói chùa nằm đâu ở Hóa An và tên chữ chính thức của chùa là gì, khiến kẻ hậu sinh đặt câu hỏi: hơn 40 năm sau khi cụ viết những dòng trên chùa Gò Sỏi có còn không, và đang ở đâu?

Hóa ra là còn, nhưng ngôi chùa không còn nằm trên gò sỏi nữa, và bây giờ tên chính thức của chùa là chùa Tân Quang.

Chính điện chùa Tân Quang

Lỡ mê món cá "không quần"

Sản vật Hội An cái chi cũng nhỏ, trừ mấy “em” cá cu khá nặng tay. “Cá răng nghe tên vô duyên dễ sợ anh hỉ!” - cô bạn xứ Huế bình luận, bên quán ăn thòng chân ra biển Cửa Đại. 

Thơm mềm bánh tài lồng ệp Quảng Ninh

Bánh tài lồng ệp vừa là thức quà ăn chơi vừa được dùng để làm món đồ cúng ngày lễ tết của người Quảng Ninh.

Được thiên nhiêu ưu đãi cho nhiều thắng cảnh tươi đẹp như kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, những hòn đảo mang vẻ hoang sơ quyến rũ như Cô Tô, Quan Lạn... Quảng Ninh là một điểm đến lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên nếu du khách chỉ đến để tham quan cảnh đẹp mà quên đi thưởng thức những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của vùng đất này thì thật đáng tiếc. Một trong số các món ăn vừa gây ấn tượng ngay từ cái tên vừa có hương vị hấp dẫn là bánh tài lồng ệp. 

Bánh tài lồng ệp khi đã để nguội có màu nâu bóng hấp dẫn. Ảnh: baoquangninh. 

3 món ngon được lòng du khách khi đến Tam Đảo

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm, Tam Đảo còn làm hài lòng du khách bởi những món ăn đặc sắc, mang đậm phong vị núi rừng.

Cách Hà Nội hơn 80 km, Tam Đảo - thị trấn trong mây giữa ngàn xanh, từ lâu đã trở thành khu nghỉ dưỡng được yêu thích mỗi cuối tuần của người dân trong và ngoài nước. Ngoài việc tận hưởng thiên nhiên trong lành, du khách còn được thỏa mãn với những món ngon đặc trưng của vùng như lợn đồi nướng xiên, các món làm từ ngọn su su, chim cút nướng…

Lợn đồi nướng xiên

Anh chủ quán nướng trong chợ nhiệt tình, vui tính nhanh tay quạt than hoa để nướng thịt phục vụ khách, luôn tay luôn miệng: “Thịt lợn này được lấy giống từ lợn rừng, được dân ở đây chăn thả, ăn rau rừng chứ không ăn cám nên thịt thơm ngon hơn dưới xuôi”. Quả thật hương vị cũng có khác. Gia vị ướp thịt cũng đậm đà và lạ miệng. 

Thịt lợn đỏ đậm hồng hào xắt miếng vuông rồi cho vào xiên tre trông rất hấp dẫn, chỉ đợi thực khách ngồi xuống là xì xèo trong than hoa. 

Mùa yên bình ở đảo nhỏ Hòn Dấu

Mùa thu, du khách tới Hòn Dấu vắng hơn rất nhiều nhưng chính điều đó lại khiến hòn đảo nhỏ này trở nên yên bình hiếm thấy.

Hòn Dấu hay còn gọi là Hòn Dáu là một hòn đảo nhỏ nằm trong khu du lịch giải trí Đồ Sơn, cách trung tâm Hải Phòng chừng 20 km. Nơi đây là điểm du lịch được nhiều dân du lịch bụi ưa thích. 

Trường Tiền thơ mộng giữa đôi bờ sông Hương

Nằm soi bóng bên sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành biểu tượng văn hóa của xứ kinh kỳ thâm trầm, cổ kính. Đây là điểm du lịch hấp dẫn mà bất cứ du khách nào đến Huế cũng đều muốn ghé thăm, thả bộ trên cây cầu lịch sử, ngắm dòng Hương giang nước biếc lững lờ trôi.


Cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) dài 402,6m với 6 nhịp dầm thép hình vành lược bắc qua sông Hương. Theo một số tài liệu ghi lại, vị trí của cầu Trường Tiền hiện tại từ thời vua Lê Thánh Tôn đã có cây cầu bằng song mây bó chặt. Đến đời vua Thành Thái (1899) cây cầu sắt đã hoàn thành. Trải qua hơn trăm năm, dẫu nhiều lần được tu sửa, đổi tên nhưng với những người yêu Huế, cây cầu bắc ngang dòng Hương giang này vẫn là biểu tượng của xứ kinh kỳ.