30 thg 6, 2014

Trên ngọn Núi Già (Tà Kóu)

Núi Tà Cú ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận có tên gốc là Tà Kóu, theo tiếng Chăm cổ nghĩa là núi già ( nghĩa là núi, Kóu nghĩa là cũ, già).

Nói đến du lịch Tà Cú, người ta thường nghĩ đến dạng du lịch tâm linh. Điều đó đúng, vì trên núi Tà Cú có ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ nổi tiếng linh thiêng với nhiều huyền tích, có Tượng Phật nằm dài nhất châu Á, có bộ tượng Di đà Tam tôn đã được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia... (Thông tin thêm về chùa núi Tà Cú xin xem tại đây)

Chùa Tà Cú ẩn hiện giữa núi rừng. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Buôn cổ nhất của người Êđê

Buôn Buôr nằm nép mình bên dòng sông Sêrêpốk hiền hoà đã và đang được mệnh danh là buôn cổ nhất của đồng bào Êđê.

Buôn Buôr có từ bao giờ?

Buôn Buôr thuộc xã Tâm Thắng (Cư Jút, Đăk Nông) được Bộ VH-TT&DL sau nhiều lần khảo sát, đánh giá đã đi đến kết luận cuối cùng là buôn làng cổ nhất của người Êđê ở Tây Nguyên. Lúc đầu, nhiều người còn hoài nghi, nhưng những cứ liệu chính xác đã thuyết phục người Tây Nguyên và họ coi đây là cái nôi nguồn cội. 

Tuy nhiên, cũng có những câu chuyện không chính thức về sự hình thành của buôn Buôr. Có người nói 100 năm, người nói lâu hơn cả cây Pơ-lang ở cuối buôn làng. Trưởng buôn là ông Yba Êban cũng bảo: "Chẳng biết chính xác là buôn có từ bao giờ đâu. Như bố mẹ tao thì bảo là hơn 100 năm. Nhưng già làng khác thì nói có hàng nghìn năm rồi". 

Nhà dài cổ ở buôn Buôr. 

Về Bắc Giang săn đặc sản cua da

Đầu tháng 10, bạn tôi, ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhắn tin giục: “Về sông Thương săn cua da thôi. Đến mùa rồi”.

Tôi vội sắp ba lô lên đường, chỉ sợ lỡ mùa cua da, bởi theo như lời bạn thì loài cua này xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 10 - 11 hằng năm và trước khi trở thành đặc sản nó đã từng bị người dân hắt hủi.

Cua da Đồng Việt

Thú thực, dù đã được nghe bạn giới thiệu qua về loài cua này, thế nhưng tôi cũng không khỏi háo hức, tò mò muốn được mục kích loài cua lạ từ cái tên đến thời điểm xuất hiện (thường từ lúc chớm heo may cho đến tháng giêng âm lịch, nhưng nhiều nhất vẫn trong hai tháng 10 và 11). 

Theo anh Nguyễn Đức Hiệp, lái buôn cua da, có lúc giá cua da lên tới 450.000 đồng/kg nhưng cũng chẳng có mà thu mua. 

Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì

Ở đỉnh cao nhất với độ cao 1.296m trong dãy núi Ba Vì, Đền thờ Bác Hồ luôn luôn ấm áp khói hương lan tỏa và hoa tươi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Sau khi Người qua đời, đã để lại muôn vàn thương tiếc cho đồng bào, đồng chí cả nước. Không chỉ ở Nghệ An quê Bác, nhân dân cả nước đã lập bàn thờ Bác Hồ ở khắp nơi, từ trong chính ngôi nhà mình, ở nhiều công sở, ở các tỉnh, ở những nước Người đã bôn ba và đặt chân tới trên đường đi tìm đường cứu nước. Thậm chí trong nhiều đền, chùa đình, đền, miếu cũng lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người.

Một trong số những nơi thờ Bác được nhiều người biết đến là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì.

Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m. Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m. Đỉnh thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa, cao 1.120m. Trên đỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là Tản Viên có đền Thượng thờ Thánh Tản – một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt (Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh). Còn trên đỉnh núi Vua cao nhất tọa lạc một ngôi đền thờ một con người, một nhân vật của lịch sử của thời đại – Đền thờ Bác Hồ.

29 thg 6, 2014

Chùa Tiêu thờ nhục thân của Thiền sư Như Trí

Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. 

Chùa Tiêu

Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ, giữ nguyên được nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Chùa là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì. 

Chùa Tiêu xưa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Vạn Phật Đại Tòng Lâm

Chùa tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km.

Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa, từ chùa Ấn Quang, TP. Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sanh.

Toàn cảnh Đại Tòng Lâm