Hiển thị các bài đăng có nhãn Giác ngộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giác ngộ. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 3, 2019

Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch &Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 


Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ.

29 thg 11, 2018

Chùa Hội Linh - Một di tích lịch sử văn hóa Quốc gia

Chùa Hội Linh, còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tự, thuộc hệ phái Bắc tông - tọa lạc trên diện tích 6.500 tại số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách đường khoảng 200 mét), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Chùa Hội Linh được khởi lập vào ngày rằm tháng hai năm Đinh Mùi – 1907, theo dòng Thiền Tông Lâm Tế. Chùa do một gia đình phật tử - ông Phạm Văn Bường (pháp danh Thông Lý) và bà Nguyễn Thị Tám (pháp danh Thông Ngọc) cúng dường đất cho Hòa thượng Thích Khánh Hưng, thế danh Quý Thanh Hương đứng ra trông coi xây cất. 


Chùa Hội Linh. 

Đất Phật – Chợ trời, cuộc hội ngộ chốn non Sài

Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20 km về phía Tây Nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người làng Láng nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

Đất Phật

Chùa Giáng xứ Thanh

Chùa Giáng là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), xưa được liệt vào kỳ quan bậc nhất của xứ này. 

Truyền thuyết kể lại rằng, dưới triều vua Trần Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân cướp phá, quấy nhiễu dân cư, triều đình đã phái quân quân đi đánh nhưng không được. Nhà vua cho đó là họa lớn nên thân chinh dẫn quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận Đốn Sơn, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình bốn bên có núi, sông bao bọc, thật là một khu thắng địa. 

Cổng chùa Giáng ở xứ Thanh.

Thăm thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Theo sử liệu và khảo cổ, gần đây các nhà nghiên cứu, các nhà sư và chính quyền các cấp xác minh rõ nguồn gốc và nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong rừng quốc gia Tam Đảo thuộc xã Đại Đồng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Nhân duyên hình thành Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức

Dòng thiền Trúc Lâm nước Việt bắt nguồn từ Tam Tổ mà tuôn chảy, mà thấm đượm vào đời từ 700 năm qua, cho đến bây giờ vẫn tuôn chảy, vẫn âm thầm nuôi dưỡng giới thân huệ mạng của Tăng Ni Phật tử Việt Nam. Hòa thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ, một thiền sư có chủng duyên sâu dày với dòng thiền nước Việt. Ngài đã nhiều năm trăn trở, nhiều năm tu tập và sau cùng Phật pháp không cô phụ người có đại chí, Hòa thượng đã thấu đạt nguồn tâm, đã tìm được lối đi cho mình và Tăng Ni tứ chúng. Từ đó dòng thiền nước Việt được hồi sinh sau một thời gian dài ngủ yên trong tịch lặng.

HT Thích Nhật Quang trình bày đồ án xây dựng TV Trúc Lâm Trí Đức

Chùa Tam Bảo - Ngôi sắc tứ tại đất Hà Tiên

Theo sách Mạc Thị Gia Phả, sau khi triều đình nhà Thanh được thành lập tại Trung Hoa, một vị quan trung thành với nhà Minh là Mạc Cửu đã rời bỏ quê hương trôi dạt xuống vùng Đông Nam Á. Năm 1695, ông thần Phục vua Chân Lạp và xin được đến làm ăn tại Mang Khảm. Đến năm 1714, Mạc Cửu xin sát nhập Mang Khảm vào xứ Đàng Trong. Chúa Hiển tông Nguyễn Phúc Chu đồng ý phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh, sau phong Cửu Lộc hầu. Vùng Mang Khảm được đổi thành trấn Hà Tiên. 

26 thg 11, 2018

Chùa Sắc tứ Tam Bảo - Kiên Giang

Địa điểm: Phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá
Thành lập năm: Cuối thế kỷ 18
Người sáng lập: Bà Dương Thị Oán
Hệ phái gốc: Bắc Tông
Năm trùng tu: 1915, 1917, 1961, 1972, 1997 đến 2001


Vào thập niên cuối thế kỷ 18, một Phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (cư dân địa phương gọi là Bà Hoặng) đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa trên một khu đất thuộc phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá hiện nay và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo. Đến nay, người ta vẫn chưa rõ tiểu sử của bà Dương Thị Oán cũng như những vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa mà chỉ biết rằng, trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng có một thời gian tạm lánh tại chùa Tam Bảo nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa vào năm 1803 và từ đó, được gọi là chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Nhà văn Sơn Nam trong quyển Hồi ký (tập 1 : Từ U Minh đến Cần Thơ) của ông kể lại rằng bà Dương Thị Oán giàu có nhờ buôn bán lúa gạo tại địa phương đã cho Nguyễn Ánh, khi đang trốn chạy Tây Sơn, những cuộn tơ tằm quý giá để làm quai chèo không đứt khi vượt biển thay cho loại quai chèo thắt bằng gai, bằng bố dễ đứt và có thể từ công ơn này mà sau này vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa Tam Bảo.

29 thg 6, 2014

Chùa Tiêu thờ nhục thân của Thiền sư Như Trí

Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. 

Chùa Tiêu

Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ, giữ nguyên được nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Chùa là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì. 

Chùa Tiêu xưa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Vạn Phật Đại Tòng Lâm

Chùa tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km.

Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa, từ chùa Ấn Quang, TP. Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sanh.

Toàn cảnh Đại Tòng Lâm

26 thg 8, 2013

Tượng Phật Tà Cú và điêu khắc gia Trương Đình Ý

Câu chuyện về pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á - Thực hư về “cánh cửa tử thần” 

Khuôn mặt tượng Phật từ bi mà không ủy mị.

Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là ngọn núi trẻ, chỉ cao xấp xỉ 650 m nhưng từ lâu đã nổi tiếng nhờ ngôi chùa được tạo lập từ gần 150 năm trước và đặc biệt là nơi có tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m đã được công nhận là Guinness Việt Nam. Pho tượng trên núi Tà Cú gần nửa thế kỷ qua luôn bị đồn thổi là được xây dựng từ ý đồ đàn áp Phật giáo của Trần Lệ Xuân. 

Cánh cửa sau lưng tượng bị lấp khiến nhiều người cho rằng... đã có hàng trăm tăng ni bị chính quyền Ngô Đình Diệm lùa vào trong lòng tượng Phật và xịt hơi ngạt cho đến chết!