29 thg 6, 2014

Đền thờ Nguyễn Trãi uy nghiêm nơi danh thắng Côn Sơn

Côn Sơn cổ kính, thanh bình, là di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi các anh hùng, danh nhân văn hóa đất nước như Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi.

Côn Sơn thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương không chỉ là một danh thắng nổi tiếng ở Việt Nam mà còn là nơi hội tụ các giá trị to lớn về nhiều mặt: lịch sử, văn hoá, tôn giáo. Địa danh nổi tiếng này còn gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các bậc tiền nhân có công với đất nước như Tể tướng Trần Nguyên Hãn và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm trong khu Côn Sơn, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, được khánh thành vào tháng 9/2002. Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc liền với núi Kỳ Lân có kiến trúc theo truyền thống trong một khuôn viên đẹp. Con suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền tạo nên khung cảnh trữ tình. Con đường dẫn vào đền chính qua một chiếc cầu đá, nghi môn nội, nghi môn ngoại trước khi đến tam quan, điện thờ. Ngoài ra, còn có hai nhà tả vu, hữu vu, Nhà Bia, Am hoá vàng... Trong tam quan có pho tượng Nguyễn Trãi đúc bằng đồng. Ngôi đền là biểu hiện to lớn lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân dân ta đối với người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. 

Khu đền thờ Nguyễn Trãi tôn thêm vẻ đẹp, nâng cao tầm vóc khu di tích Côn Sơn

Kỳ bí Po Nagar

Đền Po Nagar tọa lạc trên đồi Cù Lao, bên bờ sông Cái, Nha Trang, Khánh Hòa, là địa điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua mỗi khi đến nơi đây.

Thế nhưng, ít người biết đây là ngôi đền có thời gian sử dụng lâu đời nhất Việt Nam (từ thế kỷ thứ VII đến nay) và ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.

Được xây dựng cùng thời gian với những ngôi đền uy nghiêm ở thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam, thế nhưng thánh địa Mỹ Sơn đã hoang tàn, mục nát, riêng đền thờ Po Nagar vẫn giữ được nguyên trạng cùng với hệ thống tượng đá cổ lâu đời được bảo vệ, sử dụng cho đến này nay.

Bí mật về huyền thoại săn voi Y Thu Knul

Khi vua voi Y Thu Knul mất, người Pháp và Vua Bảo Đại đã xây mộ cho ông để tỏ lòng thành kính. Nhiều người thắc mắc, của cải ông để lại cho con cháu là bao nhiêu...

Y Thu Knul là ai?

Với chiến tích bắt và thuần dưỡng khoảng 400 con voi (có tài liệu ghi là 500 con) tù trưởng Y Thu Knul đã đi vào huyền thoại như một biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của người Tây Nguyên. 

Chắc hẳn nhiều người biết Y Thu Knul là huyền thoại săn voi của mảnh đất Tây Nguyên, thành tích lẫy lừng của ông cao như ngọn núi mà hậu thế sau này chắc sẽ không còn ai sánh được. Thế nhưng, xuất thân và cuộc đời của ông thì nhiều người còn mơ hồ, không thống nhất. Đến nay, có nhiều thông tin không đồng nhất về huyền thoại săn voi Buôn Đôn là Y Thu Knul ở Đăk Lăk, chẳng hạn như ông là người Lào hay người Ê Đê? Săn được bao nhiêu voi trắng? Thọ bao nhiêu tuổi? Của cải ông để lại cho hậu thế và đem xuống mộ là bao nhiêu?...

Hoang sơ như... công viên lớn nhất Hà Nội

Nằm ở cửa ngõ phía nam Hà Nội, công viên Yên Sở hiện là công viên lớn nhất được ví như một lá phổi xanh của Thủ đô.

Ấn tượng lớn nhất với những người một lần tới công viên đô thị lớn nhất Việt Nam là không gian thoáng đãng, tầm nhìn khá rộng, đặc biệt là một màu xanh mát mắt. Những trảng cỏ rộng trải dài ven đường vào công viên, và thấp thoáng sau những hàng cây là những bãi cỏ lau thật ấn tượng. Trong công viên khá nhiều những hàng tre, bãi tre vàng, tre xanh xào xạc che bóng mát, những hàng cây mới trồng đã cho màu xanh tươi cùng mặt nước hồ điều hòa rộng xua bớt cái nóng của mùa hè…

Từ một vùng đất hồ trũng, ô nhiễm và hoang hóa, Yên Sở hiện nay đã trở thành một công viên xanh lớn nhất Hà Nội có tổng diện tích hơn 320 ha được khởi công vào dịp cuối năm 2007, đầu 2008 với tổng đầu tư 2 tỷ USD. Chủ đầu tư là tập đoàn Gamuda Berhad của Malaysia. 

Công viên Yên Sở - một công viên được kỳ vọng là công viên đô thị lớn nhất cả nước chính thức mở cửa ngày 4/4/2014. 

28 thg 6, 2014

Kê là Gà

Kê Gà là tên một mũi đất nhô ra biển ở Bình Thuận, cũng là tên ngọn hải đăng cổ xưa ở đó.

Kê là gà.

Kê Gà là... gà gà. Đầu là gà, đuôi cũng là gà!

Địa danh do ông bà ta đặt nhiều khi khá quê mùa, cục mịch, nhưng thường là có nghĩa chứ không... lãng nhách như vậy. Nhiều người cho rằng tên Kê Gà là sai, đọc đúng phải là Khe Gà. Wikipedia giải thích tên gọi Kê Gà như sau: vì mũi đất nhô ra giống đầu con gà nên gọi là Kê Gà. Ơ hay, giống đầu con gà sao không kêu là Đầu Gà, Mũi Gà, hay... Mỏ Gà, mắc chứng gì lại kêu là... gà gà (Kê Gà)?

Hải đăng Khe Gà. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Miếu Tràng - ngọc xanh đất cảng

Từ trên cao nhìn xuống, miếu Tràng (xóm 2, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) như một viên ngọc xanh ngọc bích. Đây còn gọi là miếu Cây Xanh bởi những hàng cây cổ thụ um tùm xanh rì ôm vào lòng ngôi miếu cổ kính. 

Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt, hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen

Miếu Tràng nằm bên trục đường chính kẻ một đường thẳng tắp giữa lòng xã Cổ Am. Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt. Hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen. Bước qua cổng rêu phong cổ kính, in hằn vết chân thời gian, ta như lạc vào một thế giới tâm linh. Bức tường vây tróc từng mảng vữa để lộ những viên gạch đã xỉn màu. Chỉ vài bước chân mà dường như cách biệt hoàn toàn với nhịp sống xô bồ, vội vã, với tiếng còi xe inh ỏi, bụi đường mù mịt ngoài kia. Lòng ta yên bình, tĩnh lặng đến lạ. Đặc biệt, những vòm cây cổ thụ lọc cái nắng chao chát của ngày hè oi ả, đổ xuống bóng râm mát rượi như những mũi kim châm vào da thịt. Ta đắm chìm vào không gian u tịch như muốn được tan ra hòa vào từng thớ không khí ngọt mát vị quê hương!