30 thg 5, 2014

Ông tên Kha Vạn Cân hay Kha Vạng Cân?

Ở Thủ Đức có một con đường lớn mang tên Kha Vạn Cân.

Kỹ sư Kha Vạn Cân (16/10/1908 - 18/1/1982) là một trí thức yêu nước nổi tiếng của Nam bộ. Ông đã từng là Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn của chính phủ Trần Trọng Kim từ 1945. Sau Cách mạng tháng 8, khi chính quyền Trần Trọng Kim sụp đổ, ông được Ủy ban Nhân dân Nam bộ cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh lâm thời Sài Gòn-Chợ Lớn, chủ tịch thành phố đầu tiên của chính quyền cách mạng. Ông là Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một nhân vật quan trọng như vậy mà khi đặt tên đường lại bị ghi sai tên! Sai như thế nào?


Hầu như tất cả các thông tin chính thức đều ghi tên ông là Kha Vạng Cân chứ không phải là Kha Vạn Cân. Dưới đây là 2 thông tin chính:

Giấy chứng nhận của Thủ tướng chính phủ ghi tên ông là Kha Vạng Cân, bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ

Nướng ngói ở Nha Trang

Với nguồn nguyên liệu phong phú, dễ dàng chọn lựa và tự tay chế biến theo sở thích cùng với giá cả hợp lý… thời gian qua, các quán nướng ngói trên địa bàn TP. Nha Trang được nhiều người ưa thích…

Phong cách thưởng thức mới lạ

Từ trước đến nay, món nướng luôn hấp dẫn nhiều người bởi hương vị thơm nồng đặc trưng với nhiều hình thức phong phú như: xiên que nướng, nướng trên chảo gang, nướng trực tiếp trên vỉ than, nướng trên bếp điện... Nhưng ít ai biết rằng “ngói” - một vật liệu được sử dụng nhiều trong xây dựng lại có thể tạo nên những món nướng tuyệt vời mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon của nguyên liệu. Đây có thể coi là một phong cách ẩm thực mới lạ và độc đáo.

Vào mỗi buổi chiều, nhất là những ngày cuối tuần, trên các con đường trung tâm TP. Nha Trang như: Hồng Bàng, Nguyễn Trãi, Yersin, 2-4, Lê Quý Đôn, Tô Vĩnh Diện, Mai Xuân Thưởng... người ta dễ dàng tìm thấy một quán nướng ngói nhờ vào mùi thơm từ các món nướng, âm thanh sôi nổi, rôm rả từ các bàn ăn. Đặc trưng dễ nhận thấy của các quán nướng ngói là cách bài trí thoáng mát với những bộ bàn gỗ, ghế tre nhỏ nhắn, sơn màu cánh gián. Anh Nguyễn Hữu Trung, chủ quán nướng ngói Ku Ken 79 (A6 đường 2-4, Vĩnh Phước) cho biết, cuối năm ngoái khi đi du lịch Đà Lạt và được thưởng thức món nướng ngói rất thơm ngon, anh đã nảy ra ý tưởng mở một quán nướng như thế tại Nha Trang. Sau khi quán mở, khách tới ăn rất đông, phần lớn là giới trẻ.

Nướng ngói đang được các bạn trẻ ưa chuộng. 

Nắng đầu nguồn…

Đầu nguồn Vu Gia. Những ngôi làng neo mình trên bến vắng và nắng rải thảm trên “giao lộ” con nước biếng lười “độc hành” về xuôi… 

Con đường 60km đầy đất đá bụi bặm chỉ còn là vệt mờ trong ký ức. Bến đò Đại Sơn (Đại Lộc) ở quãng cuối đường ĐT 619. Xe đổ xuống bãi cát, qua những tấm mành mành bày trên mặt đất, lên cầu tạm, xuống đò… có cả học trò qua sông, leo dốc lên Tân Đợi. Cuối đường bê tông vắt vẻo, hun hút ven đồi nhấp nhô ngọn cây lá kim hình tháp bất ngờ hiện ra một ngôi làng mới vắng người ngay đầu nguồn. Anh Ngọc, công an viên Đại Sơn nói đó là làng định cư Tam Hiệp của những người bị mất đất sau những trận lở đất của hai làng Thác Cạn và Ba Tớt đầu nguồn. Mỗi sáng họ trở về làng cũ làm đồng. Chiều tối về lại làng mới, tắm gội, rửa ráy, giặt giũ ngay tại các giếng khơi đầu làng. 


Giao lộ đầu nguồn. 

Dưới chân Hòn Đền

Có một miền tâm linh phía sau những khu đền tháp Mỹ Sơn, nơi cánh rừng nở đầy hoa sim và tiếng suối dội vào vách đá ầm ào như một bản nhạc kéo dài bất tận.

Đỉnh núi Hòn Đền mây trắng bao phủ quanh năm. 

Mỹ Sơn cuối ngày, khi những tia nắng vàng xuyên qua tán lá, phủ mờ trên những cổ tháp rêu phong cũng là lúc các vũ nữ Apsara bước ra từ thần thoại uốn mình nhịp nhàng theo vũ điệu đất trời, giữa tiếng chim ríu rít và gà rừng lảnh lót. Cách đó không xa, sau những hoang vu là không gian của màu xanh với bạt ngàn cây rừng, hoa lá, chim muông những địa lan, cau rừng, sim tím… hồn nhiên khoe sắc.

Xanh mát Cồn Doi

Nằm bên luồng Cửa Đại, rìa đất cuối cùng của TP.Hội An, Cồn Doi (phường Cửa Đại) trở thành điểm nghỉ ngơi, dã ngoại lý tưởng của du khách và người dân trong những ngày hè nắng nóng.
Theo giải thích của người dân quanh vùng, Cồn Doi nghĩa là doi cát nổi lên nơi cửa biển. Ngày trước, muốn đến cồn chỉ có cách duy nhất là đi ghe ra vì nơi đây bốn bề giáp nước. Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây việc đi lại dễ dàng hơn khi con đường đất nối với Cồn Doi đã được đắp để phục vụ cho việc vận chuyển nuôi tôm. Từ bến cảng Cửa Đại nhìn sang, Cồn Doi nổi bật lên với màu xanh của những vạt rừng dương in hình trên sóng nước. Vào ngày nắng nóng, cồn trở thành nơi không thể thiếu của người dân và du khách đến vui chơi, sinh hoạt trên những bãi cát mịn màng hay cắm trại dưới tán lá rừng dương vi vu gió thổi. Theo vợ chồng ông Mai Văn Trúc - gia đình duy nhất sống trên cồn cát này cho biết, vợ chồng ông vẫn thường đón tiếp những nhóm khách từ Hà Nội, Sài Gòn đến đây dã ngoại, tắm biển ăn uống vui chơi cả buổi chiều. Nhiều khách còn thức cùng ông làm chài, kéo rớ để tận hưởng không khí trong lành về đêm nơi cửa biển, có khi đến tận hôm sau mới trở về. 

Du khách nước ngoài trải nghiệm làm ngư dân tại Cồn Doi. 

Vào hang Thoát Y Vũ

Hang Thoát Y Vũ vừa được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Di tích hang động này còn gọi là hang Dơi (vì rất nhiều dơi) thuộc địa phận thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên. 

Từ trung tâm huyện Cát Tiên vào hang Thoát Y Vũ chỉ không đến 50km nhưng nếu là mùa mưa thì không thể nào có cơ hội tiếp cận được di tích danh lam thắng cảnh vừa được công nhận này. Nhưng điều quan trọng và rất hấp dẫn là: Theo tục lệ của người Mạ ở Cát Tiên, đây là hang động khi muốn vào bên trong, con người trần tục phải cởi bỏ mọi thứ đang mặc (áo, quần...) và đang mang trên người (nhẫn, vòng tay...), và đồng thời còn phải gột rửa mọi “tham, sân, si...” trong đầu. Nếu không, con người đó sẽ bị những con vật của thần linh trong hang trị tội. Nếu vào hang và trở ra an toàn, con người ấy sẽ được hạnh phúc mãi mãi!

“Trong tương lai, hang Thoát Y Vũ sẽ trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn của huyện Cát Tiên” - Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu khẳng định. 


Lội qua một con suối dài khoảng hơn 3km mới tới được hang Thoát Y Vũ