21 thg 10, 2012

Chất quê trong tô bún nước lèo Sóc Trăng

Vị mằn mặn thơm phức của mắm bồ hóc, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo, làm nên chất quê của bún nước lèo Sóc Trăng.



Tô bún bún nước lèo Sóc Trăng đậm đà. Ảnh: Thi Ngoan

Tài liệu ẩm thực Việt Nam ghi nhận, bún nước lèo Sóc Trăng có lịch sử từ lâu đời, mà tiền thân của nó là món ăn truyền thống của người Khmer. Tỉnh Sóc Trăng là vùng đất giáp biển trù phú, có nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Khmer sinh sống. Trong quá trình cùng lao động, khai khẩn đất đai, các dân tộc đã chịu ảnh hưởng lẫn nhau làm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng quê này. Và bún nước lèo Sóc Trăng là một trong những sản phẩm của quá trình cộng sinh ấy.

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng


Hương án trong gian giữa chính điện chùa Ông Bổn. Ảnh: Trần Kiều Quang

Chùa Ông Bổn còn có tên gọi là chùa A Côn, hay Hòa An hội quán, có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc tại số 9 đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đây là một di tích nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung. 

Theo tài liệu của ban quản trị chùa thì vào năm 1875, chùa Ông Bổn được xây dựng tại làng Khánh Hưng, tổng Nhiêu Khánh, tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 1911 được trùng tu lần thứ nhất và đổi tên là Hòa An hội quán cho đến nay. Qua bảy lần trùng tu vào các năm 1953, 1969, 1987, 1990, 1994, 1999 có kiến tạo gia cố thêm nhưng vẫn đảm bảo được nguyên dạng xưa. Do chùa nằm ngay trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho nhân dân địa phương và du khách đến tham quan, chiêm bái. 

Chùa được cất theo hình chữ Phu - tượng trưng cho sự ấm no, phú quý. Chùa cất tuy không cao nhưng thoáng đãng, mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa. Mái chùa lợp ngói ống phủ lớp rêu phong. Trên nóc có tượng lưỡng long chầu nguyệt - cách trang trí truyền thống trong các ngôi chùa Hoa. Trên các gờ mái cũng có tượng rồng, kỳ lân nằm trải dài. Phía trước mái hiên chùa có treo một dãy đèn lồng đỏ. 

Chùa Ông Bổn được xây dựng hoàn toàn bằng đá và gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa có chính diện quay về hướng nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp nổi bằng xi măng rộng khoảng một thước là hai đại tự Tăng Phước - ngụ ý chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc, tạo thêm vẻ bề thế cho ngôi chùa. Ngoài ra, ở bên hữu khuôn viên chùa còn có ngôi miếu nhỏ thờ thần hoàng bổn cảnh của địa phương. 

Quan sát từ đỉnh hương lớn đặt giữa khuôn viên khá rộng của ngôi chùa, tổng thể kiến trúc di tích này có toàn bộ phần chân cột, đá xanh viền nền tam cấp trong khu vực nội thất đến khung cửa chính của ngôi chùa… đều được các nghệ nhân người Hoa đời trước tạc bằng đá tảng của Trung Quốc. Ngôi chùa được thợ xây dựng theo dạng phân kim tam cấp qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ Phu - theo quan niệm của người Hoa. 

Vào bên trong ngôi chùa, du khách sẽ choáng ngợp trước một “rừng” hoành phi câu đối bằng chữ Hán được treo và ốp cột từ gian tiền điện đến gian chính điện, với nội dung ca ngợi công đức của các vị thần. Phía bên trái (nhìn từ ngoài vào) là bàn thờ Bạch Hổ uy nghi, bên phải là bàn thờ của Thanh Long hùng dũng - đây vừa là yếu tố phong thủy, lại vừa là vật linh nhằm để trấn giữ tà ma, xua đi những điều xui xẻo, không hên. 

Tòa chính điện gồm ba gian. Gian chính giữa thờ Trịnh Ân, tức Cảm thiên đại đế là vị phúc thần trong tâm thức của bà con người Hoa nơi đây. Tương truyền, Trịnh Ân là vị khai quốc công thần, văn võ song toàn, sống vào triều đại nhà Tống bên Trung Quốc. Ông có nhiều công lớn trong việc dạy dân bền chí làm ăn để khẩn hoang, lập ấp và khuyên mọi người phải biết giữ lễ nghĩa, giữ vẹn thuần phong mỹ tục. 

Do bị gian thần hãm hại nên ông bị triều đình khép vào tội chết. Lúc xử trảm ông, đất trời cảm động trút cơn mưa, điểm vần sắc hồng. Dân chúng thấy điềm trời như thế nên càng tỏ lòng thương tiếc và lập miếu thờ ông làm vị phúc thần. Chuyện này lan đến triều đình, làm vua tỉnh ngộ, thương cảm và phong sắc cho ông là Cảm thiên đại đế, tức lòng trung cảm động đến trời. 


Mặt trước chùa Ông Bổn. Ảnh: Trần Kiều Quang

Bên trái chính điện là hương án thờ Phúc đức chính thần, bên phải là trang thờ của Thiên Hậu thánh mẫu. Trước gian chính điện còn có hai hàng bát bửu hai bên. Đặc biệt nét điêu khắc trong chùa hết sức điêu luyện, tinh xảo, thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân Trung Quốc đời trước. Tiêu biểu, các bức điêu khắc gỗ, hoành phi chạm trổ ba lớp, tượng thờ bằng gỗ, câu đối bằng gỗ quý, các tượng gỗ chạm trổ các linh vật: long, lân, quy, phụng, nai, hạc… đều thể hiện các điển tích mà các vua chúa ngày xưa thường dùng trang trí trong cung đình, như lân hóa rồng, rồng hóa long dây lá, Bá Ngư chầu hoàng, Bá Ngư Điểu Chích… tất cả đều là các tác phẩm điêu khắc, hội họa đặc biệt quý hiếm thể hiện đúng theo khuôn mẫu bên Trung Quốc. 

Ngoài ra, trong chùa còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là tượng gỗ thờ Ông Bổn, Ông Phước Đức, Bà Thiên Hậu, sơn son thiếp vàng rực rỡ; bộ lư quỳ cổ hình thái tuế, ba bộ lư vuông, cặp hạc rùa ngậm hoa sen bằng kim loại màu… các bộ bàn thờ (quý tự) bằng gỗ quý đều được các nghệ nhân chạm khắc ba lớp và dát vàng rất tinh xảo. 

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở đây, mà còn là nơi thu hút đông đảo bà con người Kinh, người Khmer cũng như khách thập phương đến đây tham quan cúng bái trong các dịp rằm, lễ tết, ngày vía Ông… Bên cạnh đó, chùa Ông Bổn còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc của bà con người Hoa và thông qua đó đã tập hợp, đoàn kết mọi người cùng nhau đóng góp, gây quỹ làm công tác từ thiện… thể hiện truyền thống đoàn kết lâu đời của bà con người Hoa và các dân tộc Kinh, Khmer anh em.


Trần Kiều Quang 

Chơi núi Bà Đen



Núi Bà Đen nhìn từ bãi đậu xe dưới chân núi. Ảnh: Anh Việt

Về miền Đông Nam bộ, đi trên tuyến quốc lộ 22 (đường xuyên Á) đến Gò Dầu rẽ phải (22B) chừng 36 ki lô mét sẽ đến thị xã Tây Ninh. Từ đây du khách có thể viếng thăm nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Danh thắng núi Bà Đen cao 986 mét cách thị xã Tây Ninh 11 ki lô mét về phía đông bắc, nằm sừng sững giữa đồng bằng mênh mông, nhìn từ xa như một chiếc nón lá úp khổng lồ.

Mua vé vào cổng 15.000đ/người, du khách bắt đầu đi lên núi theo những bậc tam cấp đá. Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu nhưng thoáng mát, khá dễ đi so với mươi năm về trước. Hồi ấy, du khách và người hành hương phải đi theo những lối mòn nhỏ, hiểm trở. Dọc đường lên núi, ta sẽ gặp nhiều khe nước nhỏ trong veo chảy róc rách, len lỏi qua những cánh rừng có rất nhiều hoa dại tuyệt đẹp. Du khách sẽ ngạc nhiên khi gặp những bụi “tre khổng lồ” cao có đến 50 mét, cành lá sum sê, xanh mướt với những lóng to bằng bắp vế người lớn, dài gần 1 mét. Có những cây long não, mét, dầu lông, xoài mút vòng tròn gốc to đến vài người ôm!



20 thg 10, 2012

Gỏi cá Tân Mai - Biên Hòa

Món gỏi cá có lẽ không phải xuất xứ từ Biên Hòa, mà là từ miền Tây sông nước, nơi có nhiều cá tôm. Thế nhưng khi du nhập vào Biên Hòa, nó được chế biến theo một kiểu cách riêng, thành một đặc sản của Biên Hòa.
 

Con sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tạo nên một làng nghề ở phường Tân Mai: làng cá bè, chuyên nuôi cá bè trên sông. Từ chỗ nuôi cá, ngư dân Tân Mai chế ra món gỏi cá để... lai rai, rồi trở thành món ăn khoái khẩu của cả thành phố Biên Hòa và khách phương xa.

Làng cá bè Tân Mai

Đoạn sông Đồng Nai nói trên, bên này là Tân Mai, bên kia là Cù lao Phố, nên món gỏi cá có cả ở Tân Mai lẫn Cù lao Phố. Thế nhưng bên phía Tân Mai vẫn nhiều hơn, nên gắn liền với tên gọi: Gỏi cá Tân Mai.


Lung linh bãi đá ở biển Cổ Thạch

Trên cung đường biển dài hơn 1km, những bãi đá của biển Cổ Thạch cực kỳ ấn tượng với vẻ lung linh như những viên ngọc nhiều màu sắc, lúc lại xù xì như những con quái vật biển khổng lồ.



Bãi biển Cổ Thạch thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km. Có hai hướng để đến nơi đây, một là từ Phan Thiết xuôi theo quốc lộ 1 đến Cổ Thạch. Hướng thứ hai từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều ôm gọn những cung đường biển tuyệt đẹp, hay bức tranh đồi cát bao la.

Hải đăng trăm tuổi mũi Kê Gà

Ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Kê Gà sừng sững giữa biển khơi đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bình Thuận. Đứng trên ban-công ở đỉnh hải đăng, phong cảnh một vùng biển mở ra trước mắt du khách đẹp đến sững sờ, hiếm có...




Ngọn hải đăng trăm tuổi trên mũi Kê Gà - Bình Thuận 

Từ thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đi xe máy hoặc xe buýt dọc theo bờ biển phía nam khoảng 25 km là đến địa điểm có ngọn hải đăng trăm tuổi này. Hải đăng Kê Gà (có người gọi Khe Gà) nằm trên mũi đất nhô ra bờ biển khoảng 500 m. Lúc nước thủy triều xuống, người ta có thể đi bộ ra mũi.


Di tích thành cổ Châu Sa

Châu Sa hay thành Hời là tên một thành do người Chăm tạo dựng, tọa lạc tại khu vực hạ lưu, tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tòa thành cổ nằm cách TP. Quảng Ngãi 7 km về phía đông bắc, cạnh tuyến quốc lộ 24B, từ Quán Cơm (giáp QL số 1) đi cảng biển Sa Kỳ; phía nam giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp sông Hàm Giang, phía đông giáp cánh đồng Dinh, phía tây giáp núi Bàn Cờ.

Trên khắp cõi Việt Nam, đây là thành đất duy nhất mà người Chăm còn để lại với những dấu tích cho phép nhận diện khá rõ vị trí, quy mô, bố cục cũng như vai trò của tòa thành đối với vùng đất có thể là một tiểu quốc của họ, nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


Bia di tích thành cổ Châu Sa



Sơn Mỹ mãi là điểm đến

Giám đốc Bảo tàng Sơn Mỹ - cũng là nạn nhân của vụ thảm sát Sơn Mỹ Nguyễn Thành Công - cho biết: "Theo thời gian, Sơn Mỹ càng hấp dẫn nhiều du khách trong nước và nước ngoài".



Du khách xem tư liệu, hiện vật trong khu chứng tích Sơn Mỹ - Ảnh: Võ Quý Cầu

Trong năm 2009, khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) đã đón 106.000 lượt khách tham quan, tăng 40% so với năm trước và trong hơn hai tháng đầu năm 2010 đã có 25.000 lượt khách tham quan, trong đó có 1.630 khách nước ngoài mang 46 quốc tịch khác nhau.

Du khách đến nơi đây để hiểu thêm nỗi đáu xé lòng của người dân Sơn Mỹ trong buổi sáng kinh hoàng ngày 16-3-1968 khi 504 thường dân bị thảm sát, qua đó sẽ càng trân trọng mến yêu sự hòa bình, đồng thời chia sẻ, vui mừng với những nỗ lực của người dân nơi đây sau chiến tranh.


Ra đảo viếng chùa Hang

Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cách đất liền khoảng 24 km. Để đến được vùng đất giữa biển trời bao la này, từ cảng Sa Kỳ phải ngồi tàu cao tốc vượt biển hơn một giờ.
Huyện đảo được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình với diện tích khoảng 9,97 km² và có hơn 20.000 cư dân đang sinh sống trên tất cả 3 đảo: đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn. Đảo Lý Sơn không rộng lắm nhưng là nơi có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, như cụm di tích đình làng An Hải, di tích Âm Linh tự và mộ lính Hoàng Sa, nhà trưng bày lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải… Ngoài những di tích trên, Lý Sơn còn có những cảnh đẹp thiên tạo độc đáo mà tiêu biểu nhất là chùa Hang.

Chùa Hang nhìn từ trên cao

Về Châu Đốc thăm lăng Thoại Ngọc Hầu

Người đến Châu Đốc thường mải mê với một trời non nước, chùa chiền, rồi viếng Miếu Bà Chúa Xứ, mà đôi khi quên mất những di tích vô cùng giá trị khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm trong cụm di tích dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc.


Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao. Nếu có đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.


Phần sân của lăng và đền luôn được chăm sóc cẩn thận chỉn chu vô cùng đẹp mắt