21 thg 3, 2024

Vườn trồng cây thuốc Nam ở Cần Thơ bất ngờ trở thành điểm check-in hút khách

Một nhóm người thuê đất trồng cây dừa cạn ở TP Cần Thơ để làm thuốc nam, nào ngờ loại cây này nở đầy hoa với nhiều màu sắc rực rỡ, thu hút rất đông du khách đến check-in.

Vườn hoa dừa cạn tại khu vực Tân Lợi 1, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ những ngày này nở hoa tuyệt đẹp với nhiều màu sắc như: trắng, đỏ, hồng tím…

Tượng Di Lặc núi Bà Đen ghép từ 6.688 viên đá như thế nào?

Có thời điểm, 600-700 người được huy động trên công trường để thi công tôn tượng Phật Di Lặc, vượt qua thách thức địa hình, khí hậu khắc nghiệt.

Nhiệm vụ "bất khả thi" trên nóc nhà Nam Bộ

Mùa mưa Tây Ninh là thách thức lớn đối với Trần Đức Hòa - Trưởng ban quản lý dự án Tây Ninh của Tập đoàn Sun Group, cùng đội ngũ thi công tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, bởi nỗi lo sạt lở thường trực trên địa hình triền dốc 60 độ và thử thách biến hơn 5.000 tấn đá sa thạch thành kiệt tác trên đỉnh núi Bà Đen.

Những ngày tháng 7, tháng 8 năm 2023, Tây Ninh mưa dầm dề, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc đang dần thành hình. Đỉnh núi Bà Đen thu hút đông đảo khách đến săn các hiện tượng mây hiếm gặp như mũ mây, mây cầu vồng, mây phượng hoàng, biển mây...

Mây bao trùm đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

20 thg 3, 2024

Lễ hội hoa gạo Nghệ An thu hút hàng nghìn người

Lễ hội hoa gạo đầu tiên của Nghệ An được tổ chức tại xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn, thu hút hàng nghìn người tham gia.


Nằm ở tả ngạn sông Lam, giáp với huyện Con Cuông, Tam Sơn là xã vùng sâu vùng xa của huyện Anh Sơn. Nơi đây bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Giữa tháng 3, trên các ngả đường dẫn vào xã, hàng chục gốc cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực.

Vào thủ phủ hoa sơn tra Mù Cang Chải

Tháng 3, bản Lùng Cúng, thủ phủ cây sơn tra của huyện Mù Cang Chải, vào mùa nở rộ, nhuộm trắng cả một vùng núi đồi.


Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây sơn tra" của huyện Mù Cang Chải. Lùng Cúng tập trung nhiều gốc cây lâu năm trong số hơn 6.000 cây được trồng ở Mù Cang Chải và cho quả thơm ngon có tiếng.


Biết đến mùa hoa sơn tra ở bản Lùng Cúng qua lời kể của porter bản địa, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, hiện làm du lịch đã đến đây vào ngày 9/3.

Anh Cung di chuyển bằng xe máy hơn 2 giờ qua quãng đường khoảng 30 km, từ xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn. Đường khá khó đi, nhiều chỗ xóc, du khách có thể đi xe máy một mình nếu tay lái vững hoặc thuê xe ôm bản địa chở vào.


Thời điểm anh Cung đến bản, những cây hoa sơn tra cổ thụ trồng rải rác trong bản, trên các sườn đồi đã bước vào độ đẹp nhất.

Ngoài trồng lấy quả, cây sơn tra còn được xác định là cây rừng phòng hộ đa mục đích ở vùng cao Mù Cang Chải, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.


Hoa sơn tra ở Lùng Cúng khi bung nở sẽ nhìn thấy rõ 5 cánh tròn màu trắng ngà, đầu nhụy hoa từ màu vàng ngả dần sang màu nâu đất đến khi tàn. Mỗi mùa hoa kéo dài khoảng 20 - 30 ngày. Năm nay mùa hoa ở Lùng Cúng kéo dài đến gần cuối tháng 3.


Anh Cung ấn tượng với Lùng Cúng bởi cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ và yên bình.


Nằm dưới đỉnh Lùng Cúng nổi tiếng nhưng bản Lùng Cúng chưa có homestay và dịch vụ du lịch, chưa có công ty lữ hành đưa khách đến bản. Nhờ vậy, anh Cung có thể ghi lại những khung cảnh hoang sơ, bình yên trong mùa hoa sơn tra.


Nếu muốn ngắm hoa sơn tra ở đây, anh Cung khuyên du khách nên tranh thủ thời gian đến bản vào cuối tuần này, vì hoa đang chuẩn bị tàn. Sau mùa hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào, "hoa sơn tra trắng như lời chào cuối cùng của mùa xuân Mù Cang Chải trước khi chuyển mùa", anh Cung nói.

Quỳnh Mai - Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Ngôi đền 600 năm thờ 'nàng tóc thơm'

Đền Choọng ở huyện Quỳ Hợp thờ Nang Phốm Hóm - người có công giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của người dân vùng cao Nghệ An.


Đền Choọng tọa lạc trên đồi đất hình mâm xôi Pu Đên, thuộc bản Choọng, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp. Đền nằm ở vị trí đắc địa, từ trên đỉnh đồi có thể quan sát được hết các bản làng, phía dưới là dòng sông Nậm Choọng chảy về xuôi, bãi đất rộng trước di tích là nơi dân thập phương thường về trao đổi hàng hóa, xem diễn tích trò...

Cây 'cô đơn' giữa lòng hồ Phú Ninh hút khách

Cây sanh mọc trên ốc đảo giữa lòng hồ thủy lợi Phú Ninh, tạo nên điểm nhấn giữa lòng hồ thơ mộng, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan ngày cuối tuần.


Gần một tháng qua, hồ thủy lợi Phú Ninh cạn nước lộ ra ốc đảo gần 50 m², cách bờ 20 m. Trên đảo chỉ có một cây sanh, quanh gốc được phủ kín cỏ, đoạn bờ đất lộ thiên có màu vàng đỏ, tương phản, làm nổi bật cây sanh cô đơn, tạo nên bức tranh phong cảnh thơ mộng. Không gian bên bờ thoáng mát nên nhiều người đến tham quan, tổ chức ăn uống và cắm trại.

19 thg 3, 2024

Những “báu vật” ở Cánh cung Bắc Sơn


Giá trị đặc sắc về khảo cổ, lịch sử, văn hóa, địa mạo - địa chất ở Cánh cung Bắc Sơn không chỉ được giới khoa học ví “báu vật” mà còn là “chìa khóa” để tỉnh Lạng Sơn phát triển du lịch xung quanh công viên địa chất toàn cầu trong tương lai.

Làng nghề đan lát lớn nhất của người K’Ho

Hiếm nơi nào ở Lâm Đồng có làng nghề truyền thống với sản phẩm đan lát phong phú, bắt mắt như ở cao nguyên Di Linh, cái nôi của người K’Ho Sre.

Lớp dạy nghề đan lát ở xã Đinh Lạc

Nét đẹp trong đời sống của người K’Ho

Hướng dẫn chúng tôi tham quan nơi chứa hàng chục sản phẩm mới chế tác thời gian gần đây, nghệ nhân Ka Ẹp (53 tuổi, ngụ xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, Lâm Đồng) cho biết sở dĩ đường nét hoa văn trên các sản phẩm của người dân thôn Duệ rất đa dạng, phong phú vì gắn với tâm linh, phong tục của người K’Ho Sre, tộc người sinh sống lâu đời nhất trên vùng đất này.

Lễ Khàu Búa Sa của người Thái

Để ăn mừng và chào đón tổ tiên trở về từ Mường Trời, con cháu trong gia đình sẽ tổ chức mâm cúng tạ lễ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, lễ cúng đó của người Thái gọi là Khàu Búa Sa.

Từ sáng sớm, bà con đồng bào dân tộc Thái ở các bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã tất bật chuẩn bị những mâm cơm cúng tươm tất, đưa ra điểm trung tâm bản để làm lễ. Mâm cơm cúng với đủ các loại rau củ quả, lễ vật gắn với đời sống nông nghiệp lên tổ tiên để tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành, các ma bản, ma Mường, cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Nhanh tay chuẩn bị mâm cúng gồm có thịt gà tơ, cơm lam, đầu lợn, xôi nếp nương, bưởi, táo…, chị Lô Thị Ngần (trú bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý) cho biết: “Các ngày lễ, Tết khác tùy theo điều kiện mà có thể tổ chức đơn giản. Riêng lễ Khàu Búa Sa thì phải tổ chức chỉn chu, đầy đủ, vì lễ cúng cho ông bà, tổ tiên mình, nếu sơ sài thì đó là người con bất hiếu. Vào những ngày này, tất cả mọi nhà ai cũng phải làm. Nếu trong một gia đình có nhiều anh em, nhưng đã tách ra ở riêng thì tất cả đều phải tổ chức lần lượt mỗi nhà một ngày”, chị nói.

Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An

Trong ngày lễ, mọi người sẽ tập trung làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà…

Trong ngôi nhà nhỏ, ông Lô Văn Đức (71 tuổi, trú bản Đồng Kho – Đồng Thờ, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đang tỉ mỉ đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa, xung quanh có cài thêm ít lông gà. Phía sau nhà, vợ và anh em trong gia đình của ông đang tập trung, sửa soạn mâm cơm gồm xôi, thịt gà,… để dâng lên tổ tiên.

“Ngày 9/9 âm lịch hằng năm, người dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ lại làm lễ Làu Khà. Trong ngày này, con cháu trong nhà sẽ tập trung làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà. Ngoài ra, chặt thêm một ít cây tre nứa, gói thêm ít gạo, tiền để trong đôi quang gánh nhỏ”, ông Đức chia sẻ.

Người dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa, xung quanh có cài thêm lông gà.