13 thg 8, 2018

Anh đi đâu về?

  • Anh vừa đi chơi đâu về?
  • Tui ra đảo Bình Ba ở Nha Trang. Còn anh?
  • Tui tới thác Pongour ở Đà Lạt.
Đố bạn đoạn đối thoại trên có gì sai?

Thác Pongour

Du lịch Hà Nội với xe buýt hai tầng

Mô hình xe ô tô chuyên dụng hai tầng chở khách du lịch ngắm cảnh thành phố và đi qua nhiều điểm du lịch đã được áp dụng tại nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Malaysia..., thì nay đã có mặt tại Hà Nội để đưa người dân thủ đô, khách du lịch trong ngoài nước thưởng lãm đường phố, kiến trúc Hà Nội từ góc độ hoàn toàn mới lạ.

Nhằm thúc đẩy việc xây dựng du lịch thủ đô văn minh, hiện đại, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) hợp tác với Công ty Ảnh Việt Hop on – Hop off Việt Nam triển khai thực hiện Tuyến du lịch Hanoi City tour Hop on – Hop off. Đây là tuyến buýt du lịch hiện đại, tiện nghi,với thiết bị định vị toàn cầu GPS, hệ thống hộp số tự động, sàn thấp giúp xe vận hành êm thuận, trang bị wifi miễn phí trên xe, cổng sạc usb, tủ lạnh, màn hình và hệ thống camera quan sát cảnh báo an toàn cho hành khách đi xe.

Bí mật thú vị sau loạt tranh tường ở cung Khải Định

Những bức tranh tường ở cung An Định có tuổi đời ngót nghét 100 năm, là những tác phẩm hội họa hết sức độc đáo của giai đoạn chuyển tiếp giữa nghệ thuật tạo hình truyền thống với nghệ thuật tạo hình mới ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nằm ở số 97 Phan Đình Phùng, TP Huế, cung An Định là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua. Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc hoa Mỹ, cung điện này còn được biết đến với những bức tranh tường hết sức độc đáo

Hai bài thơ “lạ” có hàng trăm cách đọc của vua Thiệu Trị

Trong gần hai thế kỷ, hai bài thơ "lạ" của vua Thiệu Trị được khảm ở điện Long An đã làm "lao tâm khổ tứ" biết bao nhiêu người yêu thích chữ nghĩa.

Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, TP Huế, điện Long An là một trong những công trình tiêu biểu của Kinh thành Huế xưa. Một trong những nét đặc sắc của cung điện này là nội thất được trang trí bằng những bài thơ chữ Hán của vua Thiệu Trị.

Bóc trần sự thật về ngôi chùa “oán tình”

Những câu chuyện thêu dệt về ngôi chùa “hễ cầu nguyện là đôi lứa chia tay” khiến dư luận hoang mang

Lâu nay, tại Bình Dương, người ta đồn thổi về một ngôi chùa hết sức kỳ lạ. Hễ những cặp tình nhân nào đến đây khấn vái thì sau đó sẽ xảy ra cãi cọ rồi chia tay. Từ đó, những thông tin về ngôi chùa "oán tình" cứ thế lan rộng khiến bao người sợ hãi. Được biết, ngôi chùa "truyền thuyết" này có tên là Châu Thới Sơn, được xây ngay trên ngọn núi Châu Thới (xã Bình An, huyện Dĩ An, Bình Dương). Chùa được bao bọc bởi nhiều cây cối um tùm, dưới chân núi là hồ nước rộng lớn. Địa thế, cảnh vật ngôi chùa đã góp phần làm tăng sự thêu dệt của người dân bởi nơi đây quá u tịch.

Đỉnh ngôi chùa rộ tin đồn "oán" tình nhân

Thực hư ngôi chùa "oán" tình nhân ở Bình Dương

Không chỉ nổi tiếng vì linh thiêng, thanh tịnh, ngôi chùa Châu Thới Sơn còn được gọi là ngôi chùa "oán" tình nhân khiến khá nhiều tò mò. Nguyên nhân dẫn đến tên gọi trên vì khá nhiều cặp đôi yêu nhau sau khi lên chùa cầu nguyện thì sau đó chia tay.

Đi chùa về là... chia tay

Ngôi chùa Châu Thới Sơn toạ lạc trên đỉnh núi Châu Thới tại huyện Dĩ An (Bình Dương) với chiều cao 85m. Ngôi chùa được xây dựng năm 1662 trên nền một thảo am cũ. Do được xây dựng khá cao nên không gian ở đây rất tĩnh mịch. Ngôi chùa được vây quanh bởi rừng núi âm u, cây cối rậm rạp càng thêm phần kỳ bí và linh thiêng.

Chùa Châu Thới được xây dựng từ năm 1662 trên đỉnh núi Châu Thới cao 85 m.

Bánh bèo bì 4 đời ở Bình Dương có gì đặc biệt?

Những ai đi qua khu vực chợ Búng ở Lái Thiêu, Bình Dương đều cố gắng ghé bằng được quán bánh bèo bì Mỹ Liên 1 để thưởng thức món ăn gia truyền 4 thế hệ.

Thưởng thức bánh bèo bì 4 đời ở Bình Dương

Bánh bèo bì là món ăn rất lạ, vì người ta chỉ biết đến bánh bèo Huế với nhân tôm chấy hoặc bánh bèo miền Trung nhân đậu xanh. Bình Dương đã có một món ăn không giống ai, đó là bánh bèo ăn kèm với bì lợn (da heo) thái mỏng, với thịt nạc lưng mềm luộc lên, thái nhỏ như bì lợn, ram với tỏi và gia vị cho thơm, sau đó tất cả trộn lên với chút thính gạo thơm phức và chút mỡ lợn thái nhỏ cho đỡ bị khô. Đĩa bánh bèo bì hấp dẫn ấy dọn cùng một chén nước chấm chua ngọt với củ cải và cà rốt bào sợi nhỏ, thêm chút ớt cay xè là muôn vàn hấp dẫn, ăn kèm rau sống và dưa leo xắt nhỏ.

12 thg 8, 2018

Làng chài cổ xứ Huế đẹp bình yên trong sớm mai

Xứ Huế trữ tình thấp thoáng nét đẹp mộc mạc, yên bình ẩn nấp sau dáng vẻ của những con người lao động nơi làng chài nghèo Vân Quật Đông trên phá Tam Giang. 

Vân Quật Đông là một làng nghèo yên bình ở xã Hương Phong, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế. Nằm trong địa phận Phá Tam Giang, nơi đây được mệnh danh là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. 

Quán phở chua đặc biệt ở Sài Gòn

Có một quán phở chua đặc biệt giữa lòng thành phố Sài Gòn, nơi để lại ấn tượng cho nhiều thực khách muốn tìm hương vị quê nhà.

Phở chua với những sợi bánh phở mỏng, trắng ngần quyện cùng với thứ nước sốt làm từ me, chan sền sệt, phủ bên trên là miếng thịt gà xé và lưỡi heo luộc, một chút tóp mỡ sa tế khiến cho bất kỳ thực khách nào cũng thích thú, xuýt xoa.

Sài Gòn là nơi giao thoa ẩm thực từ khắp mọi miền đất nước, là nơi mà những người con xa xứ có thể tìm lại chút hương vị quê nhà. 


Bát phở chua quen thuộc. 

Trang phục thầy cúng của người Sán Chay

Trang phục thầy cúng là bộ trang phục đặc biệt, mang nhiều yếu tố tâm linh của tộc người Sán Chay, với những đường nét thêu trang trí, thể hiện quan điểm thẩm mỹ, bộ trang phục cũng thể hiện những ước mơ khát vọng của họ về một tương lai tươi sáng hơn.

Kỹ thuật nhuộm vải độc đáo 


Người Sán Chay không trồng cây để lấy nguyên liệu dệt vải, họ mua vải của tộc người khác, họ chỉ tạo ra trang phục của tộc người mình từ khâu nhuộm vải, nhưng cũng không vì thế mà trang phục của họ mất đi bản sắc riêng của tộc người mình. Trang phục Sán Chay mang những nét độc đáo không bị lẫn với bất cứ dân tộc nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Vải của người Sán Chay được phát hoặc đi mua về gọi là vải tấm có màu trắng, vải bằng sợi bông không có chất hóa học, dài khoảng 4 m, rộng 50 cm. Sau khi lấy vải về họ chuẩn bị nguyên liệu để nhuộm vải.