Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư giãn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư giãn. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 4, 2012

Hai Ẩu đã làm gì ở Trà Vinh?

Hai Ẩu đến Trà Vinh. Hắn đi chùa, để chứng tỏ lòng mình thuần khiết.

Chùa Samrông Ek

Bước vào chùa Samrông Ek, điều đầu tiên thu hút hắn không phải là kiến trúc chùa, là đức Phật từ bi, mà là hình ảnh nude. Bán nude thôi, nhưng cũng đủ khiến Hai Ẩu nhìn ngắm say sưa...

Nếu mà không biết thì tra Gu-gồ!

Tên đường phố ở nước ta được đặt theo tên danh nhân lịch sử - văn hóa. Bỏ qua những chuyện ngớ ngẩn, kiểu như ở TPHCM có đường Trần Hưng Đạo A, Trần Hưng Đạo B (tức là có 2 ông Trần Hưng Đạo), hay có đường Đinh Tiên Hoàng không xa mấy đường Đinh Bộ Lĩnh (cứ coi như một đường đặt cho ông khi chưa làm vua, và một đường là đặt cho ông khi đã làm vua rồi)... thì tên đường cũng là một cách gợi cho ta nhớ lại lịch sử.

Lịch sử thì không phải ai cũng biết, cũng thuộc, cho nên nhiều khi đi trên con đường mang tên vị danh nhân ấy mà chẳng biết ông là ai, có công trạng như thế nào.

Ca dao (thời nay) có câu rằng:

Dân ta phải biết sử ta
Nếu mà không biết thì tra Gu-gồ!



15 thg 4, 2012

Ngu như cừu!

Vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận nuôi nhiều nhất 3 con: dê, cừu và bò.

Trong 3 con này thì có đến 2 con... có thương hiệu. Đó là con dê và con bò. Con dê nổi tiếng là... , còn con bò nổi tiếng là... ngu như bò!

Nuôi cừu ở Ninh Thuận (Ảnh: Ninh Thuận online)

Ấy vậy mà người Ninh Thuận khi chửi ai ngu thì không chửi là ngu như bò, mà lại chửi là ngu như cừu!

Bởi vì con cừu còn ngu hơn cả con bò nữa!


8 thg 4, 2012

Võ Đông Sơ đã kêu (ca) như thế nào?

Võ Đông Sơ kêu Trời: Trời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... Hà.

Kêu, nhưng mà vừa kêu vừa ca, nên tui mới gọi là kêu ca.

Có phải Võ Đông Sơ đã kêu (ca) như vậy không?

Nếu Võ Đông Sơ là người Bắc thì chàng đã kêu như thế này:

Ối giời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... Hà.

Võ Đông Sơ không phải người Bắc, nên không ca Ối giời ơi!, nhưng chàng đâu phải người Nam mà ca Trời ơi!


Ngôn ngữ ăn uống

Buổi sáng, có một người quen ghé thăm bạn và gọi: Phê?

Bạn sẽ có thừa kinh nghiệm để biết rằng người ấy muốn nói: Đi uống cà phê không?

Vô quán (ở đây cũng cần nói thêm, quán ấy ngoài cà phê còn bán hàng chục, hàng trăm thức uống khác, nhưng ta không gọi là quán giải khát mà cứ gọi là quán cà phê), để gọi một ly cà phê đen, bạn chỉ cần nói gọn lỏn là: Đen. Còn muốn uống cà phê đá thì kêu: Đá!

Ấy là ta nói ở trong Nam, chứ từ miền Trung trở ra Bắc thì khi ta gọi Đen, quán sẽ chưa chịu hiểu mà sẽ hỏi thêm: Đen nóng hay Đen đá? Ý là hỏi: Cà phê đen nóng hay cà phê đen đá?

Tôi chợt nghĩ đến việc này khi hôm qua có một anh bạn từ Hà Nội vào, đi uống cà phê, anh gọi: Đen đá! mà cô tiếp viên ở quán ngơ ngác không biết anh ta muốn uống cái gì, đen hay là đá.

Sẵn đây xin kể vài chuyện ngồ ngộ trong chuyện gọi ăn - gọi uống ở các nơi trong nước.

.


Bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới?

Thằng cha Richard Johnson viết một cuốn sách là The World's Best Street Food (Món ăn đường phố ngon nhất thế giới). Cuốn này ngày 9 tháng 3 năm 2012 mới ra mắt, nhưng hắn ta PR trước bằng cách trích giới thiệu trên tạp chí The Guardian.

 Bánh mì Việt Nam. Ảnh: Richard Johnson

Trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới mà hắn ta giới thiệu có món bánh mì Việt Nam (xem tại đây). Báo chí Việt Nam khoái quá, nô nức giới thiệu lại (xem một ví dụ tại đây).

Đọc tin này tui vừa hãnh diện vừa chạnh lòng.


21 thg 2, 2012

Chuyện nghiêm túc bậy bạ

Chuyện này là chuyện nghiêm túc, bởi vì dựa trên những tư liệu nghiêm túc, đó là các địa danh hành chính do Nhà nước quy định, được trích dẫn từ các văn bản pháp quy đàng hoàng.


Ngoài Bắc, tuốt ở gần cực Bắc, chỉ phía dưới tỉnh Cao Bằng có thị xã Bắc Kạn (thuộc tỉnh Bắc Kạn).

Trong Nam, tuốt ở gần cực Nam, chỉ phía trên tỉnh Cà Mau có huyện Giá Rai (thuộc tỉnh Bạc Liêu).


8 thg 2, 2012

Đồng Nai có con nai

Theo sách Địa chí Đồng Nai, nguồn gốc địa danh Đồng Nai vẫn chưa rõ, nhưng theo dân gian và nhiều nhà nghiên cứu thì Đồng Nai chắc là cánh đồng có nhiều nai.

Ừ, cứ cho là vậy đi! Nhưng Đồng Nai là cánh đồng có nhiều nai từ hồi nào ấy, chứ không phải bây giờ. Giờ đây kiếm đỏ mắt mới thấy nai (thịt nai trong các quán thịt rừng thì dễ kiếm hơn).

Nai không hề là con vật - sản vật tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai như con cá ba sa của An Giang hay cây đước của Cà Mau.

Đồng Nai có nhiều thứ tiêu biểu, như cây cà phê, cây cao su, như khu công nghiệp... nhưng chắc chắn không phải là con nai.

Ấy thế mà huy hiệu của tỉnh Đồng Nai lại có con nai bự chần dần (cái huy hiệu dưới đây là tôi lấy ra từ website chính thức của UBND tỉnh Đồng Nai, và thú thiệt là tui thấy nó... xấu tệ!). Không chỉ huy hiệu chính thức của tỉnh có hình con nai, mà còn hàng đống logo của các công ty, doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đều có hình con nai, dù rằng doanh nghiệp đó không hề nuôi nai, bán thịt nai, hay là liên quan gì đó đến nai.

Photobucket
Huy hiệu tỉnh Đồng Nai

2 thg 2, 2012

Tản mạn bên... bệnh viện Từ Dũ

Ngồi uống cafe cạnh bệnh viện Từ Dũ, để giết thời giờ, Hai Ẩu đố Bùm:

Bệnh viện Từ Dũ

Đố con giữa bệnh viện Từ Dũ và Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM có gì liên quan với nhau?

Bùm trả lời: Bệnh viên Từ Dũ là nơi người ta vô đẻ con, Bảo tàng Mỹ thuật là nơi họa sĩ đẻ ra tác phẩm nghệ thuật!

4 thg 12, 2011

Tứ mã... đáo thành công


Anh bạn của Hai Ẩu là một nhà nghiên cứu văn hóa, đồng thời cũng làm một chức lớn lắm. Vì làm chức lớn nên mỗi dịp lễ lạc ảnh nhận được quà cáp lia chia, sướng lắm!

Hai Ẩu đến thăm lúc ảnh vừa nhận được một bức tranh quý. Bức tranh một đàn ngựa!

Dù không rành lắm về khoản hội họa, nhưng Hai Ẩu cũng biết bức tranh đẹp (và chắc là đắt tiền). Còn ý nghĩa của nó? Chắc chắn là lời chúc Mã đáo thành công rồi!


2 thg 12, 2011

Đông bình, Tây quả


Hai Ẩu vốn... ẩu, nên khi sắp xếp bình hoa và đĩa quả trên bàn thờ thường không chú ý đến vị trí sao cho hợp lý.

Người già dạy rằng: Đông bình Tây quả. Nghĩa là bình hoa ở phía Đông, đĩa quả ở phía Tây.

Dễ nhớ và dễ hiểu quá!


18 thg 11, 2011

Dân miền Tây ăn Tết


Hồi đó Hai Ẩu có một cậu nhân viên quê ở miền Tây. Tết đến là cậu về quê ăn Tết. Hai Ẩu hỏi thăm:
  • Nhà ăn Tết lớn hông em?
  • Dạ, cũng được sếp ơi, bi giờ đỡ rồi chớ hồi xưa hả, vừa chán vừa buồn. Bởi vì hổng có tiền đó sếp.
  • Hổng có tiền thì chơi theo kiểu nhà nghèo, cũng đâu có sao?
  • Mà cũng hổng có gì chơi hết sếp ơi, nhà quê mà. Hồi em còn nhỏ đâu có game online như bi giờ, buồn buồn em chỉ có biết... chơi điếm thôi à!

10 thg 8, 2011

Cù lao Giêng có mấy xã?

Cù lao Giêng là một cù lao trên sông Tiền, nằm giữa Đồng Tháp và An Giang. Về mặt hành chính, cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.

Cù lao Giêng có nhiều cái hay, trong đó có lẽ hay nhất là nhà thờ Cù lao Giêng, ngôi nhà thờ có thể xem là cổ nhất (và lớn nhất) miền Nam, được xây dựng năm 1877 (trước cả nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn).

Photobucket

Xứ vợ vua

Nhắc đến xứ vợ vua, người ta nghĩ ngay đến làng Kim Long ở Huế, với câu ca dao nổi tiếng:


Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi

Người ta nói rằng phụ nữ ở Kim Long rất đẹp, hình như tới bây giờ cũng vậy. Đẹp tới mức vua cũng phải chết mê chết mệt mà lỵ! Còn câu ca dao trên tương truyền là nói về vua Thành Thái, cô gái mỹ miều nói trên là Nguyễn Hữu Thị Nga, được vua đưa vào cung làm quý phi.


Có sách nói rằng cô là người lái đò, có sách nói rằng cô là con một vị quốc công triều Nguyễn. Không biết sách nào đúng, chỉ biết chắc một điều: Đó là cô gái Kim Long xinh đẹp, là vợ vua.


Một cô gái Kim Long khác là vợ vua Đồng Khánh (nghe nói là chị cô Nguyễn Hữu thị Nga).


Hai Ẩu đọc những dòng lịch sử nói trên, chợt nhớ ra còn một xứ vợ vua khác nữa, chỉ có điều là chuyện này chỉ là nghe nói thôi, chứ chưa ai xác nhận.


Xứ đó là Cù lao Phố ở Biên Hòa (tức xã Hiệp Hòa ngày nay).


2 thg 7, 2011

Tình ca cầu tõm

Cầu tõm là cái cầu tiêu được dựng ngay trên sông, rạch, ao... Tiếng là cái WC chớ nó chỉ đơn giản như một cái thùng thế này:

Photobucket

3 mặt thùng hơi cao một chút, còn cái mặt tiền thì thấp hơn, chỉ vửa đủ che khúc dưới của người đang ị, còn khúc trên thì lộ thiên để người đang hành sự đưa mặt ngắm sông nước bao la!

Khi người ta ị, cái cục ấy rớt xuống nước kêu tõm! tõm!, do đó dân gian kêu là cầu tõm.
(có người kêu là cầu cá tra, bởi nhiều nơi tận dụng chất thải ra ấy để làm thức ăn cho cá tra nuôi dưới nước - thế nhưng cá tra thì nơi có, nơi không, còn tõm thì chắc chắn là có vì... có nước là có tõm. Thế nên gọi cầu tõm mang tính tổng quát hơn).


14 thg 6, 2011

Đi ăn cưới ở chùa

Hai Ẩu đi ăn cưới. Nơi tổ chức lễ cưới đối diện với trạm dừng chân Bò sữa Long Thành LothaMilk (là điểm các xe đi Vũng Tàu thường ghé, cũng cần nói thêm địa điểm này trước đây thuộc huyện Long Thành, nhưng nay thuộc TP Biên Hòa).

Đi qua tam quan chùa Phật Tích Tòng Lâm này để vào dự lễ cưới.


Photobucket

Dừng xe trong sân chùa.



6 thg 6, 2011

Nude trong chùa

Ở Trà Vinh có một ngôi chùa Nam tông Khmer rất nổi tiếng, đó là chùa Samrông Ek.

Chùa Samrông Ek nổi tiếng vì đó là một ngôi chùa cổ, nghe nói là được xây dựng từ năm 1373 (gần 650 năm rồi!).


Nhìn tam quan chùa là thấy ấn tượng ngay nè:


Photobucket


25 thg 1, 2011

Đường đổi ngày

Học sinh phổ thông đều đã biết kinh tuyến 0o đi qua Greenwich được gọi là đường đổi ngày. Bước ở bên này kinh tuyến là ngày hôm trước, bước qua bên kia đã là ngày hôm sau.

Mới đây, trong một chuyến đi bụi, tôi phát hiện ra đường đổi ngày không những đi qua Greenwich mà còn đi qua... Vĩnh Long nữa cơ!

Buổi tối thả bộ đi lang thang theo con đường dọc bờ sông (và đi qua chợ Vĩnh Long), nhìn lên các bảng hiệu bên đường, tôi thấy tên đường là Ba Mươi Tháng Tư.

Tiếp tục đi dạo trên đường Ba Mươi Tháng Tư, hồi sau tôi lại nhìn lên các bảng hiệu bên đường, lúc ấy lại thấy tên đường là Một Tháng Năm!

Vậy rõ ràng là kinh tuyến 0o đã đi qua đây rồi. Bạn cứ xem bản đồ là tin ngay thôi:


Photobucket

19 thg 11, 2010

Từ bao giờ Biên Hòa hóa ra Hà Nội?


Từ năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô, Biên Hòa đã hóa ra Hà Nội!

Hi hi, đó là nói tắt, nói cho đầy đủ thì thế này: Xa lộ Biên Hòa, con đường nối liền thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, được đổi tên thành Xa lộ Hà Nội từ năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô!