Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 11, 2013

Khám phá Thẩm Púa - "hang ông Giáp"

Là nơi đặt huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ và được người dân bản địa gọi là hang "ông Giáp", nhưng hang Thẩm Púa còn ít được nhiều người biết đến khi đến thăm địa danh "lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu" này.

Hang Thẩm Púa 

Sau hơn 400km theo đường QL6 từ Hà Nội và vượt qua con đèo Pha Đin - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam - chúng tôi đặt chân tới Điện Biên, vùng đất một thời oanh liệt của cha ông với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh. Theo lịch trình, cả nhóm cũng thăm thú các địa danh lừng lẫy Đồi A1, Hầm tướng Đờ-Cát, cánh đồng Mường Thanh...

Nhưng cứ thấy như đã bỏ quên điều gì đó.

2 thg 10, 2013

Đắm mình trong đặc sản Điện Biên

Không quá phong phú trong chủng loại nhưng món ăn ở Điện Biên cực kì độc đáo, có một không hai khiến du khách đến từ đâu cũng sẽ hài lòng.

Điện Biên ngày xưa là nơi chiến trường ác liệt, gắn với những chiến công hiển hách nhất của quân đội Việt Nam. Điện Biên ngày nay là nơi tham quan những dấu ấn quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

Cùng với bao câu chuyện lịch sử, nền ẩm thực nhiều đặc sản vùng cao biến nơi đây thành nơi đáng đi, đáng thử, đáng nếm và dành lời khen.

Gạo tám

Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất. 

10 thg 6, 2013

U Va - Bí ẩn về một di chỉ khảo cổ bị lãng quên

Cùng với hang Thẩm Khương (Tuần Giáo), Thẩm Púa (Mường Ảng) - nơi tìm thấy dấu vết của người Việt cổ, U Va thuộc xã Noong Luống, huyện Điện Biên là một trong không nhiều di tích khảo cổ hiếm hoi của tỉnh Điện Biên nếu không nói là cả vùng Tây Bắc. 

Những phát hiện gây xôn xao dư luận về khảo cổ hồi tháng 8/2003 tại U Va làm địa danh này thêm nổi tiếng. Bởi từ lâu lắm rồi, cái tên U Va đã xuất hiện trong những câu chuyện dân gian, sử thi và truyền thuyết của dân tộc Thái. Nhưng, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sự vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết của con người, khu di chỉ khảo cổ độc nhất vô nhị miền biên viễn này dường như đã thực sự biến mất...

Vùng đất nhiều bí ẩn

Mường Thanh, đọc theo âm Thái là Mường Then, dịch theo tiếng Kinh có nghĩa là Mường Trời - là vùng đất đẫm màu huyền thoại, tương truyền đây là một trong những nơi phát tích của tổ tiên con người. Có một chi tiết thú vị, nếu như người Việt (Kinh) có truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, thì người Thái cũng có câu chuyện tương tự giải thích về sự ra đời của con người.

27 thg 5, 2013

Một lần đến Điện Biên

Những ô ruộng xanh ngắt màu lúa non thấp thoáng ngoài cửa sổ máy bay, rồi được đặt chân xuống sân bay trong thung lũng Mường Thanh lọt thỏm giữa núi rừng Tây Bắc, du khách thực sự thấy hào hứng và không khỏi xúc động.

Chuyến bay sớm từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội hạ cánh trong sương mù. Thời tiết xấu làm chuyến bay tiếp đi Điện Biên trễ thêm vài giờ, không ngăn nổi sự háo hức của nhóm bạn phương Nam lần đầu đến với địa danh lịch sử. Hà Nội - Điện Biên gần 500km đường bộ, xe chạy 10 - 12 tiếng, cả đoàn chọn cách bay lên Điện Biên để khi về sẽ đi xe ngắm cảnh.

Đi trong phố Điện Biên Phủ không thấy được cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc, nhưng chỉ cần đi thêm vài cây số đã thấy trải rộng hai bên đường màu lúa non tuyệt đẹp, như đang ở giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cánh đồng, lũy tre ven những thôn làng nhỏ, trên nền núi lam chàm Tây Bắc nhấp nhô lưng trời. 

Cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc 


17 thg 3, 2013

Đường lên Điện Biên

Tạm rời xa cái nắng phương Nam, tôi bắt đầu hành trình khám phá vùng Tây Bắc mà Điện Biên là điểm dừng chân cuối. Đã nghe nói đến địa danh này từ lâu qua lịch sử và các phương tiện truyền thông, nhưng có đi và tự trải nghiệm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của vùng trung du một thời vang danh này.

Phong cảnh Điện Biên

Từ TP.HCM có rất nhiều cách để đi đến Điện Biên. Có thể bay từ Nội Bài đến thẳng sân bay Điện Biên. Đây được xem là cách thuận lợi và nhàn nhã nhất, nhưng dân du lịch ít khi chọn cách này.


26 thg 2, 2013

Ngày xuân vui hội ném còn

Truyền thuyết của người Thái ở Mường Thanh (Điện Biên) kể rằng: Ngày xưa, nhân năm được mùa, mưa thuận gió hòa, vua Hùng đóng đô ở Phú Thọ đã mời các bộ tộc, bộ lạc về tổ chức lễ hội. Vua Hùng đã sáng chế ra trò chơi ném còn để nhân dân cùng vui chơi. Từ đó, trò chơi ném còn trở nên rất phổ biến đối với người Thái. 

Trong tất cả các lễ hội, ngày Tết của người Thái ở Tây Bắc, bên cạnh phần lễ là các nghi thức, nghi lễ thuộc về tâm linh thì phần hội không thể thiếu trò chơi ném còn. Để chuẩn bị cho ngày hội ném còn, các cô gái Thái đã chuẩn bị khâu quả còn trước vài tháng. Quả còn được bàn tay khéo léo của các cô thôn nữ Thái khâu bằng vải, hình trái còn to bằng quả cam lớn, bên trong có nhồi bông, cỏ mềm, vải vụn, hoặc hạt của cây bông. Bên ngoài còn được trang điểm bằng rua ngũ sắc trông sặc sỡ rất đẹp.

Sân ném còn được tổ chức trên khoảng đất rộng tương đối bằng phẳng và dựng một cây tre dài từ 15m - 20m. Trên ngọn cột tre, ngoài lá cờ ngũ sắc phấp phới biểu hiện của hội xuân còn có một vòng tre đường kính ước khoảng hai gang tay, có quấn giấy đỏ. Vòng tròn dán giấy đỏ này coi như là tâm điểm để các đội thi nhau ném. Đội nào ném thủy tâm đó, coi như dành phần thắng. 

Sân chơi ném còn là một bãi đất trống giữa bản.

14 thg 2, 2013

Điện Biên ngày ấy, bây giờ

Điện Biên, mảnh đất ghi dấu chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đã 58 năm trôi qua, chiến trường xưa nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến với miền Tây Bắc.

Từ thủ đô Hà Nội lên với Điện Biên, du khách có thể đi lại rất thuận tiện bằng ô tô hoặc bằng máy bay. Trong hành trình của mình, du khách sẽ được khám phá một Điện Biên của những năm tháng chiến tranh và một Điện Biên đầy sức sống của ngày hôm nay. 

Tượng đài chiến thắng trên đồi D1 của Điện Biên Phủ.

11 thg 2, 2013

Cung đường Tây Bắc

Mỗi lần lên Tây Bắc là mỗi lần có cảm xúc khác nhau, đó là cảm nhận của nhiều người khi khám phá cung đường Tây Bắc qua những bản làng và địa danh du lịch nổi tiếng của 8 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình. 

Đoàn chúng tôi tham gia hành trình khám phá “Cung đường Tây Bắc” vào những ngày mùa thu tháng Tám trong tiết trời trong xanh, mát mẻ. Điểm khởi đầu của chuyến đi là tỉnh Hoà Bình. Ở Hòa Bình, đoàn đã đi thăm Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, bản Lác, động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc... 


Rời Hòa Bình, đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến với tỉnh Sơn La. Tại đây, mọi người được đắm mình trong không gian thảo nguyên xanh thơ mộng của huyện Mộc Châu, nơi có nông trường bò sữa nổi tiếng cả nước, và tham quan di tích lịch sử nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên đỉnh đồi Khau Cả để làm nơi giam cầm những nhà cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác. 



Đêm khai mạc chương trình Du lịch qua miền Tây Bắc - năm 2011. Ảnh: Trịnh Văn Bộ

24 thg 1, 2013

Lạ lùng món rêu

Vâng, rêu chứ không phải là riêu! Và rêu đủ món, từ rêu nướng, rêu nấu canh đến rêu xào, rêu hấp… Các món ăn từ rêu là đặc sản của người Thái và một số dân tộc Tây Bắc. 


Thiếu nữ Thái đi lấy rêu ở suối Nậm Lay 

Hồi bé tí, nhà tôi ở ngay cạnh dòng suối Nậm Lay, một con suối nhỏ, chảy róc rách chia thị xã Lai Châu làm hai phần. Muốn qua con suối ấy có thể đi cầu treo hoặc nếu muốn thì lội. Suối trong vắt, mát lạnh, lòng suối lổn nhổn đá cuội. Thỉnh thoảng, từng tốp chị em phụ nữ người Thái đeo giỏ tre bên hông, váy cuốn lên đến ngực. Họ đi ngược suối lấy rêu, mà tôi nghe nói là lấy về để… ăn.


14 thg 7, 2012

Tìm lạ nơi đất quen

Điện Biên, Phong Nha, Nam Cát Tiên, ba điểm du lịch ở Bắc Trung Nam không xa lạ gì với dân du lịch bụi. Nhưng nếu bạn cho rằng mình đã thuộc như lòng bàn tay những nơi này, thì e là chưa chắc. Hãy thử đi theo cách này xem, chắc chắn bạn sẽ thấy những điều mới lạ từ những vùng đất quen trên đất nước mình.

Hành trình tốn ít nhất hai ngày một đêm nếu khởi hành từ thành phố Điện Biên lên Tủa Chùa, các xã không có nhà trọ và hàng quán phục vụ, nên chuẩn bị võng để ngủ chợ, lương khô, thịt, gạo xin nấu nhờ ở các gia đình ven đường. Cao nguyên đá từ xã Tả Sìn Thàng, kéo dài đến tận xã cuối cùng của huyện là Xín Chải. Mây núi ở cung đường này sáng sớm rất đẹp. Trà cổ thụ Tủa Chùa là một sản vật quý. Rừng trà cổ thụ ở các xã cũng rất độc đáo, thân trà cao to, mọc san sát, là rừng trà cổ đẹp và nhiều nhất của cả Đông Bắc – Tây Bắc.


Đường lên Tủa Chùa, Điện Biên.