Lễ ăn mừng đầu lúa mới là một trong những lễ hội lớn, quan trọng và lâu đời nhất của người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận.
Mâm lễ vật dâng cúng được chuẩn bị chu đáo trong lễ cúng đầu mùa của người Raglai
Theo quan niệm của người Raglai cây nêu là nơi ngự của thần linh và họ thực hiện nghi thức cúng bên cây nêu được trang trí cầu kỳ
Lễ ăn mừng đầu lúa mới thường diễn ra khi vụ mùa đã kết thúc (khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 dương lịch hằng năm). Người Raglai quan niệm rằng sau khi thu hoạch lúa và bắp, họ không được ăn ngay mà trước tiên phải tổ chức lễ để tạ ơn trời đất, thần linh và tổ tiên đã ban cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để mọi người sum vầy, chia sẻ niềm vui và tận hưởng thành quả lao động sau một năm vất vả.
Trước ngày diễn ra lễ hội, người Raglai dựng cây nêu và chuẩn bị các lễ vật cúng tế rất công phu. Cây nêu được trang trí đẹp mắt vì họ tin rằng đây là nơi ngự của thần linh. Lễ vật cúng bao gồm cơm mới nấu từ loại gạo ngon nhất, thịt heo, thịt gà, rượu cần, trứng gà... Đặc biệt, thay vì dâng gà trống như nhiều dân tộc khác, người Raglai chọn gà mái, và trên mâm lễ cúng không thể thiếu ngọn lửa thiêng, tượng trưng cho sự kết nối với tổ tiên.
Lễ ăn mừng lúa mới diễn ra vào khoảng tháng Ba, tháng Tư Dương lịch hằng năm là thời điểm vừa thu hoạch xong mùa vụ.
Nghi thức cúng lễ được thực hiện bởi thầy cúng với những nghi thức rất trang nghiêm
Thày cúng khấn cầu trong tiếng nhạc kèn bầu sarakel
Người Raglai có tín ngưỡng đa thần, tin rằng cây cối đều có hồn và được thần linh cai quản
Thày cúng thực hiện nghi thức gọi “hồn lúa” trong Lễ ăn mừng đầu lúa mới
“Lửa thiêng” luôn phải có trên mâm dâng cúng các vị thần và ông bà, tổ tiên trong ngày lễ
Lễ hội thường kéo dài 2 - 3 ngày với nhiều hoạt động quan trọng. Đầu tiên là lễ cúng mời các vị thần và linh hồn tổ tiên về chung vui cùng con cháu. Tiếp đó là lễ tạ ơn và lễ cầu mong sức khỏe, may mắn, thịnh vượng cho mọi người. Các nghi thức cúng được diễn ra dưới cây nêu, do thầy cúng chủ trì. Thầy cúng thay mặt dân làng đọc các bài khấn và thực hiện các nghi lễ cầu may thiêng liêng. Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, vì vậy phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và cộng đồng. Trong lễ ăn mừng đầu lúa mới, họ là những người được làm lễ trước tiên và cũng là những người đầu tiên hưởng thành quả vụ mùa. Điều này thể hiện vai trò, vị thế đặc biệt của phụ nữ trong văn hóa của dân tộc Raglai.
Người Raglai cắm những cây lúa lên cây nêu với mong ước mùa màng bội thu
Phụ nữ Raglai là người đầu tiên được uống rượu cần, được thực hiện nghi thức cầu sức khỏe, may mắn
Sau khi lễ cúng kết thúc, mọi người cùng nhau ăn uống, vui chơi và múa hát
Sau phần lễ trang nghiêm, phần hội diễn ra trong không khí tưng bừng với các hoạt động vui chơi, ca hát và nhảy múa. Mọi người cùng nhau thưởng thức rượu cần, ca hát và múa theo tiếng nhạc của kèn bầu sarakel, trống lớn và mã la. Tiếng cười rộn ràng, men rượu nồng nàn khiến không khí lễ hội càng thêm náo nhiệt.
Những điệu múa, lời ca mang đậm bản sắc văn hóa của người Raglai trong lễ ăn mừng
Những người phụ nữ Raglai múa điệu múa truyền thống trong Lễ ăn mừng đầu lúa mới
Lễ ăn mừng đầu lúa mới là dịp để người Raglai sum họp, giao lưu, thắt
chặt tình đoàn kết và cùng nhau thưởng thức những thành quả lao động sau
một năm vất vả
Người Raglai thường dung một số nhạc cụ truyền thống thường được sử dụng
trong lễ hội mừng đầu lúa mới bao gồm: kèn bầu (Sarakel), trống lớn
(Sagger Kayau), mã la (Chahar), đàn Chapi
Bài và ảnh: Việt Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét